Khi nào Trung Quốc sẽ bắn hạ máy bay Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và Úc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hôm 26/5, một máy bay phản lực Trung Quốc áp sát và quấy rối một máy bay tuần tra của Úc đang hoạt động gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Điều đó nhắc nhở chúng ta rằng, ĐCSTQ và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tính toán và cân nhắc triển khai các chiến lược quân sự của nước này trong khu vực, nhằm tiến tới mục tiêu bá chủ đã ấp ủ bấy lâu nay, theo nhận định của ông Rick Fisher - chuyên gia cấp cao về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ).

Điều này xuất phát từ thiên hướng của ĐCSTQ là chống lại “các quyết định chiến tranh” bằng bạo lực gây sốc của mình. Bắc Kinh tiến hành các cuộc chiến tranh tấn công, gieo rắc nỗi sợ hãi và răn đe các đối thủ. Tất cả nhằm tạo ra các lựa chọn chiến lược trong tương lai cho ĐCSTQ.

Cuối năm 1950, Mao Trạch Đông tung 260.000 quân tấn công các lực lượng Mỹ và đồng minh ở Hàn Quốc, buộc Washington phải rút lui nhanh chóng. Bằng cách áp dụng các kế hoạch của Joseph Stalin, Mao đã thu được một lượng lớn công nghệ quân sự và công nghiệp hiện đại của Liên Xô thời bấy giờ.

Hai mươi chín năm sau, vào tháng 2/1979, Đặng Tiểu Bình đưa 200.000 binh lính của ĐCSTQ sang xâm lược Việt Nam. Trong vòng một tháng, hơn 20.000 binh lính Trung Quốc tử trận, bị thương vô số, sau cùng đã thất bại thảm hại và phải rút quân về. Nhìn bề ngoài, đó là một thảm họa cho PLA. Tuy nhiên, nó đã giúp thuyết phục chính quyền ông Carter và Reagan rằng họ Đặng đối lập với Liên Xô và xứng đáng có được lợi thế về đầu tư và công nghệ quân sự mới. Điều này chính là điểm bùng phát cho “sự trỗi dậy” hiện nay của ĐCSTQ

ĐCSTQ và PLA đã khởi xướng một số cuộc giao tranh nhỏ hơn nhưng vẫn có tính bạo lực không kém, được thiết kế để định hình môi trường chiến lược của Trung Quốc nhằm mang lại lợi ích cho ĐCSTQ.

Vào giữa những năm 1970 và cuối những năm 1980, Trung Quốc đã sử dụng các cuộc tấn công bạo lực để kiềm chế Việt Nam và bắt đầu công cuộc chinh phục trên Biển Đông. Vào tháng 1/1974, nước này này đã tấn công một miền Nam Việt Nam đang suy yếu, sát hại 75 quân Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa.

Sau đó, vào tháng 1/1988, các lực lượng Trung Quốc tấn công bãi đá ngầm Johnson do Việt Nam chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, sử dụng pháo 37mm trên tàu để tiêu diệt binh lính Việt Nam đang ở dưới nước, ngăn chặn Việt Nam phản đối hành động xâm phạm của Bắc Kinh ở quần đảo Trường Sa.

Vào đêm ngày 15/6/2020, tại khu vực biên giới tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc ở Thung lũng Galwan, quân đội Trung Quốc, lợi dụng các thỏa thuận bấy lâu nay không sử dụng súng trong các cuộc đụng độ biên giới, đã bất ngờ sử dụng dùi cui đóng đinh tấn công và sát hại ít nhất 20 binh lính Ấn Độ.

Đoạn video lấy khung hình này lấy từ cảnh quay vào giữa tháng 6/2020 và được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát hành vào ngày 20/2/2021, cho thấy các binh sĩ Trung Quốc (tiền cảnh) và Ấn Độ (bên phải, hậu cảnh) trong một sự cố mà quân đội hai nước đụng độ trong Dòng Kiểm soát Thực tế (Line Actual Control - LAC) ở Thung lũng Galwan, trên Dãy núi Karakoram trên dãy Himalaya, vào tháng 6/2020. (Ảnh AFP/Truyền hình Trung ương Trung Quốc)

Với truyền thống về các cuộc chiến tranh tấn công kiểu này, ĐCSTQ tiến tới việc định vị cũng như tìm kiếm quyền bá chủ chiến lược trên phạm vi toàn cầu. Nỗ lực này đòi hỏi một năng lực phản xạ để can thiệp vào các quốc gia trên thế giới, thậm chí hỗ trợ các cuộc chiến tranh của Bắc Kinh để đảm bảo quyền tiếp cận quân sự lâu dài vào lãnh thổ của các quốc gia đó.

Tuy nhiên, để có thể phát huy sức mạnh quân sự trên toàn cầu, trước tiên ĐCSTQ sẽ yêu cầu quyền kiểm soát Đài Loan.

Đài Loan là tối cần thiết cho các tàu chiến thế hệ tiếp theo, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, tên lửa hạt nhân chiến lược và các căn cứ lực lượng hải quân/không quân, đã được định vị để thống trị các tuyến vận tải hàng không và hải quân trên khắp châu Á. Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với Đài Loan phần lớn sẽ dẫn đến 'cái chết của những người Đài Loan dân chủ', một khi Hoa Kỳ và các quốc gia khác trả đũa những căn cứ này.

Việc giết nền “dân chủ” của Đài Loan cũng là điều cần thiết để phá hủy uy tín của các bảo đảm liên minh của Hoa Kỳ. Đồng thời, hành động này sẽ tạo ra một tấm gương “đạo đức” chính trị cho ĐCSTQ, lấy đó làm bàn đạp để tiêu diệt các nền dân chủ khác không chịu khuất phục ĐCSTQ.

Trên con đường tiến tới cuộc chiến để hợp nhất Đài Loan, ĐCSTQ phải chứng minh với thế giới rằng họ sẵn sàng giết người như một phần của chiến dịch cưỡng bức leo thang nhằm ngăn chặn Hoa Kỳ thành lập liên minh bảo vệ Đài Loan.

Trong khoảng một thập kỷ, Hoa Kỳ đã tiến hành một cuộc chiến tranh phần lớn không công khai chống lại lực lượng quân sự ngày càng hung hăng của PLA. Trong đó bao gồm các lực lượng ngày càng tăng của Nga, tiến hành các cuộc diễn tập quấy rối chống lại Đài Loan và Nhật Bản, đồng thời huấn luyện quân đội của họ để phục vụ cho các cuộc phong tỏa và chiến đấu trong tương lai.

Các lực lượng ngày càng lớn mạnh của Mỹ và Nhật Bản đã thiết lập một mô hình triển khai hải quân và không quân nhằm đáp trả các hoạt động triển khai tương ứng của Trung Quốc. Vào năm 2021, Nhật Bản đã đánh chặn 772 máy bay Trung Quốc và 226 máy bay Nga trong việc thăm dò các khu vực phòng thủ viện trợ của nước này.

Vào tháng 5, PLA đã tiến hành cuộc diễn tập chung đầu tiên với một nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân PLA và các nhóm máy bay chiến đấu liên tiếp của PLA ở phía nam và phía đông Đài Loan. Ngày 25/5, PLA bổ sung cuộc tuần tra máy bay ném bom chung Trung-Nga lần thứ tư, có ​​khả năng mang đầu đạn hạt nhân được Hoa Kỳ sử dụng để hỗ trợ Đài Loan.

Lực lượng không quân Trung Quốc và Nga tiến hành cuộc tập trận chung máy bay ném bom lần thứ ba khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời châu Á vào ngày 24/5/2022. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản)

Trong hành vi gợi nhớ đến nhiều "sự cố trên biển" thời Chiến tranh Lạnh liên quan đến các tàu Hải quân Liên Xô và Hoa Kỳ hồi tháng 5, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản đã sử dụng tàu sân bay trực thăng lớn nhất của mình để theo dõi nhóm tác chiến tàu sân bay của Hải quân PLA.

Hôm 26/5, một máy bay chiến đấu J-16 của Lực lượng Không quân PLA (PLAAF) bắn pháo sáng gây nhiễu hồng ngoại rất gần máy bay tuần tra hàng hải và chống ngầm P-8A của Không quân Hoàng gia Úc. Điều đó cho thấy PLA có thể đã thực hiện phép thử để thoát khỏi hoặc bắn hạ một chiếc P-8A, thậm chí tiêu diệt chiếc máy bay cùng phi hành đoàn đó.

Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles gọi vụ việc là "rất nguy hiểm". Trung Quốc có thể dễ dàng sửa đổi pháo sáng của mình, loại pháo sáng này nở ra những sợi nhôm mỏng như sợi tóc nhưng dày hơn nhiều. Nó có thể gây thiệt hại thực sự khi rơi vào một trong hai động cơ phản lực cánh quạt của P-8A.

Một cuộc “tấn công” tiềm tàng trong tương lai của Trung Quốc có thể được sắp xếp để làm hỏng động cơ của P-8A và buộc nó phải hạ cánh xuống một trong những căn cứ mới ở Biển Đông của Trung Quốc, cho phép khai thác thông tin tình báo về loại máy bay chống ngầm tiên tiến này. Điều này tương tự như việc Trung Quốc ngụy tạo “tai nạn” buộc máy bay giám sát điện tử EP-3 của Hải quân Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp trên đảo Hải Nam vào ngày 1/4/2001.

Vào ngày 7/6, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, "Máy bay chiến đấu của Úc đã đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, và các biện pháp đối phó của quân đội Trung Quốc là chuyên nghiệp, an toàn, hợp lý và chính đáng". Trên thực tế, Bắc Kinh sẽ còn tiếp tục các hành vi quấy rối nguy hiểm của mình.

Chỉ vài ngày trước đó, vào ngày 1/6, Bộ Quốc phòng Canada tiết lộ rằng trong quá trình triển khai máy bay tuần tra và chống ngầm CP-140 của Không quân Hoàng gia Canada đến Nhật Bản từ ngày 26/4 đến ngày 26/5 để tuần tra gần Triều Tiên nhằm thực thi các biện pháp trừng phạt kinh tế và quân sự với bán đảo này, một máy bay của PLA đã quấy rối máy bay Canada trong "một số trường hợp".

Trong hai lần gần đây, PLAAF đã triển khai máy bay chiến đấu cho các nhiệm vụ uy hiếp gần Đài Loan đồng thời với sự xuất hiện của các thành viên Quốc hội Mỹ.

Vào ngày 9/11/2021, PLAAF đã cử 4 máy bay chiến đấu J-11 tới khu vực eo biển Đài Loan khi một phái đoàn Mỹ hạ cánh xuống Đài Loan trên một chuyến bay quân sự của Mỹ.

Và vào ngày 15/4/2022, PLAAF đã cử sáu máy bay chiến đấu J-11 và J-16 để đáp trả một phái đoàn đến thăm do Thượng Nghị sĩ Bob Menendez (Dân chủ-New Jersey) và Lindsey Graham (Cộng Hoà-Carolina) dẫn đầu.

Có một điểm là, Trung Quốc sẽ không quyết định "xoá sổ" hoặc bắn hạ máy bay Đài Loan, Nhật Bản, Canada, Úc hoặc Mỹ. Thay vào đó, nước này có khả năng sẽ tấn công “bất ngờ” hoặc thực hiện một hành vi “khiêu khích” các quốc gia mục tiêu.

ĐCSTQ sẽ tạo ra cuộc tấn công để có tác động sốc tối đa — không tính đến thiệt hại về nhân mạng — để tạo ra hiệu ứng răn đe. Tác động này có thể sẽ gây hạn chế sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, Nhật Bản hoặc Hàn Quốc trong trường hợp nổ ra cuộc tấn công của Trung Quốc, Nga và Triều Tiên.

Tuy nhiên, thời điểm của một cuộc tấn công như vậy còn tuỳ thuộc vào sự tự tin ngày càng tăng của Trung Quốc. Bắc Kinh có thể nhanh chóng thiết lập ưu thế quân sự trong khu vực xảy ra sự cố.

Nói cách khác, ĐCSTQ sẽ sẵn sàng sử dụng lực lượng Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) của mình để gây tác động chết người, một khi lực lượng này trở nên lớn mạnh hơn và hiệu quả hơn.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Huyền Anh

Theo The Epoch Times

Tác giả Rick Fisher là chuyên gia cấp cao về các vấn đề quân sự châu Á tại Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Quốc tế (Mỹ).



BÀI CHỌN LỌC

Khi nào Trung Quốc sẽ bắn hạ máy bay Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản và Úc?