Cung điện Hoàng gia Brighton: Sự kết hợp kiến trúc ngoại lai gây kinh ngạc của vua George Đệ Tứ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không một thứ gì có thể giống như cung điện hoàng gia Brighton ở Anh. Tọa lạc tại trung tâm của thành phố biển Brighton, miền Nam nước Anh, nhưng lại mang vẻ ngoài của cung điện Ấn Độ. Cung điện mang kiến trúc kiểu Nhiếp chính (Regency) này là sự tưởng tượng mang hơi hướng ngoại lai của vua George IV, nó rất độc đáo.

Vào giữa những năm thập niên 1780, với tư cách là Nhiếp chính vương George đã thuê một căn hộ ở Brighton. Kiến trúc sư Hà Lan Henry đã biến tòa nhà mang hơi thở kiến trúc hàng hải. Và vào năm 1815, kiến trúc sư John Nash đã bắt đầu chuyển đổi biệt thự này thành một cung điện mang kiến trúc Ấn Độ. Nhiếp chính vương đã trang trí xa hoa dinh thự bên bờ biển của mình bằng giấy dán tường, đồ nội thất và các vật phẩm xuất khẩu của Trung Quốc. Năm 1850, Nữ hoàng Victoria bán cung điện cho Brighton.

Cung điện này là đại diện cho sự say mê của châu Âu thế kỷ 18 đối với châu Á. Nó được lấy cảm hứng từ kiến ​​trúc Mughal của Ấn Độ, phổ biến ở miền Bắc và Trung Ấn thế kỷ 16 và 17. Thiết kế này cũng là một ví dụ của kiến trúc Hồi giáo với các tháp (tháp mảnh mai), mái vòm nhọn và mái vòm hình củ hành, tập trung vào sự cân bằng và gắn kết. Nội thất theo phong cách Trung hoa, một phong cách phương Tây lấy cảm hứng từ thiết kế Trung Quốc, đặc trưng bởi mạ vàng, sơn mài và không đối xứng.

Phong cách Trung Hoa là một đặc điểm của phong cách Nhiếp chính, một phong cách trang trí được ra đời dưới thời George IV. Nhà trang trí Frederick Crace và họa sĩ Robert Jones đã thiết kế phần bên trong của cung điện. Nổi bật là phòng ngủ của Nữ hoàng Victoria được trang hoàng bởi các loại giấy dán tường nhập khẩu Trung Quốc, sảnh âm nhạc với những hình tượng ngoại nhập và mạ vàng, phòng khách lớn được trang trí bởi các yếu tố như rồng, lá sen.

Cung điện là biểu hiện của chủ nghĩa chiết trung thế kỷ 19 trong kiến ​​trúc Regency, và nội thất là một ví dụ về chủ nghĩa sùng ngoại trong phong cách này. Gần đây, nó đã được khôi phục theo bản vẽ và tài liệu lưu trữ.

Epoch Times Photo
Quang cảnh dinh thự của vị nhiếp chính vương tại cung điện tạo ấn tượng về sự nhẹ nhàng và thoáng đãng. Mỗi yếu tố ở mặt tiền được trang trí đơn giản nhưng trang nhã, từ các cột và cửa sổ cho đến các chi tiết mái vòm. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Khu vườn xung quanh cung điện hoàng gia Brighton được thiết kế không theo bố cục trang trọng thường thấy. Khu vườn có nhiều loại cây khác nhau và đã được khôi phục theo cái nhìn của Nash về một khu vườn phong cách châu Á. Tại đây có các loài thực vật nhập từ bên ngoài châu Âu, chủ yếu là từ Trung Quốc. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Sảnh vào rực rỡ sắc màu theo phong cách Regency Chinoiserie (phong cách Trung Hoa thời Nhiếp chính), lấy cảm hứng từ phong cách trang trí của Trung Quốc với các nhân vật ở phương Đông mạ vàng, sơn mài. Một số đặc trưng Trung Hoa khác gồm có chi tiết cây tre, những con chim màu xanh lam trên nền màu hồng, và cầu thang tre ở cuối hành lang. Thêm một số yếu tố Trung Hoa như các bức tượng nhỏ và bình hoa, sợi tua lụa, và đèn lồng hình lục giác. Hội trường được bố trí đối xứng với các yếu tố Gothic bao gồm đồ nội thất bằng gỗ chạm khắc và cửa sổ kính màu. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Phòng khách là căn phòng lớn nhất của cung điện. Nhà trang trí nội thất Robert Jones đã thiết kế căn phòng này. Mái vòm trung tâm được đỡ bằng khung gang, và tấm thảm dệt màu xanh lam có hình con công, phản chiếu trần nhà hình vòm màu xanh nhạt. Các tấm tường và rèm cửa bằng lụa màu đỏ và vàng được lấy cảm hứng từ phong cách trang trí của Pháp trong thời Napoleon. Tường được bao phủ bởi bạc, thay vì vàng, chi tiết lá cây. Những chiếc bình Trung Hoa được đặt khắp nơi. Thảm được thiết kế với những hình dệt hoa hướng dương, rồng, lá sen. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Phòng tiệc lớn được thiết kế có sức chứa rất nhiều khách. Các chân đèn lớn ở hai bên chiếc bàn bằng gỗ gụ làm tỏa sáng thêm cho chi tiết trang trí bằng bạc mạ vàng công phu. Các tấm giấy phủ tường và chân đèn được trang trí với các giá chạm khắc hình rồng mang sắc thái của hoa sen. Đèn chùm trung tâm rất ấn tượng, được tô điểm bằng sáu con rồng bạc đang thở ra “lửa”, treo trên trần mái vòm được trang trí kỹ lưỡng. Đèn chùm nhỏ hơn có hình những chú chim nhỏ lấy cảm hứng từ thần thoại Trung Quốc. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Phòng âm nhạc được thiết kế với âm thanh tuyệt vời; tấm thảm dệt bằng tay và trần nhà hình vòm giúp cải thiện chất lượng âm thanh cho các buổi hòa nhạc và độc tấu. Hình ảnh lấy cảm hứng từ Trung Hoa hiện diện khắp các bức tường. Frederick Crace đã thiết kế căn phòng với những bức tranh sơn dầu màu đỏ và vàng vẽ tay, đèn chùm lấy cảm hứng từ cây hoa sen, một chiếc gương gỗ mạ vàng, rèm cửa bằng lụa satin, những con rồng và rắn mạ bạc, và trần nhà mạ vàng. (Bảo tàng Brighton & Hove)
Epoch Times Photo
Phòng riêng của Nữ hoàng Victoria có phần kém hoành tráng hơn các phòng dùng chung khác. Một tấm thảm hoa và hình nền vẽ tay với cảnh thiên nhiên bình dị, các loài chim, thực vật và động vật có màu sắc nhẹ nhàng. Giường và ghế theo phong cách Regency (phong cách Nhiếp chính) với đặc điểm là các mặt gỗ đơn giản chứ không phải chạm khắc công phu. (Bảo tàng Brighton & Hove)

Du Du
Theo The EpochTimes



BÀI CHỌN LỌC

Cung điện Hoàng gia Brighton: Sự kết hợp kiến trúc ngoại lai gây kinh ngạc của vua George Đệ Tứ