Tại sao mỡ bụng giảm mãi nhưng vẫn không thấy thon gọn? Rốt cuộc, bên trong bụng ‘phệ’ có những gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cuộc sống của những người bụng ‘phệ’ đầy rẫy thử thách và cám dỗ. Đối với họ, ăn uống quá độ hay quá kiêng khem cũng đều tạo ra những vấn đề khác nhau.

Họ cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống mỗi ngày, nhưng lại khó cưỡng lại sức hấp dẫn của các món ăn ngon. Bụng "phệ" khiến họ trở nên tự ti, không dám khoe bụng ở nơi đông người vì sợ bị cười nhạo.

Bụng "phệ" không phải do bẩm sinh mà là do những thói quen sinh hoạt không tốt trong thời gian dài. Nói chung, không ít người đã thử nhiều phương pháp giảm cân nhưng lại khó kiên trì. Họ cũng từng cân nhắc đến việc hút mỡ nhưng lại e ngại rủi ro và tác dụng phụ của phẫu thuật.

Vậy bụng “phệ” chứa gì bên trong? Tại sao giảm mãi không xuống?

Hình thể của con người được quyết định bởi nhiều yếu tố, bao gồm gen, thói quen ăn uống, lối sống... Bụng "phệ" rất có thể là do lối sống thiếu lành mạnh trong thời gian dài. Vậy, "thiếu lành mạnh" ở đây thể hiện qua những khía cạnh nào?

Hãy cùng bắt đầu với chất béo. Chất béo là một chất cần thiết cho cơ thể, nhưng việc tích tụ quá nhiều chất béo sẽ dẫn đến béo phì. Khi lượng chất béo tích tụ nhiều ở bụng, sẽ hình thành "bụng bia", "thân hình quả táo", v.v.

Lượng chất béo này chủ yếu tập trung ở dưới da và xung quanh nội tạng, trong đó chất béo nội tạng nguy hiểm hơn nhiều, có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin, huyết áp cao, mỡ máu cao và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

Ngoài chất béo, bên trong bụng còn chứa gì nữa? Tất nhiên là hệ tiêu hóa.

Hệ tiêu hóa là một phần quan trọng, có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sức khỏe của hệ tiêu hóa cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hình thể bên ngoài. Nếu hệ thống này gặp vấn đề, có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, từ đó ảnh hưởng đến dáng vóc.

Hơn nữa, bên trong bụng còn có thể chứa một số thứ khác, chẳng hạn như cơ bắp, nội tạng, v.v. Mặc dù những bộ phận này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến béo phì, nhưng trạng thái của chúng cũng ảnh hưởng đến dáng vẻ bề ngoài.

Ví dụ, mức độ phát triển của cơ bắp ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ trao đổi chất cơ bản, trong khi trạng thái của nội tạng ảnh hưởng đến sức khỏe và hình thể.

Nhìn chung, những người có bụng "phệ" thực sự chứa nhiều thứ bên trong. Để duy trì thân hình và sức khỏe tốt, chúng ta cần kết hợp nhiều biện pháp, bao gồm chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục vừa phải, duy trì lối sống tích cực... Chỉ khi đó, chúng ta mới thực sự kiểm soát được cơ thể và sức khỏe của mình.

Tại sao giảm mãi không xuống?

Bạn cần nhận thức rằng giảm cân không phải là một quá trình diễn ra nhanh chóng. Nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm, cần nỗ lực và dành thời gian liên tục.

Nhiều người thường tràn đầy nhiệt huyết khi mới bắt đầu giảm cân, nhưng theo thời gian, nhiệt huyết đó dần phai nhạt, thay vào đó là cảm giác mệt mỏi và chán nản. Do đó, chúng ta cần giữ vững quyết tâm và ý chí, không ngừng điều chỉnh kế hoạch và phương pháp giảm cân của mình để phù hợp với sự thay đổi và nhu cầu của cơ thể.

Giảm cân đòi hỏi phối hợp cả chế độ ăn uống và tập luyện. Nhiều người thường chỉ chú trọng một trong hai khía cạnh này mà bỏ qua khía cạnh kia.

Ví dụ, một số người ăn kiêng quá mức, khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, trong khi một số người chỉ tập trung vào tập luyện mà bỏ qua tầm quan trọng của chế độ ăn uống. Trên thực tế, quá trình giảm cân đòi hỏi sự cân bằng và phối hợp giữa chế độ ăn uống và tập luyện, tìm ra phương pháp phù hợp với bản thân để đạt hiệu quả giảm cân tốt nhất.

Giảm cân cũng đòi hỏi chúng ta phải thay đổi những thói quen sinh hoạt không tốt. Chúng bao gồm ăn uống thất thường, thức khuya, thiếu vận động, v.v. Những thói quen này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân.

Tại sao bụng thường béo lên khi tăng cân?

Bụng là một trong những bộ vị dễ tích tụ mỡ nhất trên cơ thể người. Khi lượng calo nạp vào cơ thể nhiều hơn lượng calo tiêu hao, lượng calo dư thừa sẽ được chuyển hóa thành mỡ và tích trữ ở bụng. Ngoài ra, bụng còn chứa nhiều nội tạng, những cơ quan này cũng thu hút mỡ tích tụ.

Bên cạnh đó, thói quen sinh hoạt cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến việc béo bụng. Lối sống thiếu vận động, ngồi nhiều, ăn uống thất thường, v.v. cùng với yếu tố di truyền gia đình đều có thể dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ thừa ở khu vực này.

Tác hại của béo bụng

  • Bệnh tim mạch: Béo bụng có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa bên trong cơ thể, gây ra các vấn đề như rối loạn lipid máu, kháng insulin, đây đều là những yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh tim mạch. Ngoài ra, béo bụng còn làm tăng gánh nặng cho tim, làm suy giảm chức năng tim.
  • Liên quan mật thiết đến bệnh tiểu đường: Béo bụng dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin, từ đó dẫn đến bệnh tiểu đường. Tiểu đường có thể gây tổn thương cho nhiều hệ thống như hệ tim mạch, hệ thần kinh, thận, v.v., ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Tăng huyết áp: Béo bụng có thể khiến quá trình chuyển hóa nội bộ cơ thể thay đổi, làm huyết áp tăng cao. Tăng huyết áp có thể gây tổn thương hệ thống tim mạch, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tai biến mạch máu não, xuất huyết não.

Theo Song Yun - Aboluowang
Chấn Hưng biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tại sao mỡ bụng giảm mãi nhưng vẫn không thấy thon gọn? Rốt cuộc, bên trong bụng ‘phệ’ có những gì?