Thành ngữ “Có phúc ba đời” là chỉ đến “ba đời” nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hóa phương Đông là văn hóa Thần truyền, có lịch sử lâu đời. Những lời nói quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và thậm chí thành lời nói cửa miệng, chắc hẳn phải hàm chứa một nguồn gốc văn hóa sâu xa. Chỉ vì con người ngày càng rời xa Thần, đạo đức suy đồi, nhận thức của con người về nội hàm của thành ngữ ngày càng trở nên nông cạn hơn. Với câu thành ngữ "có phúc ba đời" này cũng vậy.

Nghĩa gốc của “có phúc ba đời” là để chỉ một loại duyên phận đặc biệt giữa con người với nhau. Ngày nay, người ta giải thích “có phúc ba đời” là rất may mắn, thực ra “ba đời” mà đạo Phật gọi là kiếp trước, kiếp hiện tại và kiếp sau.

Vào thời nhà Đường, có một nhà sư tên là Viên Trạch. Ông có một người bạn rất thân tên là Lý Nguyên Thiện.

Một ngày nọ, Viên Trạch rủ Lý Nguyên Thiện đi chơi. Hai người vừa nói vừa cười vừa chiêm ngưỡng thiên nhiên mỹ cảnh, thật hạnh phúc. Đến chiều, cả hai đi ngang qua một nơi thì thấy một người phụ nữ đang giặt đồ bên sông, người phụ nữ này đang mang thai, bụng rất to.

Viên Trạch rủ Lý Nguyên Thiện đi chơi. Hai người vừa nói vừa cười vừa chiêm ngưỡng thiên nhiên mỹ cảnh, thật hạnh phúc. (Ảnh: Miền công cộng)

Viên trạch lắc đầu khi nhìn thấy người phụ nữ, và thở dài. Lý Nguyên Thiện hỏi: “Sao ông lại thở dài vậy?”

Viên Trạch trả lời: “Người phụ nữ này đã mang thai đã ba năm rồi, một mực muốn tôi đầu thai làm con của cô ấy, vì vậy tôi luôn một mực trốn tránh cô và không muốn đi đầu thai. Nhưng giờ nhìn thấy nàng, không có cách nào trốn tránh nữa."

Lý Nguyên Thiện nghi ngờ nói: "Lại có chuyện như vậy sao?"

Viên Trạch nói: "Sao, ông không tin sao? Tôi sẽ qua đời vào đêm nay, đợi ba ngày sau, ông đến thăm nhà người phụ nữ này. Cô nhất định sẽ sinh hạ. một cậu bé mập mạp. Nếu đứa bé này mỉm cười với ông, tức là tôi đang mỉm cười với ông đó."

Một lúc sau, Viên Trạch lại nói với Lý Nguyên Thiện rằng: "Ông là một người bạn rất tốt, vào kiếp sau tôi vẫn muốn làm bạn với ông. Thế này nhé, vào Tết Trung thu 13 năm sau, tôi sẽ đợi ông ở chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu. Khi đó chúng ta hãy gặp lại nhau nhé! "

Lý Nguyên Thiện nửa tin nửa ngờ nói: "Được rồi, đến lúc đó ta nhất định sẽ tới."

Quả nhiên, vào đêm hôm đó Viên Trạch đã qua đời, còn người phụ nữ mang thai kia đã sinh ra một bé trai.

Vào ngày thứ ba, Lý Nguyên Thiện theo lời của Viên Trạch và đến nhà của người phụ nữ đó. Khi đứa bé trai nhìn thấy Lý Nguyên Thiện thì liên mỉm cười với ông, bởi thế mà Lý Nguyên Thiện đã rất tin lời của Viên Trạch.

Đến Tết Trung thu 13 năm sau, Lý Nguyên Thiện đến chùa Thiên Trúc ở Hàng Châu để gặp Viên Trạch như đã hẹn. Vừa đến cổng chùa, ông đã thấy một mục đồng ngồi trên lưng trâu hát:

Hồn xưa trên đá ba đời,
Ngắm trăng hóng gió ngâm chơi chẳng bàn.
Người xưa xa đến bẽ bàng,
Thân này đã khác chẳng tàn nghĩa xưa.

Câu thành ngữ “ba đời may mắn” xuất phát từ cố sự này.

Lam Sơn
Theo Visiontimes



BÀI CHỌN LỌC

Thành ngữ “Có phúc ba đời” là chỉ đến “ba đời” nào?