Dán câu đối đỏ, ghi nhớ 'ba không': Đừng dán sai thời điểm, không dán lộn ngược và không dán số chẵn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tết là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất tại Việt Nam và là khoảnh khắc ấm cúng, sôi động nhất trong lòng người dân. Trong suốt dịp Tết, có nhiều phong tục truyền thống, trong đó quan trọng nhất là việc treo cặp câu đối và tặng lì xì.

Câu đối là một hình thức truyền thụ văn hóa truyền thống và cũng là đồ trang trí không thể thiếu trong dịp Tết. Thường là một cặp câu đối màu đỏ, được viết bằng bút lông trên giấy đỏ, biểu tượng cho sự chúc phúc và may mắn.

Khi còn nhỏ, câu đối ở làng tôi thường do những người có học vấn như ông đồ, thấy đồ viết, còn lũ trẻ con chúng tôi thì đứng vây xung quanh, cầm tờ giấy màu đỏ đợi đến lượt được viết ông đồ viết tặng câu đối, cảm giác như việc viết câu đối đánh dấu một năm mới sắp đến.

Ngày nay, cùng với sự thay đổi của thời đại, hình thức của câu đối cũng đang trải qua sự biến đổi. Mặc dù vẫn có nhiều người ưa thích viết câu đối bằng tay, nhưng càng nhiều người chọn mua câu đối đã in sẵn bằng máy.

Việc mua câu đối chỉ cần chọn mẫu phù hợp là được, nhưng việc treo câu đối lên lại có quy tắc "ba không" cần tuân theo: không treo sai thời gian, không treo ngược, và không treo số chẵn.

Văn hóa truyền thống cổ xưa mang nhiều ý nghĩa sâu sắc cần được truyền thừa lại cho thế hệ sau, để họ hiểu rõ về cách treo câu đối và đọc câu đối một cách chính xác, tránh những tình huống dở khóc dở cười không ai mong muốn xảy ra.

Xin chữ đầu năm mới (Ảnh: Âm nhạc Sứ giả)

1. Thời gian treo câu đối, cần chính xác tránh nhầm lẫn:

Việc treo câu đối và phong tục liên quan có thể thay đổi tùy thuộc vào mỗi địa phương, nhưng nói chung, thời điểm phổ biến nhất là vào sáng ngày 30. Trong khoảng từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa, mọi người sẽ bắt đầu treo câu đối để tận hưởng không khí tích cực và tràn đầy sức sống mới.

Khi treo câu đối, cần chú ý đến các phong tục. Việc phải bóc câu đối cũ hoặc xé rách nó, biểu thị sự chấm dứt và loại bỏ những điều không may mắn từ năm cũ, để mở ra năm mới tươi mới và may mắn hơn.

Treo câu đối theo thứ tự, treo đầu tiên là đối câu, sau đó là các bức tranh cắt giấy bảo vệ cửa sổ, và cuối cùng là các vị Thần linh và Môn Thần giữ cửa.

Tuy nhiên, với sự thay đổi trong thời đại, nhiều người ngày nay sử dụng băng dính hoặc keo để dễ dàng treo câu đối mà không làm bẩn hay bong chóc cửa và tường.

Câu đối đỏ cho năm mới (Ảnh: tổng hợp)

2. Cách đúng khi treo câu đối là từ trên xuống dưới:

Việc phải phân biệt giữa câu đối trên và câu đối dưới là rất quan trọng. Trong quan điểm truyền thống, vì viết và đọc của người Việt Nam ta là từ trái sang phải, vì vậy, câu đối trên nên treo ở bên phải, còn câu đối dưới treo ở bên trái, để tạo nên một cấu trúc hài hòa và cân đối. Điều này giúp tạo nên sự đối xứng và thuận lợi cho việc đọc câu đối theo thứ tự đúng.

3. Số chữ nên chọn số lẻ tránh chọn số chẵn

Trong văn hóa truyền thống, sự tốt lành của các con số có một ý nghĩa độc đáo. Phong bao lì xì màu đỏ là vật tượng trưng cho niềm vui và phúc lành, người ta thường quan niệm số chẵn phong bao lì xì sẽ tốt lành hơn, ngụ ý rằng những điều tốt đẹp sẽ đến theo cặp và hạnh phúc sẽ được nhân đôi.

Tuy nhiên, trong cách viết câu đối Tết lại có một quan niệm hoàn toàn khác về con số. Số lượng câu đối trong câu đối Tết thường là số lẻ, tượng trưng cho sự tốt lành, câu đối mùa xuân có 7 ký tự là phổ biến nhất, bởi vì trong văn hóa truyền thống, số lẻ là Dương, có nghĩa là dương khí, tràn đầy còn số chẵn là Âm được coi là biểu tượng không may mắn.

Câu đối đỏ nên chọn số chữ lẻ và là con số 7 là tốt nhất (Ảnh: tổng hợp)

Số lẻ còn được xem là số may mắn và tích cực, trong khi số chẵn có thể liên quan đến sự đối lập và xấu số. Do đó, khi viết câu đối, số lượng chữ cần phải là số lẻ, điều này sẽ mang lại tinh thần lạc quan và tích cực cho gia chủ trong năm mới. Số lẻ là Dương, có nghĩa là dương khí, tràn đầy còn số chẵn là Âm được coi là biểu tượng không may mắn.

Mặc dù một số gia đình có thể không quan tâm đến các quy tắc trên và vẫn treo câu đối có số chẵn, nhưng để duy trì và tôn trọng phong tục truyền thống cổ xưa, nhiều người vẫn ưu tiên chọn số lẻ cho câu đối của nhà mình.

Ngoài phong tục truyền thống treo câu đối Tết, nhiều gia đình còn chọn dán chữ Phúc “福” lên cửa nhà. Việc dán chữ Phúc thẳng đứng hay ngược lại cũng quan trọng không kém.
Là lối vào và lối ra chính của ngôi nhà, tầm quan trọng của cánh cửa là điều hiển nhiên. Sự trang trọng, thành kính của cổng có liên quan mật thiết đến cách ứng xử trong gia đình. Vì vậy, chữ "Phúc” trên cửa phải hướng lên trên, tượng trưng cho ý nghĩa đón nhận phước lành và nhận được phước lành. Chữ “Phúc” ở mặt trước mang ý nghĩa đón chào phúc lành vào nhà và mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới. Những nơi trong nhà, chẳng hạn như tủ lạnh và tủ quần áo, có thể được dán ngược để biểu thị rằng phước lành đã đến và ngôi nhà tràn đầy phước lành.Nhiều người không rõ chữ “福” dán ngược lên cửa có được không, điều này cần lưu ý.
Những điều này chú ta cần chú ý vì nó khá quan trọng khi trong ngày đầu năm mới. Nó không chỉ là việc trang trí, mà còn là cách thể hiện lòng thành kính với đất trời với truyền thống tốt đẹp và niềm tin vào một năm mới may mắn và hạnh phúc.

Theo Tống Vân - Aboluowang
Khả Vy biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Dán câu đối đỏ, ghi nhớ 'ba không': Đừng dán sai thời điểm, không dán lộn ngược và không dán số chẵn