Kiểm định khoa học xá lợi của Đức Phật phát hiện ra những bí ẩn bất ngờ

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Xá lợi Phật là một vật huyền diệu do Đức Phật để lại sau khi nhập niết bàn, các thành phần của nó vẫn luôn là một bí ẩn. Cho đến khi một thí nghiệm chuyên nghiệp của một chuyên gia kim cương đưa ra, dưới các dụng cụ và máy móc hiện đại, phát hiện ra xá lợi Phật ẩn chứa những bí ẩn bất ngờ.

Nghe thêm: Radio Văn Hóa

Xá lợi - bảo vật Phật Môn, bí ẩn ngàn năm

Hơn 100 km về phía Tây của Tây An, có một huyện thành tên là Phù Phong. Đây là một huyện rất nhỏ, nhưng lại rất nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ngôi chùa cổ ngàn năm Pháp Môn nằm ở nơi đây. Nó là ngôi chùa được xây dựng vào thời Đông Hán, với tên gốc là chùa A Dục Vương. Sau này Hoàng đế khai quốc của triều nhà Đường - Lý Uyên đã đổi tên chùa thành Pháp Môn.

Kiến trúc nổi tiếng nhất trong chùa Pháp Môn chính là bảo tháp bát giác 13 tầng. Tương truyền bên trong tòa tháp này thờ phụng bảo vật quý giá của Phật gia. Tuy nhiên, ngoài những ghi chép trong sách cổ, chưa có ai từng thấy những bảo vật này. Các trụ trì truyền từ đời này sang đời khác trong chùa cũng chưa bao giờ nói về sự tồn tại của chúng. Vì vậy mọi người chỉ coi chúng như những lời đồn lịch sử.

Sáng ngày 24/8/1981, huyện Phù Phong đột nhiên xuất hiện bão lớn, sấm chợt giật liên tục, mưa rơi không ngớt. Lúc đó rất nhiều tăng nhân đang ngồi trong Đại Hùng bảo điện của chùa Pháp Môn, người đứng đầu là Pháp sư Trừng Quan cùng các tăng nhân đang tụng kinh tập thể.

Cùng lúc đó, các nhà sư ở chùa A Dục Vương ở New Delhi, Ấn Độ, cách đó hàng nghìn dặm, cũng đang tụng kinh tập thể, do Pháp sư Huệ Quả dẫn đầu. Đồng thời còn có các nhà sư tại chùa Jokhang ở thành phố Yangon, Myanmar lúc đó do Pháp sư Hiền Năng dẫn đầu, cũng đang tụng kinh liên tục không ngừng.

Khi đó, các tăng nhân của ba ngôi chùa ở ba nơi cùng tụng một bộ kinh, đó là ‘Niết Bàn kinh’. Bởi vì ba vị Pháp sư đều cảm giác có điều gì đó sắp xảy ra.

Vào khoảng 10h sáng, hòa thượng Trừng Quan của chùa Pháp Môn, thuộc huyện Phù Phong ngừng tụng kinh. Ông mở đôi mắt, cảm thấy thời gian đã tới, sự việc đang tới gần, ông ra hiệu bằng tay cho các tăng nhân ngừng tụng kinh.

Phật bảo nghìn năm của chùa Pháp Môn hiện thân

Pháp sư Trừng Quan nhìn ra cửa sổ, thấy một đám mây khổng lồ từ hướng Tây Nam kéo tới. Một tia sét ngoằn ngoèo từ trên mây đánh thẳng xuống bảo tháp, chỉ thấy trên bầu trời bảo tháp có một quả cầu lửa rực rỡ bay lên, tiếp theo đó là tiếng nổ lớn kinh thiên động địa. Tòa tháp giống như bị con dao thép sắc bén cắt qua, nó đổ sụp một nửa.

Ngày hôm sau, đài phát thanh của Ấn Độ và Myanmar đều đưa tin về sự việc này, nhưng không phải từ phía chính phủ đưa ra, mà là Pháp sư Huệ Quả và Hiền Năng chủ động cung cấp cho đài, cùng với Pháp sư Trừng Quan, cả ba vị tăng nhân đều dự đoán trước được việc bảo tháp bị sụp đổ và bảo vật mà chùa Pháp Môn bảo vệ nhiều đời sẽ xuất hiện. Một tuần sau, truyền thông Trung Quốc mới đăng tin bảo tháp bị đổ.

Toà bảo tháp tại chùa Pháp Môn (Ảnh: ET)
Toà bảo tháp tại chùa Pháp Môn (Ảnh: ET)

Sáu năm sau, vào năm 1987, khi đoàn khảo cổ tới tháp đã khai quật được cung điện dưới lòng đất ở chùa Pháp Môn. Ở dưới cung điện này, các nhà khảo cổ đã tìm được báu vật quý giá trong truyền thuyết của Phật giáo - xá lợi xương ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni. Quá trình khai quật cung điện cũng mang đầy màu sắc huyền hoặc.

Xá lợi Phật bảo

Xá lợi là phiên âm chữ Hán của từ ‘Sarira’ trong tiếng Phạn, ý nghĩa là di cốt. Tương truyền, vào năm 483, Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn tại thủ đô Câu Thi Na Yết La của nước Mạt La. Nơi này ngày nay là một thôn nhỏ ở vùng đông bộ của Ấn Độ - gọi là thôn Kasia. Đệ tử của Phật là A Nan và những người khác đã theo phong tục Ấn Độ cổ hoả thiêu di thể của Đức Phật.

Xá lợi Phật (Ảnh: ET)
Xá lợi Phật bảo (Ảnh: ET)

A Nan là người thân thích của Đức Phật ở thế tục, đồng thời là đệ tử chăm lo cho đời sống của Đức Phật. Sau hàng chục giờ khi đám hoả táng được dập tắt, A Nan và mọi người rất kinh ngạc khi phát hiện ra trong đống tro có một đoạn xương ngón tay, một mảnh sọ, một vài sợi tóc và 4 chiếc răng, chúng đều không bị thiêu đốt. Đồng thời trong đống tro, còn có thứ gì đó lấp lánh ánh sáng, nhìn kỹ lại, hoá ra đó là một vật thể đầy màu sắc như pha lê, đếm lại có tới hàng chục nghìn vật thể như thế.

Mọi người có thể đọc được có ghi chép nói rằng có 8 vạn 4 nghìn vật thể lấp lánh. 8 vạn 4 nghìn là cụm từ thường thấy trong Phật giáo, giống như trong thơ cổ của Trung Quốc ‘Thác nước Lư Sơn chảy thẳng xuống từ 3.000 thước’. Đó là con số không thật, không phải nói là thực sự là 3.000 thước và cũng không phải là con số chính xác.

Và người ta gọi những vật thể kỳ lạ thu được trong đống tro sau khi hoả táng là Phật cốt xá lợi. Ngoài xương ngón tay và răng, 8 vạn 4 nghìn xá lợi Phật đều rất nhỏ, nhỏ chỉ như hạt giống rau, cỡ trung bình thì như kích thước hạt gạo tấm, lớn nhất cũng không lớn hơn hạt đậu. Hơn nữa chúng có màu sắc khác nhau, như đen, màu trân châu, màu đỏ. Theo cách nói của Phật giáo, xá lợi màu đen là từ tóc hoả táng thu được, màu trân châu là xá lợi từ xương hoả táng và màu đỏ là xá lợi từ thịt hoả táng.

Thực ra không chỉ có Phật Đà để lại xá lợi, trong các đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có nhiều người sau khi viên tịch, hỏa táng có xá lợi; còn có đại đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni như A Nan, Mục Kiền Liên, A Nhược Kiều Trần Như…

Tuy nhiên, xá lợi của họ khác với xá lợi của Phật. Xá lợi của Phật trong suốt như pha lê, còn xá lợi của các đệ tử trông giống như chất liệu đá granite. Cũng có nhiều ghi chép trong lịch sử về các cao tăng sau khi viên tịch, hoả táng, xuất hiện xá lợi, ví như cao tăng Hoằng Nhất, sau khi ông viên tịch và hoả táng, thu được hơn 1.000 viên xá lợi, chúng trông giống như đá thông thường. Nếu tín đồ Phật giáo có được xá lợi thì như sở hữu báu vật, nó là Thánh vật tôn giáo.

Nhưng rất nhiều người thế tục không tán thành điều này, cho rằng nó là mê tín, cái gọi là xá lợi chẳng qua là do hòa thượng nhiều năm ăn chay, trong thân thể có sỏi và khi hoả táng thì còn sót lại.

Xá lợi có phải là sỏi?

Vậy tại sao xá lợi lại có màu sắc?

Một số người giải thích rằng do tăng nhân qua đời, sử dụng thuốc quanh năm, trong đó có chứa Ion kim loại, nếu lắng vào xương, nó sẽ nhuộm màu.

Vậy xá lợi có phải là sỏi không?

Vậy xá lợi có phải là sỏi không? (Ảnh: chụp màn hình video)
Vậy xá lợi có phải là sỏi không? (Ảnh: chụp màn hình video)

Y học hiện đại đã chứng minh rằng người ăn chay thời gian lâu, chính là những người có thói quen ăn uống như các tăng nhân, độ pH trong dịch tiểu của họ có tính kiềm, về lý luận mà nói, họ không dễ bị sỏi. Trong khi đó người thường ăn thịt có pH nước tiểu tương đối thấp, và tỷ lệ mắc sỏi ở họ khá cao.

Điều đáng nói đến trong thuyết kết sỏi không phải là chế độ ăn uống của người đã khuất, mà là sỏi trong cơ thể người không thể chịu được hỏa thiêu. Phần lớn sỏi trong cơ thể người có các chất hữu cơ.

Ví dụ như sỏi mật, thành phần chủ yếu của nó gồm Bilirubin và cholesterol, khi tới gần nhiệt độ 1.000 độ C, các chất này sẽ nhanh chóng giải thể, không thể hình thành các tinh thể độ cứng cao như đá quý, thạch anh hay pha lê.

Vì vậy sau khi di thể được hoả táng, người ta sẽ nhận được một lọ tro, chủ yếu là muối canxi photphat như hydroxyapatite. Chúng là thành phần chủ yếu của xương và men răng của con người. Hydroxyapatite có thể hình thành cấu trúc tinh thể ổn định, nhưng hoàn toàn không phải ở trong lò đốt, mà là ở trong điều kiện phòng thí nghiệm, trên 1.000 độ C Hydroxyapatite sẽ thoát nước, nhiệt độ cao lên nó sẽ phân giải, thậm chí chút cặn cũng không lưu lại. Vì vậy nếu nói xá lợi là sỏi thì chỉ là chuyện nực cười.

Đối với thuyết di cốt bị nhuộm màu, lò hỏa táng Bát Bảo Sơn ở Bắc Kinh có thể xác nhận một phần. Bát Bảo Sơn là một trong những lò hoả táng lớn nhất ở Bắc Kinh, mỗi ngày ở đây hoả táng vài trăm thi thể. Các nhân viên lò hỏa táng từ lâu đã nhìn thấy màu sắc của nhiều xương cốt khác nhau, ví dụ như xương cốt của người bị bệnh ung thư có màu đen, của trẻ em màu trắng, của người già có màu vàng nhạt.

Tuy nhiên các nhân viên ở đây cũng thừa nhận, họ đã hỏa thiêu rất nhiều thi thể người ăn chay, cư sĩ và tăng nhân, và chưa bao giờ xuất hiện thứ gì đó giống như xá lợi Phật. Duy nhất có một lần ngoại lệ vào mười mấy năm trước, sau khi hoả táng thi thể một vị trụ trì lớn tuổi xuất hiện khoảng 10 viên giống như giọt nước mờ mờ.

Phật bảo xá lợi truyền vào Trung Nguyên

Vào 2.500 năm trước, quốc vương nước Mạt La đã nhìn thấy xá lợi Đức Phật để lại sau khi niết bàn. Quốc vương lập tức xây một ngôi chùa ngay tại nơi hoả thiêu, và đặt tên là chùa Đại Niết Bàn. Nơi đây thờ phụng xá lợi của Phật Thích Ca Mâu Ni. Sau này ngôi chùa trở thành Thánh địa của Phật giáo.

200 năm sau đó, A Dục Vương của Ma Yết Đà quốc ở Bắc Ấn Độ giáng thế, khai sáng vương triều Khổng Tước (Maurya) nổi danh lừng lẫy. A Dục Vương nam chinh bắc chiến, mở mang bờ cõi. Thời đại của triều đại này cai trị khi Ấn Độ cổ đại tiến gần nhất đến thống nhất. Ngoại trừ cực nam của tiểu lục địa và Sri Lanka, phần lớn Ấn Độ ngày nay, cộng với Pakistan, Afghanistan, và một phần của Trung Á đều nằm dưới sự thống trị của triều đại Maurya. Giữa thế kỷ thứ ba, dân số triều đại Khổng Tước có thể trên 20 triệu, ngang với dân số thời vương triều Đại Tần khi sắp quét sạch các nước và thống nhất thiên hạ.

A Dục Vương của Ma Yết Đà quốc ở Bắc Ấn Độ giáng thế, khai sáng vương triều Khổng Tước (Maurya) nổi danh lừng lẫy (Ảnh: chụp màn hình video)
A Dục Vương của Ma Yết Đà quốc ở Bắc Ấn Độ giáng thế, khai sáng vương triều Khổng Tước (Maurya) nổi danh lừng lẫy (Ảnh: chụp màn hình video)

Nhưng khi tới tuổi trung niên, A Dục Vương dũng mãnh thiện chiến đột nhiên cảm thấy mệt mỏi với chiến tranh, ông trở thành một tín đồ Phật giáo thuần thành, lấy xá lợi của chùa Đại niết Bàn chia ra 8 vạn 4 nghìn phần (8 vạn 4 nghìn cũng là con số ám chỉ số lượng lớn, không phải số chính xác), sau đó phái các đoàn tăng lữ đem tặng cho các nước để hồng dương Phật Pháp.

Vào khoảng năm 240 TCN, trước khi nhà Tần thống nhất, tăng nhân Thích Lợi Phòng dẫn đầu đoàn hộ tống xá lợi Phật cốt đi về phía Đông tới Trung Nguyên.

Trong “Lịch đại tam bảo ký” kể lại rằng, đoàn mang theo tất cả 19 xá lợi Phật cốt, trong đó có xá lợi xương ngón tay Phật của chùa Pháp Môn. Quá trình Thích Lợi Phòng hộ tống xá lợi tới Đông thổ cũng khá kinh thiên động phách, cũng không ít hơn 81 nạn mà Đường Tăng phải trải qua khi đi Tây Thiên thỉnh kinh.

Tất cả 19 xá lợi trải qua bao gian khổ đã tới và bén rễ tại Trung Nguyên. Nhưng hơn 2000 năm qua, đã trải qua nhiều cuộc chiến. Ở Ấn Độ còn xảy ra sự sa sút của Phật giáo, sự phục hưng của Bà La Môn giáo, và sự chinh phục của Đạo Hồi, bao cuộc bể dâu, thế sự xoay vần.

Tuyệt đại bộ phận những xá lợi mà A Dục Vương phái đem tặng đã không biết cuối cùng như thế nào. Hiện tại có thể tìm thấy công khai toàn thế giới có khoảng 10 ngôi chùa đang thờ phụng xá lợi Phật, trong đó có 7 ngôi chùa của Trung Quốc, bao gồm:
- Chùa Pháp Môn Tây An thờ xá lợi xương ngón tay Phật;
- Chùa Linh Quang Bát đại xử Tây Sơn Bắc Kinh thờ xá lợi răng Phật;
- Chùa Vân Cư Phòng sơn Bắc Kinh thờ xá lợi Phật nhục;
- Lôi Phong Tháp Hàng Châu thờ xá lợi tóc Phật;
- Chùa Khánh Sơn Lâm Đồng Tây An thờ xá lợi toái thân;
- Còn có Ngưu Thủ Sơn Nam Kinh thờ xá lợi xương đỉnh đầu Phật
- Chùa Phật Cung huyện Ứng, Sơn Tây là xá lợi răng Phật.

Ngoài Trung Quốc bao gồm:
- Chùa Kim Sơn tại Bangkok, Thái Lan thờ xá lợi Phật cốt;
- Chùa Răng Phật tại thành phố Kandy, Sri Lanka thờ xá lợi răng Phật
- Chùa Nagoya, Nhật Bản thờ xá lợi Phật cốt.

Những xá lợi này đều được các tín đồ Phật giáo coi như báu vật. Nó được coi là bảo vật vì ngoài việc là di cốt do Phật Thích Ca Mâu Ni lưu lại, mà còn vì nó là vật chứng của Phật Pháp kim cương bất hoại, bị lửa đốt vẫn trong suốt như pha lê và rất cứng. Tín đồ Phật giáo xem rằng, đó là minh chức xác thực cho Phật Pháp của Đức Phật để lại.

Những mô tả này xem ra là những từ ca ngợi của tín đồ Phật giáo. Xá lợi kỳ lạ và thần kỳ ra sao còn cần có sự giám định của khoa học. Nhưng đây cũng là vấn đề gây đau đầu bởi vì các tín đồ tôn giáo thành kính khá nhạy cảm đối với việc đưa thánh vật của giáo phái của họ ra cho khoa học kỹ thuật làm giám định.

Giám định khoa học xá lợi

Tới khoảng năm 2014, mới chỉ có chùa Phật Cung huyện Ứng, Sơn Tây gửi xá lợi răng Phật đến trung tâm giám định kim cương ở Antwerp, Bỉ để giám định, khiến cho mọi người lần đầu được tìm hiểu những đặc tính thần kỳ của xá lợi Phật, thông qua máy móc hiện đại tiên tiến.

Răng Phật được gửi tới phòng giám định (Ảnh: chụp màn hình video)
Răng Phật được gửi tới phòng giám định (Ảnh: chụp màn hình video)

Đây là răng Phật được gửi tới phòng giám định. Có thể thấy trên răng không bị cháy, mà có những hạt nhỏ trông như pha lê, những hạt nhỏ này chính là xá lợi Phật.

Nhà giám định là Tiến sĩ Cao Bân. Bước giám định đầu tiên là ông loại trừ nghi ngờ làm giả. Ông muốn xác định trước tiên các hạt nhỏ và vật chất xung quanh có phải là polyme nhân tạo, có phải người đời sau gắn vào thêm hay không. Tiến sĩ Cao dùng tia hồng ngoại và kính hiển vi điện tử để kiểm tra, kết quả cho thấy trong các hạt và vật chất xung quanh không có carbon hữu cơ. Điều này có nghĩa là khả năng những vật này do con người tạo nên bị loại bỏ, không có sử dụng keo dán, cũng không có vết tích can thiệp của con người.

Tới bước thứ hai là kiểm tra thành phần. Tiến sĩ Cao dùng đầu dò điện tử phát hiện các hạt xá lợi đó do 4 loại nguyên tố tổ hợp thành, trong đó carbon chiếm chủ yếu tới 99,97%; 0,03% còn lại là lưu huỳnh, kẽm, silic, stronti. Những thành phần này rất tương tự với kim cương.

Lẽ nào xá lợi Phật cốt lại là kim cương? Tiến sĩ Cao Bân không dám tin, ông dùng thêm hai hai dụng cụ khác là thiết bị đo độ dẫn nhiệt và thiết bị đo áp suất điện. Bởi tính dẫn nhiệt của kim cương là đứng đầu trong thiên nhiên nhiên, không chỉ đá quý không vượt qua được kim cương mà bất kỳ kim loại nào cũng không sánh được, nên việc dùng máy đo nhiệt để phát hiện ra kim cương thật hay giả là một phương pháp rất hiệu quả.

Ngoài ra kim cương có độ cứng cao, trong bảng xếp hạng Mohs đo độ cứng của quặng giá trị từ 1-10, kim cương là số 10, đứng đầu bảng. Vì vậy dùng áp suất để trắc định kim cương giả hay thật cũng có kết quả rất đáng tin cậy.

Bảng xếp hạng Mohs đo độ cứng của quặng giá trị từ 1-10, kim cương là số 10 (Ảnh: chụp màn hình video)
Bảng xếp hạng Mohs đo độ cứng của quặng giá trị từ 1-10, kim cương là số 10 (Ảnh: chụp màn hình video)

Tiến sĩ dùng thiết bị đo độ dẫn nhiệt cho số liệu 1000 - 2.600 [W/(m.K)]. Kết quả đo bằng thiết bị đo áp suất điện cho thấy, với cột áp 2.000 tấn/inch vuông (tương đương gần 2200 kg/cm2), các hạt xá lợi vẫn nguyên vẹn như ban đầu. Điều này cho thấy xá lợi có thể sánh với kim cương dưới một số các chỉ số vật lý.

Sau đó, tiến sĩ Cao lại dùng máy đo nhiễu xạ tia X (XRD). Chức năng quan trọng của XRD là quan sát kết cấu tinh thể của kim cương. Kinh ngạc hơn là các tinh thể của các hạt xá lợi dưới quan sát của XRD là những tinh thể lục giác rõ ràng.

Trong tự nhiên, pha lê là thuộc tinh thể có ba trục giao nhau thành góc tù, kim cương là tinh thể loại trục, còn kim cương có tinh thể lục giác chỉ có trong các mảnh thiên thạch. Điều này rất kỳ lạ, nó nói lên rằng những hạt xá lợi không chỉ là kim cương, mà chúng còn là kim cương ở bên ngoài không gian bay tới, không phải là kim cương trên trái đất.

Loại kim cương lục giác (lonsdaleite) này tiến sĩ Cao mới chỉ nhìn thấy một lần trong đời, đó là qua kính ngăn tại bảo tàng Washington. Trên thế giới cũng mới chỉ phát hiện có hai viên kim cương thiên thạch, ngoài một viên đặt tại bảo tàng Washington, một viên còn lại ở Trung Quốc. Còn hiện tại, thành phần của xá lợi Phật được cho là kim cương thiên thạch.

Điều khiến tiến sĩ Cao kinh ngạc nữa là khi phóng to lên 1.000 lần qua kính hiển vi điện tử trong xá lợi bất ngờ xuất hiện đầy đủ 5 pho tượng Phật ngồi. Điều này khá phù hợp với tạo hình Phật năm phương trong Phật giáo. Tất nhiên, một cuộc thẩm định phải thuyết phục, cần cùng một mẫu phẩm. Ví dụ về xá lợi răng Phật ở trên, sẽ tiến hành kiểm định với điều kiện tương tự tại một phòng thí nghiệm khác và so sánh kết quả hai lần kiểm định liệu có giống nhau không. Nếu như có điều kiện, tốt nhất nên có nhiều mẫu phẩm, tiến hành kiểm định các xá lợi Phật cốt khác nhau và so sánh kết quả với nhau.

Tuy nhiên, do ý nghĩa tôn giáo đặc biệt của xá lợi Phật, việc tiến hành các thí nghiệm và thử nghiệm liên tục, lặp đi lặp lại rất khó có được sự phối hợp. Vì vậy việc thử nghiệm trên tại trung tâm giám định kim cương của Bỉ là một trường hợp độc nhất trong khoa học, dù có vẫn hơn không, nhưng tin hay không vẫn tuỳ thuộc vào mỗi người.

Vài năm trước, do sự trỗi dậy của thị trường di tích văn vật Trung Quốc, xá lợi của một số tăng nhân trong lịch sử được lưu lại sau khi họ viên tịch và hoả táng cũng xuất hiện trong thị trường này, và được buôn bán như đồ tạo tác. Nó cũng làm dấy lên tranh luận làm thế nào để phân biệt xá lợi thật giả, nhưng ​​không có tiêu chuẩn nhất quán trong ngành.

Hiện nay biện pháp thường được dùng chính là kiểm định theo thang độ cứng Mohs, nó là tiêu chuẩn đo lường độ cứng của khoáng vật với chỉ số được đánh giá từ 1-10. Độ cứng thấp nhất là đá tan, chỉ số 1; độ cứng cao nhất là kim cương với chỉ số 10. Trong xá lợi hiện có nếu độ cứng Mohs ở mức 6,5-7 đều được chuyên gia kiểm định xác nhận là thật.

Thành phần khác của xá lợi cũng không có tiêu chuẩn nhất định để dựa vào phân định thật giả. Thành phần kim loại chính của xương người là canxi, nhưng thành phần của xá lại thường lại không có canxi, hơn nữa mỗi cái lại có sự khác biệt.

Điều này rất dễ giải thích theo quan điểm của những người tín ngưỡng Phật Pháp, vốn tu hành là chuyển hoá cơ thể ở mức độ cao, sự lĩnh ngộ của mỗi người khác nhau, cảnh giới đạt được cũng khác nhau. Xá lợi vẫn là một tiết lộ không như nhiều người mong đợi là phải có bằng chứng khoa học chính xác. Việc chấp nhận hay không, tin hay không vĩnh viễn đều là lựa chọn ở trong ẩn đố.

Minh An
Theo Wenzhao Studio

 

 



BÀI CHỌN LỌC

Kiểm định khoa học xá lợi của Đức Phật phát hiện ra những bí ẩn bất ngờ