'Chiến lược Trung Quốc' đầu tiên của Đức yếu kém đến nực cười

Giúp NTDVN sửa lỗi

Không có gì ngạc nhiên khi tầng lớp doanh nhân Đức hoan nghênh chiến lược Trung Quốc của chính phủ - một tài liệu chiến lược yếu kém đến nực cười nhưng lại mất nhiều năm để soạn thảo.

Sau nhiều thập kỷ là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong Liên minh châu Âu, Đức dường như cuối cùng đã suy nghĩ lại.

Vào ngày 13/07, Đức đã ban hành tài liệu “Chiến lược Trung Quốc” đầu tiên. Mục đích là để hướng dẫn hệ thống kinh doanh và chính trị của họ về cách đối xử với Trung Quốc trong tương lai nhằm nỗ lực cân bằng mối quan hệ kinh tế với những rủi ro do sự gia tăng của tính hiếu chiến ở nước ngoài và sự chuyên chế trong nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tài liệu cho biết, sự thịnh vượng và thành tựu ngày càng gia tăng của Trung Quốc… tương phản với những bước lùi liên quan đến các quyền dân sự và chính trị”.

“Điều này cũng có tác động đến trao đổi giữa Đức và Trung Quốc. Trung Quốc cản trở liên lạc với xã hội dân sự, phương tiện truyền thông, viện nghiên cứu và các cơ quan chính phủ. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đồng thời là đối tác, đối thủ cạnh tranh và đối thủ mang tính hệ thống của Chính phủ Liên bang [Đức]”, tài liệu chính thức nêu rõ.

Tài liệu chiến lược cung cấp hướng dẫn cho các chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức giáo dục và chính trị gia ở Đức trong các tiếp xúc với Trung Quốc. Tài liệu giờ đây sẽ được chuyển đến Quốc hội Đức, nơi các nhà lập pháp dự kiến sẽ bắt đầu tranh luận khi các quan chức trở lại làm việc vào tháng 9.

Tài liệu 'Chiến lược Trung Quốc' mới của Đức yếu kém đến nực cười
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đến thăm một trung tâm đào tạo của tập đoàn kỹ thuật Thụy Sĩ - Thụy Điển ABB vào ngày 06/09/2022 tại Berlin, Đức. (Ảnh: Christian Marquardt - Pool/Getty Images)

Hạn chế của tài liệu chiến lược mới

Mặc dù tài liệu thừa nhận những thách thức mà ĐCSTQ và Trung Quốc đặt ra cho Đức trong tương lai, nhưng đây khó có thể là một sự thay đổi mang tính định hướng cho quốc gia tích cực ủng hộ Trung Quốc nhất ở lục địa châu Âu.

Thứ nhất, chiến lược này không khuyến nghị kiềm chế chính sách hoặc ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với công nghệ quan trọng, vốn sẽ có tác động thực sự khi xét đến ngành công nghiệp tiên tiến của Đức. Mỹ đã hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các công nghệ bán dẫn thiết yếu.

Và có một mức độ mâu thuẫn trong chính tài liệu chiến lược. Trong khi ủng hộ cho một mối quan hệ hợp tác thông minh hơn với Trung Quốc, tờ báo cũng nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp Đức phải duy trì mối quan hệ kinh tế có lợi với Trung Quốc và nói về sự cần thiết phải “cùng nhau hợp tác chống biến đổi khí hậu”.

Đã có khả năng thực sự xuất hiện một sự thay đổi chính sách ở Đức sau khi bản dự thảo ban đầu của tài liệu chiến lược bị rò rỉ vào cuối năm ngoái, áp đặt những thay đổi đáng kể trong cách các công ty tiếp xúc với Trung Quốc. Những thay đổi đó bao gồm việc tiết lộ mức độ tiếp xúc và mức độ hợp tác của họ với các thực thể Trung Quốc và buộc họ phải trải qua “các bài kiểm tra căng thẳng” định kỳ để chứng minh khả năng chống chọi với bất ổn địa chính trị.

Cuối cùng, đã không có gì đáng chú ý được đưa vào tài liệu. Tài liệu dài 64 trang liệt kê hàng loạt rủi ro khi kinh doanh với Bắc Kinh - không có rủi ro nào mới và tất cả đều có thể được thu thập với một lệnh tìm kiếm đơn giản trên Google hoặc ChatGPT - đồng thời phác thảo các biện pháp phản ứng có thể, bao gồm cả việc làm chậm đầu tư ra nước ngoài vào Trung Quốc, các biện pháp kiểm soát về xuất khẩu công nghệ cho mục đích quân sự...

Nhưng tài liệu không chỉ định bất kỳ mục tiêu ràng buộc hoặc định lượng nào mà các công ty và tổ chức phải tuân thủ. Nó thậm chí không thể đưa ra các bài kiểm tra cho dù là dễ dàng đối với các công ty muốn làm ăn với Trung Quốc. Không có hạn chế xuất khẩu nào được khuyến nghị.

Không có gì ngạc nhiên khi tầng lớp doanh nhân Đức hoan nghênh chiến lược Trung Quốc của chính phủ - một tài liệu chiến lược yếu kém đến nực cười nhưng lại mất nhiều năm để soạn thảo.

Hiệp hội ngành của Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) thừa nhận rằng, cần phải thảo luận thêm về các thiết kế cụ thể của một số biện pháp nhưng đã nhanh chóng chỉ ra rằng “có nguy cơ là tính năng động của doanh nghiệp sẽ bị hạn chế quá nhiều”, chủ tịch BDI Siegfried Russwurm nói với Reuters. Ông Russwurm là chủ tịch hội đồng quản trị của gã khổng lồ kỹ thuật Đức ThyssenKrupp AG và cũng là thành viên hội đồng quản trị của tập đoàn công nghiệp Siemens AG.

ĐCSTQ chắc chắn ủng hộ tài liệu chiến lược mới của Đức.

Để thể hiện tình đoàn kết của Bắc Kinh với Đức, ĐCSTQ đã phản ứng theo cách điển hình để xoa dịu nhiều người Đức vốn đang chỉ trích chiến lược Trung Quốc mới.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức cùng ngày đưa ra tuyên bố rằng, Trung Quốc không gây ra bất kỳ “khó khăn và thách thức nào mà Đức hiện đang phải đối mặt” và việc coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh và đối thủ có hệ thống” là không dựa trên thực tế và sẽ không có lợi cho Đức.

Sau tất cả, nếu Trung Quốc giả vờ bị xúc phạm bởi tài liệu, thì đó là một chiến lược tốt. Và việc chỉ cần thừa nhận những rủi ro khi làm việc với ĐCSTQ có thể giúp những gã khổng lồ công nghiệp Đức nghiện Trung Quốc có thêm thời gian để đối phó với những người chỉ trích họ.

Đối với các bên liên quan không có ý định thay đổi hiện trạng, đó là một tình huống đôi bên cùng có lợi.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo The Epoch Times

Bảo Nguyên biên dịch

Tác giả Fan Yu là chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và kinh tế, đã có nhiều bài phân tích về nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2015.



BÀI CHỌN LỌC

'Chiến lược Trung Quốc' đầu tiên của Đức yếu kém đến nực cười