Nước tiểu có bọt không dễ tan, có phải là dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Làm thế nào để biết thận đang hoạt động tốt hay không? Có một phương pháp đơn giản để tham khảo.

Xét nghiệm nước tiểu định kỳ tiết lộ sức khỏe của thận như thế nào?

Các phương pháp xét nghiệm nước tiểu phổ biến thường để kiểm tra “protein niệu” và “tiểu máu” có xuất hiện trong nước tiểu hay không.

Với người bình thường, nước tiểu không chứa protein hoặc chỉ chứa một lượng protein nhỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp chức năng thận có vấn đề, protein theo tuần hoàn máu chảy qua thận, sẽ bị rò rỉ ra ngoài do khả năng lọc giảm.

Protein rò rỉ vào nước tiểu và được bài tiết từ niệu đạo để tạo thành "protein niệu". Protein trong nước tiểu càng cao so với giá trị bình thường thì chức năng lọc của thận càng kém, tức là các tổn thương của thận càng nghiêm trọng, đây là chỉ số trực tiếp và quan trọng nhất để đánh giá chức năng của thận.

Nước tiểu có bọt không tan có thể là dấu hiệu của protein trong nước tiểu

Nhiều người cảm thấy lo lắng khi bọt trong nước tiểu đôi khi khó tan, không ít bài báo trên internet nói rằng tình trạng này là dấu hiệu cho thấy thận đang gặp vấn đề. Vậy điều này có đúng không?

Sự hình thành bọt trong nước tiểu chủ yếu liên quan đến sức căng bề mặt của nước tiểu. Nói chung, sức căng bề mặt của chất lỏng càng cao thì càng dễ tạo bọt. Nếu protein, chất nhầy và chất hữu cơ tăng lên thì có thể làm tăng sức căng bề mặt của nước tiểu. Nếu trong nước tiểu có bọt không tan chứng tỏ nước tiểu có đạm, có thể do suy thận hoặc bệnh thận ảnh hưởng đến chức năng lọc của cầu thận.

Cần lưu ý rằng không phải tất cả bọt nước tiểu không tan đều là do bệnh thận. Nhiễm khuẩn ở hệ tiết niệu, tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh khác cũng có thể gây ra bọt nước tiểu ở người bệnh.

(*) Ảnh lấy từ kidneyxpert.com

Theo Wang He từ Aboluowang
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nước tiểu có bọt không dễ tan, có phải là dấu hiệu cho thấy chức năng thận suy giảm?