Trường điện từ (EMF) nhân tạo so với tự nhiên: Tại sao Wi-Fi, Bluetooth, điện thoại di động có thể gây hại cho tế bào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi các trường hợp bí ẩn liên quan đến hội chứng vi sóng liên tục xuất hiện, ngày càng có nhiều nghi ngờ về tác hại do 4G, 5G và các trường điện từ khác (EMF) gây ra. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng EMF là một yếu tố thiết yếu mà cơ thể chúng ta cần, giống như nước và không khí.

Bức xạ điện từ chính xác là gì?

Bức xạ điện từ, còn được gọi là trường điện từ hoặc EMF, là một trong bốn lực cơ bản của tự nhiên, cùng với lực hấp dẫn, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu. Đó là một “lực” vô hình tồn tại ở khắp mọi nơi, được tạo ra bởi điện tích và sóng từ.

EMF bao gồm tất cả ánh sáng và dạng sống. Con người cũng phát ra bức xạ điện từ, chẳng hạn như nhiệt, có thể phát hiện bằng camera hồng ngoại.

Trên thực tế, có nhiều loại EMF khác nhau.

Các EMF có tần số thấp hơn phổ ánh sáng nhìn thấy được là bức xạ không ion hóa. Các EMF này bao gồm điện trong đường dây điện, bức xạ tần số vô tuyến (bao gồm cả bức xạ vi sóng) và bức xạ hồng ngoại.

Bức xạ không ion hóa thường được coi là an toàn đối với con người vì nó không thể loại bỏ các electron khỏi các nguyên tử và phân tử cấu tạo nên tế bào. Về cơ bản, việc loại bỏ điện tử có thể gây ra quá trình oxy hóa, khiến tế bào có nguy cơ bị ung thư.

Mặt khác, bức xạ ion hóa, EMFs có tần số cao hơn, có nhiều năng lượng hơn và có thể loại bỏ các electron. Chúng bao gồm đèn cực tím, tia X và tia gamma. Tiếp xúc kéo dài với chúng có thể dẫn đến ung thư.

‘An toàn với con người’, nhưng có hại theo cách khác

Trong số các EMF “an toàn”, nghiên cứu cho thấy EMF tần số vô tuyến - thường do con người tạo ra - có thể gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe ngay cả khi không loại bỏ điện tử.

EMF tần số vô tuyến, phổ biến nhất được phát ra từ điện thoại, Wi-Fi, thiết bị điện tử thông minh, thiết bị Bluetooth và TV, ảnh hưởng đến sự rung động của các hạt tích điện bên trong cơ thể, khiến chúng thay đổi quỹ đạo.

Giáo sư danh dự Martin Pall từ Đại học Bang Washington đưa ra giả thuyết rằng: Những trường này có thể thay đổi môi trường điện xung quanh các kênh canxi bị kiểm soát điện áp nằm trong bề mặt tế bào. Sau đó, các kênh có thể mở ra, tạo ra dòng ion canxi đột ngột.

Tình trạng này có thể dẫn đến stress oxy hóa bên trong tế bào và gây tổn thương DNA, tổn thương tế bào, viêm, chết tế bào và các bệnh lý liên quan khác.

Ông Pall đưa ra lý thuyết trên sau khi quan sát thấy các loại thuốc ngăn chặn các kênh canxi bị kiểm soát điện áp này cũng có thể ngăn chặn hoạt động EMF.

Các nghiên cứu về tế bào sau này đã chỉ ra rằng, EMF có thể vừa ức chế vừa kích hoạt các kênh canxi bị kiểm soát điện áp, thậm chí, điều này sẽ ảnh hưởng lớn hơn đến phạm vi hoạt động tiềm năng của tế bào.

Mặt khác, các EMF tự nhiên như lửa và ánh sáng chủ yếu tạo ra hiệu ứng nhiệt và gây hại cho cơ thể do nhiệt.

Ông Pall nói: “Chúng tôi đang nói về hai điều gần như hoàn toàn khác nhau”.

EMF nhân tạo so với tự nhiên

1. EMF nhân tạo bị phân cực, có tác động mạnh mẽ hơn

Phân cực là một sự khác biệt quan trọng giữa EMF tự nhiên và EMF nhân tạo.

EMF tần số vô tuyến được phân cực. Chúng có thể có tác dụng sinh học đáng kể hơn vì tất cả các sóng điện từ của chúng truyền theo một hướng thống nhất.

Ông Pall giải thích: “Về cơ bản, chúng hoạt động như [thể nhắm đến] một đối tượng”.

Ngược lại, các EMF tự nhiên phát ra năng lượng không liên tục, về cơ bản chúng sẽ bị triệt tiêu. Ví dụ, lửa phát ra nhiệt và ánh sáng theo mọi hướng, phân phối EMF đồng đều trên môi trường xung quanh.

2. EMF tự nhiên có tác dụng chữa bệnh, là chất cần thiết cho cơ thể

Một số EMF tự nhiên thậm chí có thể chữa lành cơ thể con người.

Các tia sét tạo ra các EMF dao động trong bầu khí quyển của Trái đất, được gọi là cộng hưởng Schumann.

Tần số sóng não của con người có mối tương quan cao với cộng hưởng Schumann và phương pháp trị liệu bằng cách sử dụng các cộng hưởng này đã được chứng minh là giúp ích cho giấc ngủ.

Một số nhà khoa học nghi ngờ rằng các phi hành gia trải qua chứng say không gian trong không gian vũ trụ có thể liên quan đến sự thiếu hụt cộng hưởng Schumann này.

Ánh sáng mặt trời cũng tạo ra các EMF có lợi như ánh sáng hồng ngoại, giúp cải thiện chức năng của ty thể và giúp tăng nhịp sinh học.

Giáo sư Magda Havas từ Đại học Trent nói với The Epoch Times: “Chúng ta [con người] thực ra là những sinh vật điện từ. Có những chất dinh dưỡng thiết yếu, có những tần số thiết yếu mà chúng ta cũng cần. Tai người không thể nghe thấy những xung này, nhưng cơ thể phản ứng với chúng”.

Các thiết bị trị liệu phát ra xung điện từ, bắt chước các xung tự nhiên, đã được sử dụng để chữa lành xương và cải thiện lưu lượng máu. Kích thích não xuyên sọ (TMS) là một liệu pháp giải phóng các xung từ tính nhất thời trong não và đã được sử dụng để điều trị các bệnh tâm thần.

3. Xung điện từ EMF liên lạc, gây ra thiệt hại

Mặc dù các EMF tự nhiên phát ra các sóng liên tục, mượt mà, nhưng hầu hết các sóng EMF tần số vô tuyến đều thất thường, dao động và có khả năng gây hại (một vài EMF tần số vô tuyến, chẳng hạn như radio analog, phát ra các sóng liên tục có khả năng ít gây hại hơn).

Các lo ngại về sức khỏe liên quan đến radar, loại thiết bị giải phóng các tần số vô tuyến dao động, bắt đầu xuất hiện vào giữa những năm 1900.

Một báo cáo của quân nhân làm việc với radar cho thấy mức độ tế bào miễn dịch tuần hoàn của những người này có xu hướng thấp hơn, với các dấu hiệu tổn thương tế bào và DNA.

Việc tiếp xúc quá nhiều với radar đã khiến các nhân viên quân sự phàn nàn về triệu chứng đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khó chịu và đánh trống ngực.

Tiếp xúc với 2G, 3G, 4G và Wi-Fi cũng có liên quan đến stress oxy hóa, viêm nhiễm, tổn thương tế bào và chết tế bào trong các nghiên cứu về tế bào người và động vật.

Các hệ thống viễn thông này sử dụng xung để truyền dữ liệu đến điện thoại di động, thiết bị hỗ trợ Wi-Fi và thiết bị Bluetooth. Vì các thiết bị này liên tục cần kiểm tra các kết nối với ăng-ten, tháp điện thoại di động và bộ định tuyến Wi-Fi ở gần, nên các xung EMF được gửi đi 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm.

Cường độ của các xung có thể thay đổi dựa trên hoạt động viễn thông. Khi tín hiệu mạng yếu hoặc khi chúng ta gọi điện thoại trong thang máy, công suất của các xung sẽ tăng lên.

Xung mạnh hơn không nhất thiết có nghĩa là tác hại lớn hơn. Ông Pall nói: “Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phạm vi cường độ cụ thể tạo ra hiệu ứng sinh học tối đa”.

Tuy nhiên, càng nhiều xung phát ra thì khả năng xảy ra các tác động sinh học tiềm ẩn càng cao. Các mạng tần số cao hơn, như 5G và 4G, tạo ra nhiều xung hơn so với 3G và 2G.

Các tiêu chuẩn ngành hiện tại 'không liên quan' về mặt sinh học

Theo tiêu chuẩn ngành, mức phơi nhiễm của cơ thể không được phép vượt quá 1,6 watt trên mỗi kg, tính trung bình trên 1g mô bất kỳ, trong khoảng thời gian 30 phút.

Tiêu chuẩn an toàn này do Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đặt ra và nó vẫn không thay đổi kể từ năm 1996.

Tuy nhiên, hầu hết người dùng điện thoại thông minh đã vượt quá tiêu chuẩn an toàn hàng ngày này bằng cách để điện thoại trong túi, đeo trong áo ngực hoặc áp sát tai khi gọi điện.

Hơn nữa, ông Pall cho biết, tiêu chuẩn nói trên của FCC, bằng việc xem xét cường độ trung bình trong vài phút, hoàn toàn không liên quan đến sinh học.

Ông Pall chỉ ra rằng mặc dù cường độ cụ thể của EMF có thể chỉ kéo dài trong vài nano giây, nhưng chúng vẫn có thể gây ra những tác động sinh học đáng kể. Với đặc điểm này, việc xác định các đỉnh cường độ sẽ có ý nghĩa hơn là các giá trị trung bình.

Điều này chẳng khác gì khi nói rằng một viên đạn không gây chết người nếu bạn tính trung bình lực của nó trong hơn nửa giờ, ông nói.

Ông Pall nêu ví dụ: “Bạn đến cơ quan quản lý và nói, 'Tôi e rằng mình đã bị một khẩu súng trường công suất lớn bắn’, và phản ứng của họ dành cho bạn là, 'Ồ, bạn không cần phải lo lắng về nó. Bởi vì nếu bạn tính trung bình các lực tác dụng lên cơ thể mình trong khoảng thời gian sáu phút hoặc 30 phút, thì cường độ trung bình sẽ giảm đi một hệ số 100 triệu hoặc tương tự như vậy, vì vậy nó không thể làm được gì cả.’”

Theo Marina Zhang - The Epoch Times
Chấn Hưng biên dịch

Marina Zhang là cây viết về sức khỏe của The Epoch Times, có trụ sở tại New York. Cô ấy chủ yếu đưa tin về các câu chuyện về COVID-19 và hệ thống chăm sóc sức khỏe, đồng thời có bằng cử nhân y sinh học tại Đại học Melbourne.



BÀI CHỌN LỌC

Trường điện từ (EMF) nhân tạo so với tự nhiên: Tại sao Wi-Fi, Bluetooth, điện thoại di động có thể gây hại cho tế bào?