Khó chịu vì đau nửa đầu? 4 phương pháp đơn giản để giảm bớt nguyên nhân gốc rễ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chứng đau nửa đầu cho đến nay là loại đau đầu gây suy nhược nhất. Người ta ước tính rằng hơn một tỷ người trên toàn thế giới bị chứng đau nửa đầu.

Nhức đầu có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Giải quyết các nguyên nhân có thể gây đau đầu, thay vì che giấu các triệu chứng bằng thuốc giảm đau (vốn dễ dẫn đến các tác dụng phụ khác), có thể mang lại kết quả tích cực lâu dài hơn.

Theo y học phương Tây, đau đầu có thể được chia thành nhiều loại bao gồm đau nửa đầu, căng thẳng, theo từng cơn và lạm dụng thuốc, trong đó căng thẳng là phổ biến nhất.

Chứng đau nửa đầu cho đến nay là loại đau đầu gây suy nhược nhất. Người ta ước tính rằng hơn một tỷ người trên toàn thế giới bị chứng đau nửa đầu.

Tùy theo vị trí, chứng đau nửa đầu thường được mô tả là đau trên hốc mắt, đau sau mắt hoặc đau thái dương thường chỉ xảy ra ở một bên đầu, mặc dù cũng có những cơn đau đầu đối xứng hai bên.

Chứng đau nửa đầu là chứng đau do thần kinh mạch máu gây ra, chủ yếu là do mạch máu bị giãn hoặc co thắt quá mức. Chúng có thể đi kèm với các triệu chứng thị giác, chẳng hạn như nhìn thấy tia sáng, đốm sáng hoặc đốm đen trước khi bắt đầu đau đầu. Một số bệnh nhân cũng bị đau ở đỉnh đầu hoặc đau ở cổ và vai trong cơn đau nửa đầu.

Quan điểm của y học cổ truyền

Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, nguyên nhân của chứng đau nửa đầu có liên quan đến tình trạng của gan và túi mật, thường là do khí gan (năng lượng sống) bị đình trệ - một dấu hiệu cho thấy năng lượng tập trung xung quanh gan không hoạt động thông suốt.

Y học cổ truyền đã phát hiện ra rằng cơ thể con người có một hệ thống kinh mạch, qua đó khí di chuyển và các cơ quan nội tạng được kết nối với các bộ phận khác nhau của cơ thể thông qua các kinh mạch. Vị trí đau nửa đầu là kinh gan và kinh túi mật có quan hệ mật thiết với gan theo lộ trình mà nó đi qua.

Kinh gan của chân Quyết âm, kinh túi mật của chân Thiếu dương. (NTD Television)
Kinh gan của chân Quyết âm, kinh túi mật của chân Thiếu dương. (NTD Television)

Cách đây ít lâu, tôi (tác giả gốc bài viết - PV) có một bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu dữ dội, đã thử đủ loại thuốc theo chỉ định của Tây y nhưng đều vô ích. Theo quan điểm Đông y, bệnh nhân này được chẩn đoán mắc chứng đau nửa đầu do gan khí bị ứ trệ nghiêm trọng.

Y học cổ truyền tin rằng kinh mạch gan có các chức năng như điều chỉnh cảm xúc và giấc ngủ, do đó thường xuyên tức giận và cảm xúc bất ổn sẽ ảnh hưởng đến khí của gan.

Trong trường hợp của bệnh nhân đã nói ở trên, lý do khiến khí huyết bị đình trệ là do anh đã trải qua một số chấn thương tâm lý trong suốt cuộc đời, khiến cảm xúc của anh bị kích động rất nhiều. Những cảm xúc phẫn uất hoặc tức giận bị tích tụ và đè nén lâu ngày trong tâm trí anh.

Sự oán hận và tức giận bị kìm nén lâu ngày như vậy dần dần gây hại cho cơ thể con người, dẫn đến các biến chứng như đau nửa đầu, gan nhiễm mỡ, bệnh túi mật và đối với phụ nữ là bệnh tử cung.

Nếu không loại bỏ được những cảm xúc tiêu cực này, gan của người bệnh sẽ không thể phục hồi, và tình trạng đau nửa đầu sẽ kéo dài.

Vì nguyên nhân sâu xa của chứng đau nửa đầu là do gan khí bị ứ trệ, nên trước tiên bạn phải điều chỉnh cảm xúc của mình để giải tỏa khí trệ. Sau đây là một vài phương pháp đơn giản để thử:

1. Giải tỏa oán hận

Một cách đơn giản để giải tỏa bất bình khi gặp chuyện không vui là dùng ngón giữa của bàn tay phải bắt mạch dưới ngón cái của bàn tay trái, đồng thời ấn lòng bàn tay trái lên trán.

Nhớ lại bất kỳ người, tình huống và lời nói khó chịu nào, đồng thời cho phép bản thân trải nghiệm lại những cảm xúc mà bạn cảm thấy vào thời điểm đó.

Nghĩ về nó, cảm nhận nó và hít thở sâu lặp đi lặp lại, cho đến khi những hình ảnh và cảm giác này từ từ biến mất.

2. Thay đổi thái độ của bạn

Trong cuộc sống, những điều thường xảy ra có thể khiến chúng ta tức giận. Chúng ta phải điều chỉnh suy nghĩ của mình bằng cách thay đổi cách nhìn nhận các tình huống và coi những điều bất công và bất hạnh mà chúng ta gặp phải là cơ hội để cải thiện bản thân và thăng hoa tâm hồn.

Sức khỏe có bốn khía cạnh lồng vào nhau - từ thể chất đến dinh dưỡng, sau đó là năng lượng và cuối cùng là tâm hồn. “Thuốc” chữa lành tâm hồn chính là cái mà chúng ta gọi là “tu hành” trong văn hóa truyền thống.

3. Tập luyện đúng cách

Các bài tập thư giãn như Thái cực quyền hay Khí công, nhất là khi tập ngoài trời sẽ có tác dụng làm dịu gan, điều khí. Ngay cả việc đi bộ đơn giản cũng có tác dụng xoa dịu trạng thái tinh thần của chúng ta.

4. Thư giãn

Đối với những người lãng mạn - uống một tách trà mới pha và nghe nhạc có thể mang lại hiệu quả kỳ diệu trong việc giảm căng thẳng, loại bỏ mệt mỏi và làm dịu cơ thể cũng như tâm trí. Bạn có thể thử nghe nhạc phát ra từ đàn tam thập lục của Trung Quốc, loại nhạc đặc biệt làm dịu tâm hồn.

Theo Tiến Sĩ Jingduan Yang từ The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch

TS.BS Jingduan Yang là một bác sĩ tâm thần chuyên về y học tổng hợp và y học cổ truyền Trung Hoa cho các bệnh mãn tính về tâm thần, hành vi và thể chất. Ông đã đóng góp cho các cuốn sách "Integrative Psychiatry", "Medicine Matters" và "Integrative Therapies for Cancer". Đồng tác giả "Facing East: Ancient Secrets for Beauty+Health for Modern Age" của HarperCollins và "Clinical Acupuncture and Ancient Chinese Medicine" của Oxford Press. Bác sĩ Yang cũng là người sáng lập Viện Y học Tích hợp Yang và Viện Châm cứu Lâm sàng Hoa Kỳ, đồng thời là Giám đốc điều hành của Trung tâm Y tế Phương Bắc (Middletown, New York) kể từ tháng 7 năm 2022.



BÀI CHỌN LỌC

Khó chịu vì đau nửa đầu? 4 phương pháp đơn giản để giảm bớt nguyên nhân gốc rễ