Sự tương đồng của hai Vụ nổ lớn trong khoa học và thuyết Sáng thế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ lâu, những câu chuyện kể về nguồn gốc của sự sống được chia thành những trường phái đối nghịch nhau. Một bên là thuộc về thần học và bên còn lại là khoa học. Nhưng có lẽ chúng thực ra là cùng một câu chuyện, được kể bằng hai thứ tiếng?

Làm thế nào sự sống phát triển trong vũ trụ rộng lớn, tăm tối? Tại sao chúng ta ở đây? Nhân loại đưa ra hai lời giải đáp được nhiều người biết đến nhất cho những câu hỏi đó. Một là, mọi thứ diễn ra dần dần, qua vô số kiếp, từ từ, chậm rãi. Câu chuyện thứ hai nói rằng mọi thứ xảy ra tức thì theo lời phán của Chúa.

Trong nhiều thế hệ, những người tin vào hai câu chuyện được chia thành hai phe để tiến hành các các cuộc tranh luận gay gắt với nhau. Nhưng có lẽ chúng thực ra là cùng một câu chuyện, được kể bằng hai ngôn ngữ khác nhau?

Vụ nổ lớn tạo ra sự sống

Ở tầng thấp nhất, sự sống là sự kết hợp của ba hiện tượng: sự khác biệt về cấu trúc được tạo ra bởi một lớp màng ngăn cách tế bào với môi trường xung quanh; tập hợp các phản ứng hóa học trong quá trình chuyển hóa; và khả năng tái sản sinh, dựa trên sự sao chép thông tin di truyền.

Những hiện tượng này phụ thuộc vào ba loại phân tử sinh học: lipid, cấu thành màng tế bào; protein, trong đó nhóm lớn nhất là các enzym, thiết lập quá trình chuyển hóa; và các axit nucleic DNA và RNA, chứa thông tin để sản sinh protein. Cách giải thích khoa học được chấp nhận là, sự sống bắt đầu với việc một trong các yếu tố một cách ngẫu nhiên và sau đó, bằng cách nào đó, sinh ra thêm một yếu tố khác và sau đó là yếu tố thứ ba.

Trong những năm qua, các nhà nghiên cứu đã nỗ lực để tìm ra nguồn gốc của một trong ba yếu tố. Tuy nhiên, các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm nhằm mô phỏng lại quá trình dần dần tạo ra sự sống thất bại. Điều này đã dẫn đến việc các nhà khoa học phải kiểm tra một phương án khác, theo đó các yếu tố đồng thời xuất hiện cùng nhau ở một hình thức rất đơn giản, gọi là “vụ nổ lớn của sự sống”.

Nhưng lý thuyết vụ nổ lớn của sự sống phải đối mặt với một trở ngại dường như không thể giải quyết được: Mỗi yếu tố trong ba cơ chế của sự sống đều dựa trên cơ chế hóa sinh hoàn toàn khác nhau: Axit nucleic rất khác với protein, hoàn toàn khác với lipid và điều này cho thấy gần như không thể có việc các khối cơ bản của sự sống xuất hiện ở cùng một nơi và đồng thời.

Nhưng có lẽ nó thực sự đã xảy ra theo cách đó? Một giải pháp đột phá đã được đưa ra vào năm 2015 bởi các nhà hóa sinh học từ Đại học Cambridge trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng sự kết hợp của một số hợp chất phổ biến có thể, thông qua một phản ứng hóa học đơn giản cần ánh sáng cực tím, để làm nóng và sấy khô, và làm ướt bằng nước, trở thành cơ sở cho lipid, các axit amin mà từ đó protein được cấu thành và cho các nucleotide, là các khối cấu tạo của axit nucleic.

Một mảnh của thiên thạch Murchison, rơi ở Úc vào năm 1969. Hồ sơ địa chất của nó hỗ trợ cho giả thuyết rằng sự sống được hình thành cùng một lúc chứ không phải dần dần. (Ảnh: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ)
Một mảnh của thiên thạch Murchison, rơi ở Úc vào năm 1969. Hồ sơ địa chất của nó hỗ trợ cho giả thuyết rằng sự sống được hình thành cùng một lúc chứ không phải dần dần. (Ảnh: Bộ Năng lượng Hoa Kỳ)

Nghiên cứu về thiên thạch cũng hỗ trợ thêm cho lý thuyết rằng sự sống được hình thành cùng một lúc và không phải dần dần. Một trong những chủ đề nghiên cứu như vậy là thiên thạch Murchison, rơi ở Úc vào năm 1969. Theo một bài báo của Michael Marshall, được công bố vào tháng trước trên tạp chí New Scientist, các cuộc kiểm tra toàn diện trong phòng thí nghiệm đã tìm thấy các phân tử giống lipid, axit amin và một thành phần của RNA trong thiên thạch. Điều này làm tăng khả năng rằng, mặc dù có sự khác biệt lớn giữa chúng, cả ba đều có thể tồn tại đồng thời trên Trái đất trẻ.

Các phát hiện vẫn chưa chắc chắn và nhiều thông tin vẫn còn thiếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cách tiếp cận sự sống xuất hiện ngay lập tức trên Trái đất, đang ngày càng được các nhà khoa học chấp nhận. Ngôn ngữ khoa học một Vụ nổ lớn trong sinh học với sự xuất hiện đột ngột và đồng thời của lipid, axit amin và nucleotide, giống như lời phán trong Kinh Thánh: "Và Chúa đã nói, ‘Hãy để trái đất sinh ra các sinh vật sống’”.

Vụ nổ lớn tạo dựng Vũ trụ

Tất nhiên, “Vụ nổ lớn” nói phần trước không phải là “vụ nổ” duy nhất. Khoảng 90 năm trước, một câu trả lời tương tự đã được đưa ra liên quan đến câu hỏi lớn thứ hai: Tại sao mọi thứ lại tồn tại? Làm thế nào mà vũ trụ rộng lớn, tăm tối ra đời? Thần thoại thịnh hành trong hầu hết các nền văn hóa nói về sự sáng tạo tự phát, trong khi khoa học đã khẳng định trong nhiều thế kỷ rằng không có chuyện vũ trụ có “sự khởi đầu”.

Bức tranh bắt đầu thay đổi khi một bài báo mang tính đột phá xuất bản trên tạp chí Nature vào năm 1931. Tác giả là một nhà vật lý học xuất sắc người Bỉ, tốt nghiệp MIT, thật tuyệt vời, cũng là một linh mục Công giáo. Nhà khoa học giáo sĩ đó, Georges Lemaître, đã chỉ ra một hiện tượng có vẻ đáng ngạc nhiên: Thực tế là vũ trụ đang giãn nở. Điều này cho thấy rằng nếu chúng ta quay ngược thời gian, vũ trụ sẽ ngày càng nhỏ hơn, cho đến khi cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến một thời điểm nhất định khi khối lượng của toàn vũ trụ sẽ được tập trung vào một điểm duy nhất, mà ông gọi là “nguyên tử nguyên thủy”. Lemaître lập luận rằng tại thời điểm đó, cấu trúc không gian thời gian đã ra đời.

Chín mươi năm sau, chúng ta đã quen với ý tưởng này. Nhưng hãy dừng lại và suy nghĩ về nó một chút: Toàn bộ vũ trụ bao la tập trung tại một điểm, và sau đó xuất hiện từ đó ngay lập tức - làm thế nào? tại sao?. Cộng đồng khoa học đã chỉ trích dữ dội bài báo của Lemaître; Albert Einstein, ví dụ, mô tả vật lý của Lemaître là "gớm ghiếc”. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, Einstein đã thừa nhận sai lầm của mình, điều mà ông gọi là sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của mình, và dành nhiều lời khen ngợi cho lý thuyết của Lemaître: “Đây là lời giải thích đẹp nhất và thỏa đáng nhất về sự sáng tạo mà tôi từng nghe”.

Kinh Thánh thực sự cho chúng ta biết vũ trụ đã hình thành như thế nào. Trong dòng đầu tiên, nó nói rằng vũ trụ đến từ “vật chất hư vô”. Từ được sử dụng trong tiếng Do Thái là “bara”, có nghĩa là sáng tạo từ hư vô (ex nihilo creatio). Trong Kinh thánh, vật chất hư vô có nghĩa là không có gì – không có thời gian, không có không gian, không có các lực tự nhiên, không có các hạt cơ bản. Theo Sáng thế ký (Sách Sáng thế -Genesis), khởi đầu, Thiên Chúa tạo ra từ vật chất hư vô.

Văn Thiện

Theo haaretz, trithucvn



BÀI CHỌN LỌC

Sự tương đồng của hai Vụ nổ lớn trong khoa học và thuyết Sáng thế