Ngộ Không làm thế nào đắc được phép 'trường sinh'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ xưa tới nay, có thể nói ai ai cũng mong muốn được trường sinh bất lão, nhưng đến cả bậc đế vương cũng rất khó đạt được. Vậy Ngộ Không làm thế nào đắc được chân truyền của Tổ sư Bồ Đề mà đạt được trường sinh?

Chuyện kể rằng Mỹ Hầu Vương vượt ngàn trùng đại dương tới Tây Ngưu Hạ Châu, tìm được Tổ sư Bồ Đề, và được ban pháp hiệu là Tôn Ngộ Không. Trong truyện viết rằng: “Chính là vào thời đầu hồng hoang, vốn không có họ, và phá vỡ tính không ngu dốt, nên ngộ không".

Ở đây nói về nguồn gốc của Ngộ Không, và có thể thấy từ pháp danh của sư phụ ban cho có ý nghĩa đột phá thế gian, nhìn thấu, phá vỡ cái không cứng đầu. Đây chính là nói Mỹ Hầu Vương cần phải đắc Pháp chính ngộ, hiểu quy luật trường sinh ứng với vạn vật, thần dân. Do đó cái tên Tôn Ngộ Không chứng tỏ rằng tuy Ngộ Không mang theo sứ mệnh mà đến, nhưng không tham hưởng sự thoải mái, tự tại vĩnh viễn cho cá nhân.

Sau đó, Ngộ Không đã dành thêm bảy năm để tu tập lễ pháp trên núi Linh Đài Phương Thốn (ám chỉ ‘cái tâm’). Một hôm, Tổ sư đăng đàn giảng Đạo, thấy Ngộ Không thành tâm chăm chú lắng nghe, chỉ có mình Ngộ Không là nhận ra được âm thanh vi diệu, nên Tổ sư hỏi Ngộ Không muốn học gì? Ngộ Không nói: “Chỉ theo lời dạy của Tôn tổ, chỉ là (đệ tử) có một chút Đạo khí, nên đệ tử bèn học”.

Qua đó có thể thấy Ngộ Không hiểu được rằng, một vị sư phụ sẽ đem những điều tốt nhất, phù hợp nhất truyền lại cho đệ tử, không thể dựa vào ham muốn cá nhân tự cho là đúng mà làm bừa. Cần xem xét dựa trên căn cơ và tâm tính của người cầu Pháp. Điều bí ẩn tiếp theo chính là thử thách Ngộ Không, xem liệu Ngộ Không có nhìn thấu được không, và từ đó có cuộc đối thoại tuyệt vời sau giữa Tổ sư và Ngộ Không với nhiều nội hàm và ý nghĩa sâu xa.

Tổ sư hỏi: “Hay là ta dạy ngươi đạo của chữ “Thuật” trong môn?”.

Ngộ Không nói: “Đạo của thuật môn thì như thế nào?”

Tổ sư đáp: “Chữ thuật trong môn chính là những lý về mời Tiên, lên đồng viết chữ, xem bói, bói cỏ, có thể biết lý cầu phúc và tránh dữ”.

Ngộ Không nói : “Như thế có thể đạt được trường sinh không?”

Tổ sư nói: “Không thể! Không thể!”

Ngộ Không trả lời: “Không học! Không học!”

Cầu may tránh rủi vẫn là tìm kiếm sự an dật nơi trần thế, nhưng lục đạo đều ở trong vòng nhân quả tuần hoàn, làm sao trường tồn mãi được, Ngộ Không không thể tham cầu.

Tổ sư lại nói: “Dạy con đạo chữ ‘Lưu’ trong môn thì sao?”

Ngộ Không lại hỏi: “Chữ Lưu là nghĩa lý gì?”

Tổ sư nói: “Chữ Lưu trong môn vẫn là Nho gia, Phật gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Mặc gia, y gia, hoặc đọc kinh, hoặc niệm Phật, và bái Đạo, lễ Thánh”.

Ngộ Không hỏi: “Như thế có đạt được trường sinh không?”

Tổ sư trả lời: “Nếu muốn trường sinh, cũng giống như “bích lý an trụ”.

Ngộ Không nói: “Sư phụ, con là người chất phác, không hiểu được lời ngụ ý. “Bích lý an trụ” là cái gì?”

Tổ sư nói: “Người ta xây nhà, mong muốn kiên cố, nên giữa các tường dựng cột trụ, có ngày tòa nhà sụp thì nó tất cũng sụp”.

Ngộ Không nói: “Nếu thế thì cũng không được mãi mãi. Không học! Không học!”.

Nói về "lưu" đương nhiên phải nhắc tới nguồn gốc. “Nước sông Hoàng Hà từ trên trời chảy xuống, đổ thẳng ra biển không bao giờ quay trở lại”. Truy nguyên tìm nguồn, chỉ có Pháp nguyên thủy mới có thể trường tồn mãi mãi, đó là căn bản và tiêu chuẩn của tạo hóa tất cả, bất biến, bất động. Có thể thấy rằng Ngộ Không có căn cơ thâm hậu.

Tổ sư nói: “Dạy con đạo của chữ “Tĩnh” trong môn?”

Ngộ Không nói: “Chính quả thật trong chữ “Tĩnh” là gì?”

Tổ sư nói: “Đây là hưu lương thủ cốc, thanh tĩnh vô vi, tham thiền đả toạ, giới ngôn trì trai, hoặc thuỵ công, hoặc lập công, và nhập định toạ quan”.

Ngộ Không hỏi: “Như vậy có thể trường sinh không?”

Tổ sư nói: "Cũng giống như 'diêu đầu thổ phôi’"

Ngộ Không cười nói: "Sư phụ, quả nhiên là có chút úp mở, một chữ của lời ngụ ý con cũng không hiểu. “Diêu đầu thổ phôi” có nghĩa là gì?”

Tổ sư nói: “Giống như gạch ngói thô trên đầu lò, tuy đã thành hình nhưng chưa qua nước lửa tôi luyện, khi mưa xối xả, nó sẽ ngập nước”

Ngộ Không nói: “Vậy cũng không lâu dài. Không học! Không học!”.

Nói đến “tĩnh”, trước hết phải thanh tịnh cái tâm; không bị vọng niệm, ham muốn cá nhân quấy nhiễu là thể hiện của lòng bao dung rộng lớn, tu trì cần phải có sự bền lòng và ý chí. Nếu không thì chỉ là hình thức, mà không trụ vững được trước khảo nghiệm và ma nạn. Ngộ Không không chọn hình thức, qua đó thể hiện sự kiên định tín niệm cầu Pháp.

Tổ sư nói: “Dạy ngươi đạo của chữ “Động” trong môn thì sao?”

Ngộ Không hỏi: “Đạo của chữ Động thì thế nào?”

Tổ sư nói: “Cái này có chút hữu vi, lấy âm bổ dương, kéo cung đạp nỏ, xoa bụng nạp khí, dùng đơn bào chế, đốt cỏ mở vạc, thêm chì đỏ, luyện thu thạch, và uống sữa của phụ nữ”.

Ngộ Không hỏi: “Như thế có thể trường sinh không?”

Tổ sư nói: “Như vậy mà muốn trường sinh thì giống như “Thuỷ trung lao nguyệt”.

Ngộ Không nói: "Sư phụ lại thế rồi! “Thuỷ trung lao nguyệt là gì"?”

Tổ sư nói: "Mặt trăng ở trên trời cao, và in bóng dưới nước, tuy thấy được nhưng không sờ được, cuối cùng cũng chỉ là không mà thôi”.

Ngộ Không nói: “Cũng không muốn học! Không muốn học!”.

Nói đến “động” thì phải hữu vi, nếu trong quá trình mà có tư tưởng cầu lấy, không giữ được bản thiện tiên thiên, thì vì vọng tưởng sẽ ham muốn hư hoa, không tu được đại Đạo, vì vậy cuối cùng sẽ không có quả. Ngộ Không tâm tính thuần tịnh, tự nhiên, sẽ không bị bề ngoài lay động, cho nên không lưu lâu ở trong lòng, cho nên không lấy.

Ngộ Không vượt qua khải nghiệm, hiểu được điểm ngộ của Tổ sư, nửa đêm canh ba đến bên chiếc tràng kỷ nơi Tôn tổ đang nằm, quỳ gối trước tràng kỷ. Một lúc sau Tổ sư tỉnh dậy, duỗi chân, miệng ngâm rằng: "Khó! Khó! Khó! Đạo là huyền vi nhất, chớ coi kim đan là vô cớ. Nếu không gặp người truyền cho bí quyết tuyệt diệu, có nói khô miệng cũng vô dụng”.

Khi biết được Ngộ Không đang chờ đợi ở đây, Tổ sư rất vui mừng và đã dạy cho Ngộ Không chính ngộ diệu Pháp trường sinh. Xem ra Đạo không chỉ cần sư phụ truyền thụ, mà còn cần đệ tử phải chính tâm thành ý mới có được ngộ tính. Còn những kẻ không nghiêm túc, lén lút duy trì, điều tức hơi thở, trước giờ Tý, sau giờ Ngọ, chỉ có thể nghe Tổ sư nói về những thứ bề ngoài của công án bỉ ngữ và luận. Còn cuối cùng, Ngộ Không không cầu mà đã có được Pháp, quay trở về.

【西游义趣】之十:八戒救悟空
Tây Du ký - Tranh ở Hành lang Di Hòa Viên. (Miền công cộng)

Xem Mỹ Hầu Vương học lễ nghĩa, biết tiến thoái, ly tâm thế tục, sau đó nghe Pháp mà ngộ Đạo, rồi tới thuần tịnh nội tâm, không cầu bên ngoài, đạt được chân ngã, giữ nguyên tâm nguyện ban đầu, được sự gia trì của Thượng sư và sự diễn hoá hóa của công, và cuối cùng đắc Đạo, công thành.

Còn nhìn ra thế gian, thật ra rất ít người có thể dùng tâm thuần tịnh, hướng vào trong nhìn nguyện ban đầu của chân ngã chủ nguyên thần, mà họ mù quáng tìm cầu từ bên ngoài, bị những đúng sai của thế gian hồng trần ràng buộc, chôn vùi. Nhưng họ lại tưởng đó là những gì họ đang tìm kiếm, không nhận ra lý niệm là hậu thiên hình thành, làm sao nó có thể trường tồn bất bại được?

Duy chỉ khi thuần tịnh nội tâm, nhớ lại bản tính tiên thiên của bản thân chân chính, mới chính là tâm nguyện ban đầu của chúng ta. Vì vậy, chỉ có chân tâm thành ý đồng hoá với chân Pháp đại Đạo của Tôn sư, chúng ta mới có thể giống như Mỹ Hầu Vương Tôn Ngộ Không, gánh vác sứ mệnh của các vị vương là cứu độ chúng sanh thoát khỏi sinh tử, và trường sinh bất lão.

Theo Nguyên Hinh - NTDTV

Minh An biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Ngộ Không làm thế nào đắc được phép 'trường sinh'?