Bí ẩn chủ tàu Trung Quốc mua tàu chở dầu trung chuyển dầu thô của Nga

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không chỉ dừng lại ở việc thu mua vàng, Trung Quốc cùng đang âm thầm mua dầu của Nga. Một người mua Trung Quốc "bí ẩn" giấu tên đã trả 376 triệu USD cho 13 tàu chở dầu để vận chuyển dầu thô của Nga  từ tàu sang tàu (STS ) ở giữa Đại Tây Dương.

Trang web tình báo hàng hải Lloyd 's List đã viết trong một bài báo vào ngày 9/8 rằng chủ tàu giấu tên này đã thông qua 20 công ty đơn lẻ có tàu rỗng ở Hong Kong và Trung Quốc để mua 5 tàu chở dầu aframax, 7 tàu chở dầu rất lớn và 1 tàu chở dầu suezmax. Nhưng điều đáng ngờ là 20 công ty này mặc dù độc lập nhưng lại liên kết với nhau.

Trừ 3 tàu chở dầu ra, 10 chiếc còn lại được mua trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 năm nay với tổng chi phí là 285 triệu USD, theo báo cáo của nhà môi giới tàu và đánh giá thị trường. Kể từ đó, trừ một tàu chở dầu ra, tất cả các tàu chở dầu đều ở vùng biển quốc tế cách Bồ Đào Nha 860 hải lý về phía tây nơi trung tâm trung chuyển dầu thô của Nga mới được thành lập để trung chuyển hàng hóa.

Lloyd's đã theo dõi và thấy rằng tất cả các con tàu đều đã hơn 15 năm tuổi, khiến hầu hết các công ty khai thác dầu mỏ lớn không muốn thuê và cũng không thể tiếp cận nguồn tài chính thông thường, điều này cho thấy các chủ tàu có nhiều nguồn tiền mặt.

Do quy định về sự giám sát và kỹ thuật của mạng lưới hậu cần trên biển không hoàn thiện, dầu thô được chở bằng tàu chở dầu Aframax đã được chuyển từ các cảng Biển Baltic của Nga đến một tàu chở dầu siêu lớn đỗ ở giữa Đại Tây Dương, cuối cùng đến Trung Quốc. Một chuyến hàng khác được chuyển đến Ấn Độ.

Alex Glykas của Dynamarine cho biết ông đã cung cấp dịch vụ tư vấn cho khoảng 4.000 lượt vận chuyển từ tàu này sang tàu khác mỗi năm, nhưng chưa bao giờ từng thấy hoạt động trung chuyển hàng hóa như thế này.

Đội tàu do ông chủ 'bí ẩn' người Trung Quốc này xây dựng đã phát triển một phương thức vận tải biển mới, trong đó các tàu chở dầu hoạt động trốn tránh lệnh trừng phạt của phương Tây nhưng vẫn tuân thủ các quy tắc kỹ thuật về các cấp tàu, bảo hiểm và các quy định khác. Do đó, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy hoạt động của tàu chở dầu nói trên đã vi phạm quy định.

Ngoài ra, Lloyd's còn điều tra ra rằng tất cả 13 tàu chở dầu đều có liên quan đến một địa chỉ ở Đại Liên, Trung Quốc, gồm có chủ sở hữu đã đăng ký, người quản lý thương mại hoặc người quản lý ISM. Ngoài địa chỉ ở Đại Liên, 4 tàu chở dầu còn liên kết với hai địa chỉ ở Hong Kong.

Trong số này, chín chiếc đã được bảo hiểm với West of England P&I tại thời điểm mua. Ít nhất 4 dịch vụ phân loại tàu được chuyển giao cho Hiệp hội Phân loại Hàn Quốc, số còn lại được chuyển đến Panama.

Trong báo cáo do người môi giới tàu tổng hợp, tất cả các giao dịch ngoại trừ ba tàu chở dầu đều được ghi lại chi tiết, giá cả phải trả, nhưng không tiết lộ thông tin người mua. Nhưng người ta chỉ ra rằng chủ sở hữu tàu mới này là người Trung Quốc.

Theo báo cáo của Lloyd's tháng trước, các tàu chở dầu này nằm ở trung tâm trung chuyển tàu chở dầu giữa Đại Tây Dương và chủ yếu được sử dụng để vận chuyển dầu thô của Nga đến Trung Quốc. Kể từ khi các động thái này lần đầu tiên được phát hiện vào tháng 5, ít nhất 6 tàu chở dầu khác cũng đã được xác định là có phối hợp làm việc với các tàu này.

Việc giảm tải hàng hóa thường là đề cập đến các tàu lớn cập bến, phao, dàn xếp dỡ hàng hoặc tàu lớn xếp dỡ hàng hóa bằng sà lan hoặc bằng các tàu nhỏ khác tại nơi neo đậu, thường dành cho hoạt động của cảng.

Các báo cáo trước đó chỉ ra rằng Nga đã tiến hành chuyển hàng hóa từ tàu này sang tàu khác trên biển nhưng người mua đã cố gắng che giấu nguồn cung cấp, điều này đã dẫn đến việc kinh doanh như vậy tăng vọt. Mặc dù việc chuyển từ tàu chở dầu nhỏ sang tàu lớn không phải là hiếm nhưng vẫn có những rủi ro. Hầu hết các hoạt động này đều ở vùng biển kín đáo, không phải vùng biển đông đúc để tránh rò rỉ tin tức.

Thuỷ Tiên

(Theo Vision Times)



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn chủ tàu Trung Quốc mua tàu chở dầu trung chuyển dầu thô của Nga