Nghiên cứu:  RNA của virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể sau 2 năm mắc COVID-19

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nghiên cứu mới giải thích lý do tại sao một số người mắc nhiều bệnh sau khi nhiễm COVID-19, nhưng chưa nghiên cứu được mối liên hệ giữa sự tồn tại dai dẳng của RNA virus và vaccine.

Một nghiên cứu mới đã giải thích lý do tại sao một số người mắc COVID-19 không thể trở lại trạng thái bình thường và xuất hiện những bệnh khác như bệnh tim mạch, rối loạn chức năng đông máu, đái tháo đường, tái hoạt các loại virus đang “ngủ” trong cơ thể hoặc mắc hội chứng “Covid kéo dài” sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.

Trong một nghiên cứu preprint (nghiên cứu được công bố không qua bình duyệt) được công bố trên medRxiv gần đây, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hình chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) đối với sự hoạt hóa tế bào lympho T ở những người từng mắc COVID-19. Kết quả cho thấy nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể dẫn đến sự kích hoạt tế bào lympho T kéo dài ở nhiều loại mô của cơ thể trong nhiều năm sau đó

Hiện tượng này giúp giải thích những thay đổi mang tính hệ thống ở hệ miễn dịch và sự xuất hiện của hội chứng COVID kéo dài ngay cả ở những trường hợp nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ

Hầu hết những người tham gia đều đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn chưa tìm hiểu được mối liên hệ giữa sự tồn tại dai dẳng của RNA virus và vaccine.

RNA của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở những người tham gia nghiên cứu

Để thực hiện nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật PET để quét toàn thân của 24 người từng nhiễm virus SARS-CoV-2 tham gia nghiên cứu. Những người này có thời gian hồi phục sau khi xuất hiện triệu chứng COVID-19 từ 27 đến 910 ngày

Kỹ thuật PET là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng chất đánh dấu phóng xạ để khảo sát quá trình trao đổi chất hoặc chức năng sinh hóa ở các mô và cơ quan, giúp đánh giá được hoạt động trao đổi chất bình thường và bất thường. Chất đánh dấu phóng xạ thường sẽ được tiêm vào bàn tay hoặc tĩnh mạch cánh tay. Sau đó, những chất này sẽ tập trung ở những vùng cơ thể có mức độ trao đổi chất hoặc hoạt động sinh hóa cao, thể hiện khu vực có bất thường.

Nhờ việc sử dụng một chất đánh dấu phóng xạ mới có khả năng phát hiện các phân tử có liên quan đến tế bào bạch cầu lympho T, các chuyên gia phát hiện chất đánh dấu phóng xạ ở những người từng nhiễm COVID-19 cấp tính tập trung cao hơn đáng kể ở những vùng như thân não, cột sống, tủy xương, mô bạch huyết ở vòm họng và rốn phổi, mô tim phổi và thành ruột so với nhóm chứng. Xét theo giới tính, nam có xu hướng tập trung chất đánh giá phóng xạ cao hơn ở amidan họng, thành trực tràng và mô bạch huyết rốn phổi so với nữ.

Đặc biệt các nhà nghiên cứu còn tìm thấy RNA của virus SARS-CoV-2 ở mô ruột của tất cả những người có hội chứng COVID kéo dài trên kết quả sinh thiết. Đây đều là những người không tái nhiễm, có khoảng thời gian phục hồi sau khi nhiễm COVID-19 từ 158 đến 676 ngày. Điều này cho thấy rằng tình trạng virus tồn tại dai dẳng ở các mô có thể liên quan những vấn đề miễn dịch lâu dài. Mặc dù độ tập trung chất đánh dấu phóng xạ ở một số mô giảm dần theo thời gian, nhưng mức độ tập trung vẫn cao so với nhóm chứng.

Các nhà nghiên cứu viết: “Những dữ liệu này mở rộng các quan sát trước đây về phản ứng miễn dịch lâu dài và những rối loạn chức năng của miễn dịch tế bào đối với virus SARS-CoV-2, đồng thời cho thấy rằng nhiễm SARS-CoV-2 có thể dẫn đến một trạng thái ổn định miễn dịch mới trong nhiều năm sau khi nhiễm COVID-19”.

Để xác định mối liên quan giữa sự hoạt hóa tế bào lympho T và các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài, các nhà nghiên cứu đã so sánh những người tham gia mắc COVID-19 cấp tính có và không có các triệu chứng COVID kéo dài tại thời điểm chụp PET. Những người có triệu chứng COVID kéo dài có trung bình 5,5 triệu chứng tại thời điểm này. Kết quả cho thấy có “độ tập trung cao hơn vừa phải” của chất đánh dấu phóng xạ trong tủy sống, hạch bạch huyết rốn phổi và thành đại tràng/trực tràng ở những người có triệu chứng COVID kéo dài.

Ở những người mắc hội chứng COVID kéo dài có từ 5 triệu chứng trở lên tại thời điểm chụp PET, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy nồng độ cao các chất chỉ điểm viêm, “gồm có các protein liên quan đến phản ứng miễn dịch, tín hiệu chemokine, phản ứng viêm và sự phát triển của hệ thần kinh”. So với nhóm chứng và những người đã hồi phục hoàn toàn sau khi mắc COVID-19, những người có hội chứng COVID kéo dài có tình trạng hoạt hoá tế bào lympho T cao hơn ở tủy sống và thành ruột.

Chỉ có một người chưa tiêm vaccine

Các nhà nghiên cứu cho rằng kết quả trên có liên quan đến tình trạng nhiễm SARS-CoV-2, mặc dù chỉ có một người chưa tiêm vaccine, tất cả những người còn lại đều đã được tiêm ít nhất một mũi tiêm vaccine COVID-19 trước khi chụp PET.

Để giảm khả năng ảnh hưởng của vaccine đối với quá trình hoạt hóa tế bào lympho T, nhóm nghiên cứu chỉ chụp PET ở những người đã tiêm vaccine ít nhất hơn 60 ngày. Những người đã tiêm vaccine COVID-19 trong vòng 4 tuần trước khi chụp PET sẽ không được tham gia. Ngoại trừ một trường hợp tiêm mũi vaccine tăng cường trước đó 6 ngày nhưng không thông báo với nhóm nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu chia người tham gia thành hai nhóm đã tiêm vaccine COVID-19 nhiều hơn hay ít hơn 180 ngày tại thời điểm chụp PET.

Nhóm nghiên cứu cho biết nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế, như mẫu nhỏ, nghiên cứu tương quan còn hạn chế, các biến thể virus, các loại vaccine COVID-19 xuất hiện nhanh và không nhất quán. Những điều này khiến nhóm nghiên cứu phải thay đổi quy trình chụp PET, sử dụng các phim chụp trước khi có đại dịch của những người tham gia để làm nhóm chứng. Đồng thời rất khó tìm được người nào chưa từng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Tóm lại, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy những bằng chứng rõ ràng về tình trạng hoạt hóa lâu dài hệ miễn dịch ở một số mô sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm cả những người có triệu chứng Covid kéo dài”. “Chúng tôi xác định rằng sự tồn tại dai dẳng của virus SARS-CoV-2 là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến quá trình hoạt hóa miễn dịch này và chúng tôi nhận thấy rằng RNA của virus SARS-CoV-2 vẫn tồn tại trong mô ruột sau gần 2 năm sau khi nhiễm bệnh”.

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Megan Redshaw)

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh

Đức Nhân biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu:  RNA của virus vẫn có thể tồn tại trong cơ thể sau 2 năm mắc COVID-19