Thiền định giúp tâm trí khỏe mạnh sẽ bảo vệ tốt cơ thể bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thế giới của chúng ta đã phải trải qua một trận đại dịch trên toàn cầu. Khi số lượng người chết, những vụ bê bối và chính sách phong tỏa ngày càng nhiều, không ai có thể đoán trước điều gì sẽ xảy ra.

Thiền định có những tác động sinh học giúp cải thiện chức năng miễn dịch.

Cảm giác vô định về tương lai có thể gây ra những cảm xúc căng thẳng, sợ hãi, thậm chí là tức giận ở nhiều người. Tuy rằng những cảm xúc này đều là phản ứng tự nhiên trong tình huống khẩn cấp nhưng nếu không kiểm soát tốt, chúng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng miễn dịch - chức năng chúng ta cần nhất giữa đại dịch. Từ đầu thế kỷ 21, hàng trăm nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị căng thẳng kéo dài có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Vậy làm thế nào để kiểm soát được cảm xúc lo lắng? Thay vì tìm kiếm những thông tin bên ngoài, ví dụ như liên tục xem tin tức, và nuông chiều bản thân bằng những thói quen xấu để cảm thấy thoải mái hơn, bạn nên biết rằng sự bình an thực sự đến từ bên trong.

Rene Nazelrod là một người mẹ, một người dân ở bang Montana của Hoa Kỳ. Bà tin rằng thiền định không những có thể chữa lành cho cơ thể con người mà còn có thể chữa lành cho cả hành tinh của chúng ta. Hiện tại, Rene Nazelrod có một người con gái đang sống ở Nhật Bản, một người con trai đã chuyển đến sống ở California và một người mẹ già mắc bệnh ung thư, Nazelrod thừa nhận rằng bản thân từng có những khoảnh khắc cảm thấy lo lắng và hoảng sợ. Bà lo rằng đại dịch sẽ ảnh hưởng đến những thành viên trong gia đình mình. Nhưng sau đó bà biết rằng thiền định có thể giúp kìm hãm những trạng thái tâm trí hỗn loạn này và bà đã khuyến khích mọi người thực hành thiền định ít nhất một phút mỗi tuần.

      • Trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

Trên trang Instagram của Nazelrod, "The One Minute Movement", đã mở ra hoạt động này. Đó là một phút thiền vào lúc 5 giờ chiều mỗi thứ Sáu hàng tuần. Bạn không cần phải đăng ký, không cần phải tham gia cuộc họp qua Zoom, và cũng không cần giáo điều nào cả. Bạn có thể tham gia hoàn toàn miễn phí và thời gian thực hiện cũng rất ngắn.

"Lần đầu tiên khi đăng bài này, một người bạn từ rất lâu không nói chuyện của tôi đã nhắn rằng: 'Tôi không chỉ nghĩ đến hoạt động này từ trước 5 giờ chiều thứ Sáu mà còn suy nghĩ về nó cả ngày hôm sau'", Nazelrod nói.

Nazelrod đã thực hành thiền định thường xuyên trong nhiều năm. Ý tưởng về hoạt động một phút thiền định đã nảy ra khi bà nghe tin các trận đấu bóng rổ đều đã bị hủy bỏ.

"Trước đây, tôi từng xem bóng rổ với chồng khi mang thai con trai. Tôi rất thích hoạt động này. Hãy tưởng tượng năng lượng khi bạn chơi bóng rổ. Ở phút cuối của trận đấu, trong lần ném phạt cuối cùng, cảm giác năng lượng sẽ thật mạnh mẽ. Tôi chợt nghĩ, nếu chúng ta có thể làm điều này trên khắp thế giới bằng cách cùng nhau thiền định và cầu nguyện trong một phút", bà nói.

Mặc dù ý tưởng này có vẻ không quá thực tế nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy thiền định có thể giúp giảm trạng thái căng thẳng kéo dài. Tuy phương pháp thiền định chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chấp nhận nhưng các nhà khoa học chỉ ra rằng phương pháp này có thể giúp cải thiện cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của chúng ta.

Mặc dù thiền định là một hoạt động về tinh thần nhưng vẫn có nhiều tác động tích cực đến cơ thể thể chất của chúng ta. Phương pháp này cải thiện chức năng miễn dịch thông qua tác dụng làm giảm căng thẳng. Nhiều nghiên cứu trong những thập kỷ gần đây đã chỉ ra thiền định có thể làm giảm nhẹ nhiều triệu chứng của bệnh trầm cảm, lo âu, đau và mất ngủ do căng thẳng kéo dài.

Một bài báo được đăng trên tạp chí Frontiers in Immunology vào năm 2017 cho thấy thiền định và những phương pháp can thiệp về tinh thần - cơ thể khác có thể "đảo ngược" các phản ứng gây bệnh trong phân tử DNA.

Và ở đây, lại một lần nữa, chúng ta sẽ thấy rằng căng thẳng chính là cốt lõi của quá trình sinh bệnh này. Khi có một sự kiện căng thẳng, phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy" sẽ được kích hoạt. Quá trình này làm tăng cường sản xuất một phân tử gọi là nuclear factor kappa B (NF-kB), quy định cách biểu hiện của các gene.

NF-kB kích hoạt gen sản xuất phân tử protein cytokine gây viêm ở mức độ tế bào. Đáp ứng này sẽ có lợi trong phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” ngắn hạn. Nhưng khi căng thẳng kéo dài, phản ứng này làm tăng nguy cơ ung thư, lão hóa nhanh, đau và trầm cảm.

Tuy nhiên các nhà nghiên cứu phát hiện rằng những người tập thiền sẽ có hiệu ứng ngược lại - giảm sản xuất NF-kB và cytokine. Điều này sẽ đảo ngược mô hình biểu hiện gen gây viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý viêm.

5 phút thiền giải độc. (Shutterstock)

Thiền định để lại "dấu vết phân tử trong tế bào của chúng ta, đảo ngược tác động của căng thẳng, lo âu đối với cơ thể bằng cách thay đổi cách biểu hiện gen", Ivana Buric, nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Bộ não, Niềm tin, và Hành vị thuộc Trung tâm Tâm lý, Hành vi và Thành tựu của trường đại học Conventry, cho biết.

Cầu nguyện - là một loại thiền định có chủ ý - đã được chứng minh những lợi ích về tâm lý và xã hội trong một số nghiên cứu.

"Tôi biết một số người hay nghi ngờ sẽ nói, 'nếu phương pháp này không thể điều trị virus corona ngay lập tức, thì nó không có hiệu quả.' Thật ra, chúng ta vẫn chưa biết được cơ chế chính xác của thiền định", Nazelrod nói. "Tại sao chúng ta không sử dụng một phương pháp tốt dù chưa thấy rõ được kết quả cuối cùng?”

Từ lâu chúng ta đã biết rằng thiền định có lợi cho cả tinh thần và cơ thể, nhưng những hiểu biết khoa học về cơ chế tác động của thiền định vẫn còn mơ hồ. Một số người cho rằng sức mạnh của thiền định chỉ giống như hiệu ứng giả dược - nghĩa là khi bạn có niềm tin, sức khỏe của bạn sẽ được cải thiện ở một mức độ nhất định.

Công ty sản xuất thuốc thường cho rằng hiệu ứng giả dược chỉ gây khó khăn cho công tác thống kê nghiên cứu chứ không mang lại hiệu quả thực sự. Tuy nhiên hiện ứng giả dược này đã được nghiên cứu một cách độc lập cho thấy tiềm năng rất lớn trong việc điều trị.

"Hãy sử dụng niềm tin đó cho bản thân và cho cả thế giới", Nazelrod nói.

Cách thực hiện

Thiền định đơn giản chỉ là một phương pháp để tĩnh tâm. Nếu tâm trí của bạn thanh tĩnh và thoải mái, bạn sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn và không có phản ứng chống đối hay khó chịu đối với cuộc sống.

Điều này đi ngược với những người làm quảng cáo và một số chính trị gia. Những người này thường cố gắng khiến bạn tức giận hoặc thèm muốn một điều gì, từ đó thuyết phục bạn không bỏ phiếu cho người khác hoặc sẽ mua sản phẩm nào đó của họ.

Chúng ta sẽ không cần nghiên cứu để chứng minh rằng khi con người càng giữ được bình tĩnh và sáng suốt trong những tình huống khẩn cấp, thì thế giới sẽ càng tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, trong lần đầu thiền định có thể bạn sẽ cảm thấy có chút lạ lẫm, chưa quen hoặc thậm chí khó chịu. Bạn sẽ nghĩ không biết nên ngồi như thế nào hay nên suy nghĩ điều gì? Phải làm sao nếu tâm trí của bạn không ngừng chạy loạn?

Nazelrod đề xuất một kỹ thuật đơn giản cho những người mới bắt đầu: hãy tập trung vào hơi thở của bạn và tập trung vào việc làm hơi thở chậm lại.

Vì mục tiêu của thiền định là giúp tâm trí đạt được trạng thái yên bình, có thể bạn sẽ nghĩ rằng nên tập thiền trong những lúc yên tĩnh hay khi bạn không có nhiều lo lắng trong tâm trí. Nhưng các chuyên gia cho biết, thật ra điều ngược lại mới đúng. Theo bác sĩ tâm lý và giảng viên thiền Phật giáo Pilar Jennings, những thời điểm khủng hoảng sẽ mang lại cho chúng ta cơ hội để quay về bên trong. Jennings sẽ tổ chức một khóa học về cách đối phó với lo âu trong giai đoạn khủng hoảng.

      • Trải nghiệm bí ẩn thiền định qua lớp học online miễn phí tại đây.

"Một điều rất thú vị là giai đoạn khủng hoảng thường truyền cảm hứng cho những người không quan tâm đến tâm thức trước đó, giúp họ mong muốn tìm được những điều ý nghĩa và một nơi trú ẩn an toàn", Jennings nói.

"Cũng giống như một câu ngạn ngữ cổ: 'Không có những người không tin vào Chúa trên chiến trường.' Nếu bạn chịu đủ đau đớn, những lớp sâu bên về ý nghĩa cuộc sống trong tâm hồn sẽ bắt đầu xuất hiện. Mọi người bắt đầu tự hỏi: Cuộc sống này là gì? Tôi đã sống như thế nào? Ai thật sự tốt với tôi?"

Jennings cho rằng, khi nỗi sợ và lo lắng bắt đầu xuất hiện, chúng ta không nên cố gắng kìm nén chúng. Bạn chỉ cần quan sát. Khi chúng ta có thể chấp nhận những cảm xúc này thay vì cố gắng xóa bỏ chúng, tâm trí của chúng ta sẽ trở nên cân bằng hơn và có thể bắt đầu thư giãn.

"Cố gắng loại bỏ những cảm xúc này cũng làm tiêu tốn năng lượng giống như nghiện hay ăn uống vô độ", Jenning nói.

Một số bài tập thiền sử dụng phương pháp hít thở, đọc kinh, gõ mõ hoặc một số kỹ thuật khác giúp đưa bạn vào trạng thái tĩnh lặng. Một cách rất tốt để đạt được sự yên bình mà chúng ta cũng có thể thử đó chính là quay về với thiên nhiên.

Jennings cho rằng khi tập thiền định với thiên nhiên, bạn sẽ nhận ra rằng mình là một phần trong một thế giới thực tại lớn hơn nhiều so với những suy nghĩ buồn phiền và lo lắng của bản thân.

"Và đó là phương pháp giảm stress", Jenning nói. "Điều này có vẻ hơi ngược, bởi vì chúng ta thường nghĩ rằng nếu không suy nghĩ, lo lắng thì mọi thứ sẽ rơi vào hỗn loạn. Nhưng thật ra khi giảm bớt những lo lắng này, đó là khi chúng ta quan sát một dòng suối hoặc đi bộ trong công viên, bạn sẽ cảm giác rằng mình là một phần của thế giới tự nhiên”.

"Và, tất nhiên, thế giới sẽ tiếp tục tồn tại khi không có chúng ta."

Một trong những tác dụng của thiên nhiên trong hành trình tìm về thế giới bên trong là giúp mọi thứ chậm lại. Bạn hãy thử chú ý đến sóng biển, tiếng gió hay tiếng chim hót. Những điều này sẽ giúp xoa dịu những suy nghĩ đang lướt nhanh trong đầu của chúng ta. Khi hòa mình với nhịp điệu của thiên nhiên, chúng ta sẽ có thể quan sát và chú ý đến mọi thứ tốt hơn vì lúc này không còn nhiều áp lực. Cách suy nghĩ của chúng ta cũng sẽ khác với những suy nghĩ thường ngày.

“Hệ thần kinh của bạn sẽ được điều hòa tốt hơn", Jennings nói.

Điều chúng ta học được khi hòa cùng thiên nhiên cũng chính là điều được nhắc đến trong nhiều tôn giáo: vượt qua bản thân. Không chỉ đưa bạn đến hành trình tìm vào thế giới bên trong, thiền định còn giúp chúng ta nghĩ đến những điều có thể xoa dịu nỗi đau của người khác và khiến thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

"Đó là cảm giác thuộc về một thực tại lớn hơn, thay vì chỉ tập trung vào bản thân. Trạng thái này giúp chúng ta mong muốn được phục vụ và hướng về tập thể nhiều hơn”, Jennings nói.

Ngược lại, lo âu chính là một trạng thái cô lập.

Kết nối với những điều lớn hơn sẽ tạo ra những tác dụng tích cực với cảm xúc và sức khỏe của chúng ta. Mặc dù khoảng cách vật lý có thể hạn chế chúng ta kết nối với nhau nhưng Nazelrod cho rằng chúng ta vẫn có thể kết nối bằng nhiều cách có ý nghĩa khác.

Một nhóm người đang thực hành thiền định. (Shutterstock)

"Dù có niềm tin khác nhau, chúng ta vẫn có thể đoàn kết với nhau", Jenning nói. "Chúng ta cần kết nối với nhau. Chúng ta cần kết nối với môi trường xung quanh và kết nối với thế giới. Cách duy nhất để làm điều đó là chính hãy kết nối với chính bản thân mình".

Cơ hội để thực hành lòng nhân ái

Khó có thể nói được điều gì sẽ xảy ra khi mọi người cùng thiền định trong một phút. Nhưng bạn sẽ bắt đầu thấy được những lợi ích nhỏ. Càng thiền định nhiều, bạn càng có thể tập trung và bình tĩnh hơn trong cuộc sống hàng ngày, ngay cả trong những lúc khủng hoảng. Khi đó, bạn cũng sẽ có kiên nhẫn hơn với hàng xóm, bạn bè, gia đình, thậm chí là những người xa lạ hay những người đang lo lắng, hoảng sợ”.

Thay vì cố gắng đưa ra lời khuyên trực tiếp cần phải làm gì hay làm như thế nào, Jennings cho rằng chúng ta chỉ cần lắng nghe.

Nguyên tắc này cũng áp dụng cho chính bản thân chúng ta. Những lúc bạn lo lắng hoặc có những quyết định không đúng khi nỗi sợ và tức giận lớn hơn lý trí, đừng tự làm tổn thương bản thân hay cố gắng che giấu điều đó. Ngược lại, hãy hít thở sâu và chỉ cần quan sát. Điều này sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua hơn.

"Hãy tập yêu thương bản thân" Jennings nói. "Đó là một hành động tốt, bởi vì điều này sẽ tạo hiệu ứng giúp bạn dễ có lòng nhân ái đối với người khác hơn".

(Bài đăng trên The Epoch Times - Epoch Health của tác giả: Conan Milner

Conan Milner: Là một phóng viên sức khỏe của The Epoch Times. Ông tốt nghiệp bằng Cử nhân mỹ thuật tại Đại học Wayne State và là thành viên của Hiệp hội Thảo Dược Hoa Kỳ).

Theo The Epoch Times - Epoch Health tiếng Anh
Đức Nhân biên dịch

THÔNG TIN ĐẶC BIỆT - HƯỚNG ĐI MỞ RA KỶ NGUYÊN MỚI:

    • ‘Ganjing World’ (Thế Giới Kiền Tịnh) - Một Công ty Công nghệ cao có trụ sở chính tại Middle Town, New York, ra mắt nền tảng tích hợp thông tin nghe nhìn trực tuyến thế hệ mới nhiều tính năng phong phú với công nghệ đám mây mới nhất.
    • ‘Ganjing World’ cam kết trải nghiệm thoải mái và bảo mật, phục vụ tất cả những nhà sáng tạo nội dung, có thể trình chiếu đồng thời hàng triệu video và phục vụ hàng trăm triệu lượt xem. ‘Ganjing World’ đảm bảo an toàn và lợi nhuận cao.
    • Nền tảng này không liên quan tới chính trị, không thiên vị và trung lập. ‘Ganjing World’ kiên quyết tránh xa các nội dung không phù hợp dựa trên bốn tiêu chí: “không bạo lực, không nội dung khiêu dâm, không tội phạm và không ma túy hoặc gây hại”.
    • Sứ mệnh của ‘Ganjing World’ hướng đến “Truyền thông xã hội” và “Truyền thông cá nhân” thân thiện với mọi gia đình. Một nền tảng số rộng lớn cho phép mọi lứa tuổi tự do chia sẻ kiến thức, ý tưởng, quan điểm và giải trí về nhiều chủ đề… mà không sợ bị kiểm duyệt. ‘Ganjing World’ mang đến trải nghiệm phong phú và trong sạch.



BÀI CHỌN LỌC

Thiền định giúp tâm trí khỏe mạnh sẽ bảo vệ tốt cơ thể bạn