ĐCSTQ vạch rõ 'lằn ranh đỏ' - Tương lai Mỹ - Trung là ẩn số?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau chuyến công du Bắc Kinh của Ngoại trưởng Mỹ Blinken, ngoại giới tin rằng quan hệ Mỹ - Trung sẽ "ngừng sa sút và phục hồi”. Tuy nhiên, ngay sau khi ông Blinken kết thúc chuyến thăm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã vạch rõ ‘lằn ranh đỏ ngoại giao’ và chỉ trích Hoa Kỳ can thiệp vào nội dung cốt lõi của "chính sách một Trung Quốc". Trước những động thái này, ngoại giới cho rằng tương lai của quan hệ Mỹ - Trung vẫn là một ẩn số.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc vạch rõ ‘lằn ranh đỏ’

Theo nguồn tin của đài CCTV, Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ và Châu Đại Dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Đào nói rằng "chính sách một Trung Quốc" của Hoa Kỳ ban đầu là thuần túy, nhưng sau đó, ngày càng có nhiều thuộc tính được thêm vào như "Đạo luật Quan hệ Đài Loan" và "Sáu đảm bảo".

Mỹ còn một động thái nữa là đưa “việc giải quyết vấn đề Đài Loan một cách hòa bình” của Trung Quốc vào nội dung cốt lõi của “Chính sách Một Trung Quốc”. Cái gọi là "giải pháp hòa bình" này là "sự can thiệp vào cam kết chính trị trước đây của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc".

Ông Dương Đào nói Hoa Kỳ không phải là một bên trong tranh chấp Biển Đông, nhưng các tàu chiến của họ đã tiến hành các hoạt động quân sự ở Biển Đông dưới danh nghĩa “tự do hàng hải”.

Về trao đổi quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ông nhấn mạnh rằng tiền đề là Hoa Kỳ nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đơn phương.

Bên cạnh vấn đề Đài Loan và xung đột quân sự Mỹ - Trung, ông Dương Đào chỉ trích Mỹ đã "hạ thấp rủi ro" đối với Trung Quốc, vốn không thể tự giải quyết vấn đề của mình; đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa và cho phép các công ty Mỹ hoạt động "phù hợp với luật pháp" tại Trung Quốc. Điều này đã khiến ngoại giới đặt câu hỏi tại sao ĐCSTQ lại tìm đến Mỹ và đe dọa “tìm kiếm hòa bình”.

Về các vấn đề đối nội, ông Dương Đào nhìn nhận rằng "các vấn đề liên quan đến Tân Cương, Tây Tạng và Hong Kong có liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và không được phép có sự can thiệp từ bên ngoài". Ông cũng chỉ trích “dân chủ” và “nhân quyền” mang đặc sắc Trung Quốc ở các quốc gia khác.

Về các vấn đề quốc tế, ông Dương Đào cũng nhấn mạnh rằng Trung Quốc hiện nay là "nhà kiến tạo và bảo vệ trật tự quốc tế", vì vậy trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, Trung Quốc sẽ ủng hộ tất cả các biện pháp dẫn đến ngừng bắn và đàm phán hòa bình. Bên cạnh đó, ông Dương Đào nói rõ rằng Trung Quốc sẽ "thúc đẩy hòa bình và đàm phán theo cách riêng của mình" và "không quốc gia nào có thể buộc Trung Quốc phải chọn bên".

Cái gọi là "một Trung Quốc" đề cập đến diễn ngôn chính sách đối ngoại và chính trị quốc tế rằng "chỉ có một Trung Quốc trên thế giới". Sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền ở Trung Quốc đại lục vào năm 1949, chính phủ ĐCSTQ và Trung Hoa Dân Quốc đều tuyên bố chủ quyền hợp pháp đối với toàn bộ Trung Quốc, nói cách khác, họ có cách cách hiểu khác nhau về vấn đề một Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng "chỉ có một Trung Quốc trên thế giới, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của toàn Trung Quốc và Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc”.

Quan hệ Mỹ - Trung sẽ là một ẩn số?

Ngoại giới nhận thấy rằng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Biden gọi ông Tập Cận Bình là "nhà độc tài" vào ngày 20/6, các quan chức ĐCSTQ đã cực kỳ tức giận. Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết nhận xét của ông Biden là "cực kỳ vô lý và vô trách nhiệm, mâu thuẫn nghiêm trọng với những sự thật cơ bản".

Bà cáo buộc những nhận xét của Tổng thống Biden đã “vi phạm nghiêm trọng nghi thức ngoại giao, xâm phạm nghiêm trọng phẩm giá chính trị của Trung Quốc và là một hành động khiêu khích chính trị công khai".

Tuy nhiên, tháng 3 năm nay, ông Tập Cận Bình tái đắc cử chức chủ tịch nước lần thứ ba, trở thành nguyên thủ quốc gia tại vị lâu nhất kể từ khi thành lập ĐCSTQ, với quyền lực sánh ngang với Mao Trạch Đông. Hiện tại, ở Trung Quốc đại lục, nếu người dân chỉ trích ĐCSTQ và các nhà lãnh đạo của đảng này, họ sẽ bị kiểm duyệt trực tuyến và đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ.

Ông Biden thường xuyên mô tả cục diện chính trị toàn cầu hiện nay là “dân chủ đối đầu với độc tài”, đồng thời lập luận rằng các quốc gia được lãnh đạo theo chế độ dân chủ nên thiết lập các liên minh kinh tế để cân bằng cán cân quyền lực của chế độ độc tài. Hơn nữa, ông cũng không ngần ngại chỉ trích Nga và ĐCSTQ.

Vì lý do này, Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ, cho biết họ đã đưa tin quan trọng về những nhận xét của ông Tập Cận Bình tại một cuộc hội đàm với ông Joe Biden vào tháng 11/2022. Theo đó nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nói rằng Mỹ có nền dân chủ kiểu Mỹ và Trung Quốc có “nền dân chủ kiểu Trung Quốc”, cả hai đều phù hợp với điều kiện tình hình mỗi nước. Điều trọng yếu đối với Trung Quốc và Mỹ để hòa thuận với nhau là nhận ra vấn đề khác biệt này.

"Một trong những điều quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là nhận ra và tôn trọng sự khác biệt này, thay vì áp đặt sự đồng nhất và cố gắng thay đổi hoặc thậm chí lật đổ hệ thống của bên kia”.

Tuy nhiên, hôm 6/3, tờ The Hill đã xuất bản một bài báo của ông Bradley A. Thayer, Giám đốc chính sách về Trung Quốc tại Trung tâm Chính sách An ninh, thẳng thừng tuyên bố rằng việc theo đuổi "bá chủ thế giới" của ông Tập Cận Bình là phi pháp, chỉ cần Trung Quốc còn tin vào hệ tư tưởng của chủ nghĩa Marx thì mọi nỗ lực của ông Tập sẽ thất bại.

Hiện tại, ngoại giới đang rất quan tâm đến việc liệu chuyến công du của ông Blinken tới Bắc Kinh sẽ hâm nóng hay đóng băng quan hệ Mỹ - Trung.

Lam Giang tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

ĐCSTQ vạch rõ 'lằn ranh đỏ' - Tương lai Mỹ - Trung là ẩn số?