Dán miệng khi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và quá trình hít thở

Giúp NTDVN sửa lỗi

Patrick McKeown, huấn luyện viên hô hấp quốc tế, tác giả của cuốn sách Oxygen Advantage, đã sử dụng phương pháp dán miệng khi ngủ từ năm 1998. Đây là một phương pháp vừa rẻ, vừa đơn giản để xác định xem bệnh nhân đang mắc vấn đề về giấc ngủ hay vấn đề về hít thở, từ đó tìm ra cách giải quyết tình trạng ngưng thở khi ngủ.

“Hãy thử dán miệng khi ngủ”

Đó không phải lời khuyên mà chúng ta sẽ thường được nghe khi đến khám nha khoa. Nhưng đây lại là lời khuyên được bác sĩ Mark Burhenne sử dụng hàng ngày trong quá trình thực hành lâm sàng của mình.

Bác sĩ Burhenne, tác giả của cuốn sách “Nghịch lý về giấc ngủ 8 tiếng” đã tư vấn phương pháp dán miệng khi ngủ cho bệnh nhân trong hàng chục năm qua. Đây là một phương pháp vừa rẻ, vừa đơn giản để xác định xem bệnh nhân đang mắc vấn đề về giấc ngủ hay vấn đề về hít thở, từ đó tìm ra cách giải quyết tình trạng ngưng thở khi ngủ. Bác sĩ Burhenne đã giới thiệu phương pháp này ngay tại phòng khám của mình và kể cả trong lúc hội chẩn.

Chúng ta có thể sử dụng băng dán y tế để dán miệng khi ngủ. Tuy nhiên phương pháp này vẫn vấp phải sự phản đối của các phương tiện truyền thông. Gần đây, khi phương pháp dán miệng khi ngủ được các phương tiện truyền thông dòng chính chú ý, nhiều bác sĩ đã thẳng thừng nói rằng: “Không nên làm như vậy”. Tuy nhiên, bác sĩ Burhenne cho rằng kiểu nhị nguyên này sẽ không có lợi cho bệnh nhân.

Bác sĩ Burhenne nói: “Các bác sĩ cảm thấy lo sợ vì một thông tin sai lệch rằng phương này sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Suy nghĩ sai lệch này khiến họ lầm tưởng rằng chúng ta chỉ đơn thuần dán miệng bệnh nhân lại khi có tình trạng ngưng thở khi ngủ”. “Phương pháp này có thể điều trị chứng ngưng thở khi ngủ không? Không. Phương pháp này hoàn toàn không được sử dụng để điều trị chứng ngưng thở khi ngủ”.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn là một tình trạng rối loạn hô hấp mạn tính có liên quan đến giấc ngủ, trong đó đường hô hấp trên bị xẹp lại, làm tắc nghẽn đường thở bằng mũi, khiến bệnh nhân phải thức dậy nhiều lần do chuyển sang thở miệng trong vô thức. Tình trạng này dễ gặp ở người lớn tuổi hoặc khi có sự dày lên của mô mỡ ở vùng cổ và lưỡi. Rối loạn nội tiết tố, bất thường giải phẫu, béo phì, những thói quen sinh hoạt như uống rượu và hút thuốc và một số bệnh lý khác là những yếu tố nguy cơ của tình trạng ngưng thở khi ngủ.

Khi khuyến cáo bệnh nhân dùng phương pháp dán miệng khi ngủ, bác sĩ Burhenne thường yêu cầu bệnh nhân báo lại tình trạng giấc ngủ vào sáng hôm sau. Ông cho biết phương pháp này giúp rút ngắn quá trình chẩn đoán, bởi vì trong một số trường hợp, việc chẩn đoán sẽ cần có sự tham gia của nhiều chuyên gia cùng với nhiều xét nghiệm khác nhau.

Dán miệng khi ngủ có thể giúp xác định xem bệnh nhân có thở bằng miệng khi ngủ không hay để bắt đầu điều trị (Shutterstock)

Bác sĩ Burhenne nói: “Nếu bệnh nhân không thể duy trì được, thì chỉ trong vòng một hoặc hai đêm, chúng ta sẽ biết bệnh nhân đang gặp vấn đề”.

Patrick McKeown, huấn luyện viên hô hấp quốc tế, tác giả của cuốn sách Oxygen Advantage, đã sử dụng phương pháp dán miệng khi ngủ từ năm 1998. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận rằng không thể sử dụng phương pháp này một cách riêng lẻ để điều trị các rối loạn hô hấp vì sẽ không giải quyết được nguyên nhân gốc rễ.

Hầu hết những trường hợp khách hàng thở bằng miệng của huấn luyện viên McKeown là do tình trạng lo lắng hoặc bệnh hen phế quản. Ngược lại những tình trạng này cũng có thể nặng lên khi thở bằng miệng. McKeown đã giúp họ tập thở bằng mũi trong ngày bằng cách làm giảm tình trạng tắc nghẽn và thay đổi thói quen, giúp cải thiện khả năng chịu đựng với carbon dioxide và tập cho họ sử dụng cơ hoành để hỗ trợ quá trình hít thở.

McKeown nói: “Thật đáng tiếc là các bác sĩ không nhận thức được tầm quan trọng của việc thở bằng mũi và các bài tập thở đối với bệnh nhân hen phế quản”. “Sử dụng thuốc đương nhiên sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu chúng ta cung cấp cho bệnh nhân những công cụ đơn giản để hỗ trợ họ nhiều hơn”.

Mặc dù nhiều người đã cải thiện được mức năng lượng, thành tích thi đấu thể thao, tinh thần minh mẫn và trí nhớ tốt hơn khi sử dụng phương pháp dán miệng, nhưng phương pháp này vẫn vấp phải nhiều tranh cãi bởi hiện tại vẫn có rất ít nghiên cứu chứng minh hiệu quả của phương pháp. Đương nhiên, không phải ai cũng giảm tất cả những vấn đề sức khỏe liên quan đến hô hấp khi dán miệng, nhưng lý do giúp phương pháp này mang lại hiệu quả là do thở bằng mũi là cách thở phù hợp sinh lý.

Huấn luyện viên McKeown nói: “Chúng ta sẽ không sử dụng phương pháp này mà không có kế hoạch rõ ràng”. “Lợi ích của việc dán miệng khi ngủ lớn hơn nhiều so với khi chúng ta để bệnh nhân mở miệng khi ngủ”.

Ai nên dán miệng khi ngủ?

Không phải ai cũng cần dán miệng và không phải ai cũng có thể điều chỉnh tình trạng ngưng thở khi ngủ bằng cách dán miệng đơn thuần. Huấn luyện viên McKeown cho biết, một trong những dấu hiệu quan trọng cần kiểm tra đó là bạn có bị khô miệng khi thức dậy vào buổi sáng hay không.

Theo một bài báo năm 2021 trên Tạp chí Y học lâm sàng, rối loạn chức năng hô hấp ảnh hưởng đến gần 10% dân số, đặc biệt ảnh hưởng đến 30% bệnh nhân hen phế quản và 75% bệnh nhân rối loạn lo âu. Ở những người từ 50 tuổi trở lên, 43% nam giới và 27% nữ giới có rối loạn hô hấp khi ngủ do các cơ ở đường hô hấp có xu hướng yếu đi khi chúng ta lớn tuổi hơn. Huấn luyện viên McKeown cho biết việc thở bằng miệng làm nặng hơn chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Thậm chí ngay cả khi sử dụng máy duy trì áp lực dương đường thở liên tục (CPAP), bạn vẫn có nguy cơ thở bằng miệng. Theo một bài báo trên Tạp chí Tai Mũi Họng – Phẫu thuật đầu và cổ, dữ liệu theo dõi trong 20 năm cho thấy chỉ có 34% bệnh nhân sử dụng thiết bị hỗ trợ đúng cách. Đánh giá các nghiên cứu về CPAP cho thấy những kỹ thuật được sử dụng để tăng độ giãn nở đường thở không có tác dụng, đồng thời cho thấy CPAP không còn là tiêu chuẩn vàng trong điều trị chứng ngưng thở khi ngủ.

Huấn luyện viên McKeown cho biết, phương pháp tập hít thở rất có lợi. Vì vậy, chúng ta nên cân nhắc đến việc luyện tập hít thở trước khi sử dụng phương pháp dán miệng trong thời gian dài.

Bước đầu tiên là phải đảm bảo rằng tắc nghẽn không phải là nguyên nhân chính hoặc việc thở bằng miệng không phải thói quen của bệnh nhân. Yêu cầu này được dùng cho cả người lớn và trẻ em.

McKeown nói: “Điều quan trọng nhất trong phương pháp dán miệng khi ngủ là phải đảm bảo rằng bạn có thể thở bằng mũi theo đúng sinh lý”. “Bạn thở bằng mũi càng tốt, thì phương pháp này càng hiệu quả hơn”.

Nếu đường thở bằng mũi của bạn bị tắc nghẽn, huấn luyện viên McKeown hướng dẫn bạn sử dụng bài tập sau:

    • Hít vào và thở ra bình thường bằng mũi.
    • Bịt mũi, nín thở và di chuyển cơ thể hoặc nhẹ nhàng gật đầu lên xuống.
    • Nín thở càng lâu càng tốt—cho đến khi bạn cảm thấy khó thở nhiều.
    • Ngưng bịt mũi, thở ra và hít vào chậm rãi nhất có thể.
    • Nghỉ trong 30–60 giây, sau đó lặp lại 6 lần.

Huấn luyện viên McKeown nói: “Bạn phải chắc chắn rằng bạn có thể thở bằng mũi khi tỉnh”. “Khi bệnh nhân cảm thấy hít vào và thở ra bằng mũi thoải mái sau một tuần luyện tập, chúng tôi sẽ cho họ dán miệng khi ngủ”.

Một số người sẽ cảm thấy khó chịu với dán miệng do không có khả năng chịu đựng với carbon dioxide. Những người này sẽ cảm thấy rất khó chịu lúc không đủ không khí nếu chưa được luyện tập độ nhạy cảm hóa học hay khả năng chịu đựng carbon dioxide.

Bác sĩ Burhenne nói, các trường y thường dạy rằng carbon dioxide là chất độc hại, nhưng ông lại có một cách nhìn hoàn toàn khác. Những người thở bằng miệng hít vào nhiều oxy hơn nhưng nồng độ oxy trong máu của họ có xu hướng thấp hơn, từ đó ảnh hưởng đến sự cân bằng trao đổi khí diễn ra tại phổi và khiến mức năng lượng của họ thấp hơn, gây ra hội chứng sương mù não và những vấn đề về trí nhớ. Như vậy, mục tiêu chính là đạt được sự cân bằng trong hoạt động trao đổi khí.

Bác sĩ Burhenne nói: “Chúng ta sẽ không thể tồn tại nếu không có carbon dioxide”. “Nếu thở bằng miệng, bạn sẽ hít quá nhiều oxy”.

Các bài tập thở

Bên cạnh việc duy trì thở bằng mũi, huấn luyện viên McKeown còn tập cho khách hàng nhiều bài tập để sử dụng cơ hoành khi hít thở, thở chậm và tăng độ nhạy cảm hóa học.

Đó chính là nền tảng của kỹ thuật thở Buteyko. Tuy nhiên, huấn luyện viên McKeown cũng nhấn mạnh rằng các bài tập hít thở cần được điều chỉnh để phù hợp với từng người, kể cả những đặc trưng về giải phẫu và khó khăn đặc thù của từng người. Phương pháp Buteyko được bác sĩ Konstantin Buteyko giới thiệu lần đầu ở Nga vào những năm 1950. Bác sĩ Konstantin Buteyko chính là người đã xác định các kiểu thở bằng miệng và ngực trên.

Có một điều may mắn chính là cách thở trong ngày sẽ ảnh hưởng đến cách thở khi ngủ của chúng ta, nghĩa là thông qua việc luyện tập có thể tạo thành thói quen thở. Mục tiêu tập luyện là thở bằng mũi nhẹ, chậm và sâu.

Thở sâu không có nghĩa là mở rộng ngực càng lớn càng tốt mà là quan tâm đến việc dòng khí hít vào sẽ đi sâu đến đâu. Cách thở này sẽ yêu cầu việc sử dụng cơ hoành, đó là một cơ dẹt, mỏng ngăn cách giữa bụng và ngực.

Bác sĩ Burhenne nói: “Tất cả chúng ta đều cho rằng mình đã thở đúng cách. Nhưng chúng ta lại chưa bao giờ được dạy cách thở. Thật ra, chúng ta cần phải học cách để thở đúng”. “Một số bác sĩ sẽ cho rằng thở ở phần nào của phổi cũng không quan trọng. Khi bạn thở bằng miệng, sẽ không có sự tham gia của cơ hoành hoặc những thùy dưới của phổi”.

Dưới đây là một số bài tập được huấn luyện viên McKeown sử dụng:

    • Đặt một tay lên ngực và một tay ở rốn. Dùng hai tay ấn nhẹ, đồng thời thả lỏng cơ thể. Khi bạn ngáy sẽ gây ra hiện tượng nhiễu loạn dòng khí, vì vậy hãy tưởng tượng việc hít thở theo cách ngược lại, hít thở một cách chậm rãi và nhẹ nhàng.
    • Hít thở theo cách giống như bạn cố che giấu hơi thở nhưng không phải bằng cách nín thở (Nếu làm đúng, bạn sẽ tiết nhiều nước bọt hơn, đây là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của bạn đang thư giãn)
    • Hít thở chậm, đồng thời tưởng tượng vùng đầu của bạn đang thư giãn, sau đó đến gáy, hàm, vai, cánh tay và toàn bộ cơ thể.
    • Luyện tập việc thiếu không khí, giúp cải thiện độ nhạy cảm hóa học, bằng cách hít vào ít hơn khoảng 30% so với lượng không khí bình thường. Tập trong khoảng bốn phút nhưng có thể dừng lại nếu bạn cảm thấy ngạt thở.

Một trong những mục tiêu khi tập hít thở là đặt lưỡi đúng vị trí: đó là vị trí áp sát vòm miệng và để đầu lưỡi nằm sau các răng cửa hàm trên. Trong một số trường hợp, lưỡi có thể trượt về sau, làm tắc nghẽn đường thở bằng mũi.

“Bạn sẽ không muốn đường thở của mình dễ bị xẹp” huấn luyện viên McKeown nói. “Nếu bạn mở miệng khi ngủ, lưỡi sẽ không thể đặt đúng vị trí trên vòm miệng”.

Chúng ta đã thở bằng miệng như thế nào

Mặc dù tình trạng thở bằng miệng phổ biến ở người lớn tuổi nhưng cách thở này đã có từ thời thơ ấu. Thở bằng miệng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cơ xương, tạo ra vòm miệng nhỏ và tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn.

Huấn luyện viên McKeown nói: “Khi trẻ em thở bằng miệng, lưỡi của trẻ sẽ không đặt ở vòm miệng. Kết quả là, hàm trên của trẻ có xu hướng phát triển thành hình chữ V hẹp”. “Không có đủ không gian cho lưỡi, khiến răng mọc chen chúc. Nhưng vấn đề quan trọng chính là khi không có đủ chỗ cho lưỡi, lưỡi sẽ chiếm chỗ ở đường thở và gây ra những rối loạn chức năng lâu dài trong cuộc sống của trẻ”.

Huấn luyện viên McKeown cũng xem các bài tập thở là một giải pháp toàn diện, vì dường như bạn chưa biết rằng ngưng thở bằng miệng cũng giúp thay đổi hành vi của bạn.

Ông nói: “Các bài tập nhận thức sẽ không thay đổi được sinh lý hô hấp, nhưng chúng ta phải thay đổi chức năng sinh lý, chúng ta phải điều chỉnh hệ thần kinh tự chủ”

Hướng dẫn cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi cách thở đúng cách là điều rất quan trọng. Điều này có thể giúp họ tự điều chỉnh. Đặc biệt, thở bằng miệng, lo âu và giấc ngủ sẽ ảnh hưởng lẫn nhau trong vô thức.

Chúng ta có thể điều khiển, tập luyện và thực hành hít thở, từ đó có thể thay đổi trạng thái cơ thể trong vô thức. Phương pháp tập luyện này sẽ giúp thay đổi thói quen tốt hơn so với những liệu pháp hành vi nhận thức đơn thuần.

Cũng giống như trong cơn hoảng loạn, bạn sẽ không thể điều khiển cơ thể thoát ra khỏi trạng thái đó nhưng lại có thể kiểm soát việc hít thở của mình. Phương pháp này có thể áp dụng cho bất cứ rối loạn nào của bạn, kể cả về thể chất lẫn tinh thần.

Huấn luyện viên McKeown nói: “Thở bằng miệng có thể gây tổn thương. Miệng không phải dùng để thở”. “Khi chúng ta thở mạnh và nhanh, đồng nghĩa rằng chúng ta đang nói với cơ thể mọi thứ đang không tốt và không an toàn. Khi chúng ta kiểm soát được việc hít thở của mình, chúng ta sẽ phần nào kiểm soát được tâm trí của chính mình”.

Đó là lý do tại sao chúng ta có thể sử dụng phương pháp dán miệng khi ngủ một cách thận trọng để hạn chế những tổn thương này.

Có những loại băng dán được thiết kế riêng cho trẻ em. Loại băng dán này chỉ tạo áp lực nhẹ để giữ kín hàm mà không bịt kín môi. Băng dán miệng cũng phải đủ mềm để có thể rơi ra khỏi khi bạn mở miệng.

Những nguy hiểm khi thở bằng miệng

Ngoài việc ảnh hưởng đến giấc ngủ và gây ra những bệnh lý liên quan đến khó thở, thở bằng miệng còn làm khô miệng, gây tổn thương đường hô hấp trên, khiến hơi thở của bạn có mùi hôi và dễ sâu răng.

Đó là lý do bác sĩ Burhenne đề cao phương pháp dán miệng khi ngủ và kết hợp việc kiểm soát hít thở tại phòng khám nha khoa của mình.

Bác sĩ Burhenne nói: “Hãy tưởng tượng khi bạn thở bằng mũi trong sáu giờ liên tục sẽ có cảm giác êm dịu như thế nào, mũi của bạn sẽ được làm ẩm, đường thở qua mũi sẽ được mở rộng, dòng khí sẽ được làm ẩm, phổi sẽ thoải mái hơn, đồng thời độ pH của miệng cũng thay đổi, giảm sâu răng, tăng tiết nước bọt, giúp tái khoáng hóa và tái tạo răng”.

“Việc hít thở rất quan trọng. Bạn nên tìm hiểu tình trạng hít thở của mình như thế nào càng sớm càng tốt”.

Đối với bác sĩ Burhenne, dán miệng khi ngủ cũng là một bài kiểm tra gắng sức với giấc ngủ. Bởi vì thở bằng mũi giúp tạo ra trạng thái thoải mái hơn bằng cách giảm nhịp thở và nhịp tim, nên có thể giúp cải thiện sức khỏe toàn thân.

“Đây có phải là phương pháp có thể khắc phục toàn bộ tình trạng rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ và cả mối quan hệ vợ/chồng của bạn không? Không”. Bác sĩ Burhenne nói. “Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng, nếu bạn thở đúng cách, mọi thứ sẽ dễ dàng hơn - giảm hội chứng sương mù não, ít đau đầu hơn, ít đau khớp hơn. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn và có thể ngủ ngon hơn”.

Lợi ích của việc thở bằng mũi hợp sinh lý

    • Giúp quá trình thở trong giấc ngủ tốt hơn.
    • Giảm nhạy cảm hóa học với carbon dioxide.
    • Duy trì nhịp thở bình thường.
    • Cải thiện trương lực cơ.
    • Tăng thể tích phổi.
    • Tăng dự trữ oxi và carbon dioxide.
    • Tăng khả năng dao động nhịp tim.
    • Cải thiện chức năng thần kinh phế vị, dễ phục hồi sau khi bị căng thẳng.
    • Đặt lưỡi đúng vị trí.

(Nguồn: Tạp chí Y học lâm sàng, 2021)

(Các bài báo của Epoch Health nhằm mục đích cung cấp thông tin và không thay thế cho tư vấn y tế cá nhân. Vui lòng tham khảo ý kiến chuyên gia để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị y tế cá nhân. Nếu bạn có câu hỏi, xin vui lòng gửi email cho chúng tôi tại [email protected]).

Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Amy Denney

(Amy Denney: Là một nhà báo từng đoạt giải thưởng, là người hướng dẫn Holy Yoga được chứng nhận và là chuyên gia trị liệu bằng liệu pháp ánh sáng. Cô ấy làm việc với những khách hàng muốn sử dụng liệu pháp tự nhiên, không có tác dụng phụ để giúp giảm đau và giảm căng thẳng).

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Amy Denney)

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh

Song Hoài biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • ‘Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Dán miệng khi ngủ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và quá trình hít thở