Chịu đựng các đòn trừng phạt dai dẳng, kinh tế Nga khó lòng phục hồi ở mức trước chiến tranh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chiến tranh Nga-Ukraine sắp được một năm, dưới sự trừng phạt nghiêm khắc của các nước phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, nền kinh tế Nga đã thể hiện khả năng dẻo dai đáng ngạc nhiên trong 2022. Khi chính phủ Nga do ông Putin đứng đầu ngày càng chi tiêu nhiều hơn cho quân sự, nền kinh tế vẫn còn một chặng đường dài để trở lại mức trước chiến tranh.

Sự dẻo dai của kinh tế Nga gây bất ngờ

Reuters đưa tin, ngay sau khi chiến tranh Nga-Ukraine bùng nổ vào năm 2022, đã có những dự báo nội bộ rằng nền kinh tế Nga sẽ suy giảm hơn 10%, vượt quá mức suy thoái sau sự sụp đổ của Liên Xô và trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998. Tuy nhiên, nền kinh tế Nga đã giảm 2,1 % trong năm ngoái, theo ước tính sơ bộ từ Cơ quan Thống kê Nhà nước Liên bang (Rosstat).

Trong Thông điệp Liên bang trước Quốc hội Liên bang Nga, ông Putin nói : "Hóa ra là hệ thống kinh tế và chính trị của Nga mạnh hơn nhiều so với tưởng tượng của phương Tây, và âm mưu của họ đã không thành công".

Ông Putin cho biết kết quả "phi đô-la hóa" cho thấy đồng rúp tăng gấp đôi tỷ lệ thanh toán quốc tế ở Nga. Trong khi đó, các ngân hàng Nga đang tìm cách khôi phục lợi nhuận trong nước. Ông Putin kêu gọi giới kinh doanh ưu tú đầu tư vào Nga, và nói rằng những người Nga bình thường sẽ không thông cảm nếu họ bị mất du thuyền và dinh thự do đầu tư vào các nước phương Tây.

Ông Putin cũng ủng hộ phát triển kinh tế bền vững và nền kinh tế tự cung tự cấp ở Nga, ông nói: "Tất nhiên, bảo vệ đất nước là ưu tiên quan trọng nhất, nhưng khi thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, chúng ta không được lặp lại những sai lầm tương tự và hủy hoại nền kinh tế của chính chúng ta”.

Moscow đang mở cửa thị trường châu Á cho dầu mỏ và khí đốt, huyết mạch của nền kinh tế Nga, duy trì nguồn cung cấp hàng tiêu dùng thông qua "Kế hoạch nhập khẩu xám".

Giá năng lượng toàn cầu tăng cao vào năm 2022, tác động của các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc của các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đối với Nga đã được nới lỏng trong khi các biện pháp kiểm soát vốn tài chính toàn cầu đã khiến đồng rúp của Nga tăng lên mức cao nhất trong 7 năm; thặng dư tài khoản thương mại hiện tại của Nga đạt mức cao kỷ lục do nhập khẩu sụt giảm.

Ngân hàng Trung ương Nga đã mất khoảng 300 tỷ USD tài sản dự trữ ngoại hối quốc tế do lệnh trừng phạt của phương Tây.

Nhà phân tích kênh Telegram của America Investment, ông Grigory Zhirnov cho biết : "Năm ngoái, khả năng phục hồi bất ngờ của nền kinh tế (Nga) chắc chắn là một yếu tố tích cực". Ông Zhirnov tin rằng nền kinh tế Nga sẽ không trở lại quy mô của nền kinh tế vào năm 2021 cho đến năm 2025.

Một chặng đường dài phía trước

Khi Nga tăng chi tiêu quân sự trong Chiến tranh Nga-Ukraine, sự phát triển của cơ sở hạ tầng kinh tế dân sự đã giảm. Chi tiêu chính phủ tăng và thu ngân sách giảm. Thâm hụt ngân sách 25 tỷ USD, trong khi thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong trường hợp giá dầu cao trên thị trường quốc tế, Quỹ Tài sản Quốc gia của Nga (NWF) sẽ thu về nhiều USD hơn. Giờ đây, xuất khẩu năng lượng của Nga đang bị cấm vận và áp đặt các biện pháp hạn chế giá, chính quyền Moscow đang bán đồng nhân dân tệ từ quỹ tài sản nhà nước để trang trải thâm hụt tài chính .

Ngân hàng trung ương Nga đã cảnh báo rằng thâm hụt ngân sách ngày càng lớn của chính phủ sẽ khiến lạm phát ở mức cao và nhiều khả năng họ sẽ tăng lãi suất từ 7,5% trong năm nay thay vì cắt giảm lãi suất.

Ông Oleg Vyugin, một nhà kinh tế và quan chức kinh tế cấp cao của Nga đã viết trong một bản báo cáo vào tháng Hai rằng mục tiêu tăng doanh thu dầu khí của Nga trong năm nay dường như ngày càng khó khăn. Đặc biệt là trong trường hợp giá Ural Blend của Nga giảm.

Để đáp ứng kế hoạch ngân sách của chính phủ, Nga sẽ phải tăng gấp đôi chi tiêu quỹ tài sản nhà nước, gây rủi ro lạm phát cao hơn buộc ngân hàng trung ương phải tăng chi phí đi vay.

Theo Vision times

Thuỷ Tiên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Chịu đựng các đòn trừng phạt dai dẳng, kinh tế Nga khó lòng phục hồi ở mức trước chiến tranh