Cha mẹ không muốn ‘buông tay’, thì không bao giờ có thể nuôi dạy con tốt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cha mẹ Á Đông có lẽ là những bậc cha mẹ lo lắng nhất trên thế giới, từ khi một đứa trẻ được sinh ra, đến mỗi giai đoạn trưởng thành, không lúc nào là không lo lắng.

Tuy nhiên, không ai có thể thay thế được sự trưởng thành của một đứa trẻ, chỉ bằng trải nghiệm, thử và sai thì mới có thể rút ra kinh nghiệm. Chúng ta muốn con cái thành công, nhưng lại quên mất một thực tế là cha mẹ càng làm thay trẻ thì khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ càng kém.

Đằng sau mỗi đứa trẻ thông minh là một cặp bố mẹ "thông minh". Trên con đường nuôi dạy con trẻ, họ đều biết cách buông tay.

1. Buông tay để trẻ tự lập hơn

Chúng ta thường nói là buông tay, nhưng chúng ta luôn cảm thấy rằng con mình còn quá nhỏ hoặc không nỡ buông tay. Đôi khi không phải trẻ không làm được mà chính là bố mẹ không tin rằng trẻ làm được!

Nếu trẻ ăn chậm, thì đút ép trẻ ăn; nếu thấy trẻ không mặc được quần áo thì giúp trẻ mặc quần áo và xếp cặp đi học …

Cha mẹ quan tâm, lo lắng mọi thứ có thực sự tốt cho con không?

Đôi khi không phải trẻ không làm được mà chính là bố mẹ không tin rằng trẻ làm được! (Ảnh: pexels)

Mỗi bậc cha mẹ đều hy vọng rằng con mình có thể hình thành những thói quen tốt. Chẳng hạn như tự mặc quần áo, ăn uống, giặt giũ, làm việc và nghỉ ngơi, nhưng thực tế, họ luôn ‘miễn cưỡng buông tay’ mà không cho trẻ cơ hội thử sức tự lập.

Tiến sĩ Montessori từng nói: “Đừng bao giờ cố gắng giúp một đứa trẻ làm những điều mà chúng nghĩ rằng chúng có thể làm được”.

Chỉ khi trẻ tự làm thì trẻ mới có thể thúc đẩy sự phát triển trí não trong việc phối hợp tay mắt. “Trí khôn của trẻ thơ trên đầu ngón tay”, câu nói này đáng để mỗi bậc cha mẹ phải suy nghĩ.

Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta có thể làm mọi việc cho trẻ, nhưng khi trẻ lớn lên, chúng ta không thể tự lập thay trẻ. Hãy để trẻ tự làm những việc trẻ có thể làm, càng làm nhiều thay con, con càng phụ thuộc vào cha mẹ.

Trong phương pháp giảng dạy Montessori, họ rất coi trọng việc rèn luyện tính tự lập của trẻ.

“Trí khôn của trẻ thơ trên đầu ngón tay”, câu nói này đáng để mỗi bậc cha mẹ phải suy ngẫm. (Ảnh: pexels)

Trẻ em tự mặc và thay quần áo, rót nước vào ly, dùng tạp dề lau bàn, dùng kéo để cắt giấy, v.v ... Nhiều “công việc” bị cấm ở nhà, nhưng lại được khuyến khích ở lớp Montessori.

Nhiều loại vật dụng dạy học được đặt trên kệ trong lớp Montessori như: khay đựng thìa hoặc kìm, máy đánh giày và giày, trái cây, rau củ và dao, khung vải với nhiều dây buộc khác nhau…

Một góc của lớp học Montessori. (Ảnh: pexels)

Đó là những dụng cụ dạy học tưởng chừng như bình thường trong mắt người lớn, là công việc mà người lớn “coi thường” làm, nhưng trong mắt trẻ thơ, nó thật vui và thú vị. Thông qua các bài tập vận động này, giúp trẻ hướng tới tính tự lập.

2. Buông tay để trẻ tự tin hơn

Là cha mẹ, nếu bạn luôn ngăn cản con mình khi trẻ muốn ‘kiểm soát’ thế giới, thì đương nhiên trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển tốt nhất.

Nếu bạn thực sự yêu thương con mình, bạn phải hiểu buông tay thì mới thực sự có thể buông tay, để sau này trẻ có thể tự lập, tự tin, có khả năng cạnh tranh trong xã hội.

Nếu bạn luôn ngăn cản con mình muốn ‘kiểm soát’ thế giới, trẻ sẽ mất đi cơ hội phát triển tốt nhất. (Ảnh: pexels)

Được tôn trọng là bước khởi đầu của việc xây dựng lòng tự tin nơi trẻ. Để giúp trẻ hình thành sự tự tin, bước đầu tiên không phải là giúp trẻ đưa ra quyết định về mọi thứ, mà là giúp trẻ thực hiện quyết định.

Việc tước đi cơ hội suy nghĩ độc lập và tích lũy kinh nghiệm của trẻ cũng giống như việc ‘khóa’ tâm trí trẻ. Cha mẹ phải học cách “buông tay”, phải kiên trì nguyên tắc “hướng dẫn tối thiểu, kiên nhẫn tối đa và khuyến khích tối đa”!

Có thể bạn nghĩ rằng con bạn còn quá nhỏ để có thể tự mình làm bất cứ điều gì, nhưng bạn phải hiểu rằng trẻ em thích bắt chước người lớn và biết bản thân thích làm gì.

Trẻ em thích bắt chước người lớn và biết bản thân thích làm gì. (Ảnh: pexels)

Đối với giáo dục Montessori, không hẳn cha mẹ nào cũng công nhận nhưng chắc chắn phù hợp với mọi đứa trẻ, ở đây trẻ là “chủ” của lớp học và có thể tự học theo tốc độ của mình. Trong môi trường như vậy, trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng và tin tưởng, điều này sẽ tạo cho trẻ sự tự tin và cảm giác hoàn thành công việc.

3. Buông tay để trẻ được định hướng bên trong nhiều hơn

Sự chần chừ, trì hoãn và thiếu chủ động trong công việc của trẻ đã trở thành một vấn đề rất phổ biến. Tìm hiểu nguyên nhân, nguyên nhân lớn nằm ở việc cha mẹ làm thay con quá nhiều việc hàng ngày và thúc giục quá mức, điều này làm mất đi động lực bên trong của trẻ.

Đặc biệt một số bậc cha mẹ thích làm chủ con mình, họ tước đi quyền lựa chọn và sự tò mò của trẻ, thực chất họ đang tước đi khả năng và động lực làm chủ cuộc đời của trẻ.

Tiến sĩ Montessori tin rằng nhiệm vụ hàng đầu của giáo dục là kích thích và thúc đẩy sự phát triển “tiềm năng trí tuệ nội tại” của trẻ.

Công việc của người lớn là “hỗ trợ sự phát triển trí não trẻ”, chứ không phải đòi hỏi trẻ nhỏ dựa trên những suy nghĩ và tiêu chuẩn của người lớn. (Ảnh: pexels)

Công việc của người lớn là “hỗ trợ sự phát triển trí não trẻ”, chứ không phải đòi hỏi trẻ nhỏ dựa trên những suy nghĩ và tiêu chuẩn của người lớn.

Những gì chúng ta cần làm là tạo ra một môi trường lấy trẻ làm trung tâm, tạo ra một “thế giới dành cho trẻ”, và cho phép chúng thực sự “là chính mình”, để trẻ phát triển tự nhiên theo nhịp sinh trưởng của bản thân.

Chỉ khi mang lại cho trẻ tình yêu và sự tự do, sự ham thích của trẻ sẽ được kích thích. (Ảnh: pexels)

Chỉ khi mang lại cho trẻ tình yêu và sự tự do, sự ham thích của trẻ sẽ được kích thích. Mỗi đứa trẻ đều là một cá thể độc lập, một ngày nào đó chúng cần phải tự lập, và cần phải tự mình bước đi trong tương lai.

Học cách buông tay là một khóa học bắt buộc đối với các bậc cha mẹ. Nếu bạn cứ ôm chặt lấy trẻ, trẻ sẽ luôn núp sau lưng bạn, dựa dẫm vào bạn mà không bao giờ trưởng thành được.

Đối với trẻ con, tình yêu không cần quá đong đầy, chừng mực là đủ, đến lúc buông thì hãy mạnh dạn… buông!

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Cha mẹ không muốn ‘buông tay’, thì không bao giờ có thể nuôi dạy con tốt