Phát hiện một Hố đen ở gần Trái đất nhất từ trước tới nay, nhưng chúng ta vẫn an toàn 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà thiên văn học mới phát hiện ra một Hố đen gần Trái đất nhất được biết đến từ trước tới nay, chỉ cách 1.600 năm ánh sáng.

Các nhà khoa học đã công bố vào hôm thứ Sáu rằng Hố đen này nặng gấp 10 lần Mặt trời của chúng ta. Đồng thời nó cũng ở gần Trái đất nhất từ trước tới nay, chỉ bằng một phần ba khoảng cách của một hố đen giữ kỷ lục trước đó.

Hố đen này được phát hiện bằng cách quan sát chuyển động của một ngôi sao đồng hành của nó, ngôi sao quay quanh hố đen ở cùng khoảng cách của Trái đất quay quanh Mặt trời.

Kareem El-Badry thuộc Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian cho biết Hố đen này lần đầu tiên được phát hiện bằng cách sử dụng tàu vũ trụ Gaia của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu.

El-Badry và nhóm của ông đã sử dụng Đài quan sát Gemini quốc tế ở Hawaii để xác nhận những phát hiện của họ. Phát hiện được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Các nhà nghiên cứu không biết hệ thống Hố đen này được hình thành trong Dải Ngân hà như thế nào. Hố đen mới phát hiện này được đặt tên là Gaia BH1, nó nằm trong chòm sao Ophiuchus (Xà Phu).

Ophiuchus là một chòm sao lớn nằm giữa xích đạo thiên thể. Tên của nó bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ đại ὀφιοῦχος, có nghĩa là "người mang rắn" hoặc Xà Phu; và nó thường được biểu thị như một người đàn ông đang nắm lấy một con rắn.

Tuy nhiên, hầu như không có khả năng Trái đất rơi vào bên trong Hố đen. Cách duy nhất để Trái đất có thể bị hố đen nuốt chửng là nếu hành tinh của chúng ta tình cờ đi lạc qua chân trời sự kiện của một hố đen lang thang. Đó là điều sẽ không sớm xảy ra và có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện một Hố đen ở gần Trái đất nhất từ trước tới nay, nhưng chúng ta vẫn an toàn