Năm Dần kể chuyện hổ: Cao tăng hàng phục hổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

[Radio] - Câu chuyện hàng phục hổ xảy ra vào thời Trung Hoa Dân Quốc. Các binh sĩ giơ súng bắn mãnh hổ thì bi một tăng nhân ngăn lại, con hổ khấu đầu trước tăng nhân, quyến luyến một lúc rồi mời rời đi. Còn có tăng nhân tìm chỗ ngồi đả tọa tu hành, vô ý đã ‘chiếm dụng’ hang hổ. Sau khi tăng nhân và hổ ‘giao lưu’, hổ vui vẻ rời đi, sau đó thỉnh thoảng hổ lại đem theo hổ vơ, hổ con đến ‘thăm’ tăng nhân.

Pháp sư Hư Vân thuần phục hổ, không được làm hại người

Thời kỳ Dân Quốc, tướng Lý Hán Hồn (1895-1987) đóng quân ở phía bắc Quảng Đông. Vùng đó có chùa Nam Hoa. Do chùa đã lâu năm không được tu bổ nên đã mất di dáng vẻ trang nghiêm xưa. Lý Hán Hồn chiêm ngưỡng chùa, trông thấy dấu tích tàn phá của chùa thì quyết định huy động vốn tu bổ. Tháng 9 năm Dân Quốc thứ 22 (năm 1933) khởi công, mãi cho đến tháng 8 năm sau (1934) mới hoàn thành.

Lý Hán Hồn thỉnh mời Pháp sư Hư Vân đến trụ trì. Năm đó, Pháp sư Hư Vân đã 95 tuổi rồi. Ông đức cao vọng trọng, mọi người thỉnh cầu ông truyền giới, giảng giải nội dung cụ thể của giới luật. Dân chúng từ bốn phương tám hướng kéo đến, những người hiển quý, quan chức Quảng Đông đem theo gia quyến đến nghe giảng, những sỹ quan quân đội cũng đem theo binh sĩ đến tùy hỉ, đến nghe Phạn âm Phật môn.

Đêm hôm đó, con trai của Giang Khổng Ân (*) (1864-1952) là Giang Thúc Dĩnh đứng ở Tàng Kinh Các, bỗng thấy ngoài cổng chùa xuất hiện 2 ánh sáng điện, lại gần xem kỹ, thì ra là một con mãnh hổ.

Mãnh hổ xuất hiện, mọi người đều cảm thấy kinh hoàng và sợ hãi, bỗng chốc tiếng người ồn ào, nháo loạn. Các binh sĩ vội vàng lấy súng ra, lên đạn, chuẩn bị bắn. Lúc này, Pháp sư Hư Vân xuất hiện, ông ngăn binh sĩ lại, rằng không được bắn. Mọi người thấy hổ nằm phủ phục trước thềm, dường như đang thỉnh cầu điều gì.

Pháp sư Hư Vân thấy vậy thì nói với nó mấy câu, căn dặn nó trở về quy ẩn rừng sâu, không được làm hại người. Con hổ này có linh tính, dương như nghe hiểu những lời ông nói, nó khấu đầu 3 cái rồi mới rời đi. Vừa đi, nó vừa quay đầu lại nhìn Pháp sư Hư vân, dường như lưu luyến không muốn rời đi.

Hòa thượng Hư Vân khi ấy đã 112 tuổi
Hòa thượng Hư Vân. (Ảnh: Wikipedia)

Từ đó về sau, mỗi năm con hổ này đền xuất hiện 1, 2 lần. Đôi khi Pháp sư Hư Vân nghe thấy tiếng hổ gầm, liền đi ra thăm hổ, từ bi an ủi nó, rồi lại bảo nó rời đi.

Tăng nhân hàng phục hổ

Vào năm Dân Quốc thứ 23 (năm 1934), ở Tuyền Châu cũng xuất hiện một sự kiện ly kỳ, một tăng nhân hàng phục hổ.

Tăng nhân Quảng Khâm (1892-1986) và Pháp sư Hư Vân sống cùng thời. Đối với người đời sau mà nói, cả hai người đều là những nhân vật truyền kỳ.

Năm Quảng Khâm 43 tuổi, ông một mình cõng theo ít quần áo đơn giản và hơn chục cân gạo đến núi Thanh Nguyên ở phía bắc thành Tuyền Châu để đả tọa tu hành. Ở vách đá lưng chừng núi, ông tìm thấy một chiếc hang đá rộng mấy thước, bèn lấy đó làm nơi trú thân đả tọa tu luyện.

Nhưng ông không ngờ được là, hang đá này vốn là sào huyệt của mãnh hổ. Một hôm, ông đang đả tọa, bỗng một tiếng hổ gầm khiến ông giật mình xuất định, và phát hiện ra một con hổ ở trước mặt. Con hổ gầm gào, dường như đang tức giận nói rằng, đây là địa bàn của ta, sao ông dám chiếm hang ổ của ta?

Quảng Khâm nói với mãnh hổ rằng, ông muốn dùng cái hang đá này làm nơi tu hành, tạm thời chưa thể rời đi trả lại nó được, bảo hổ đến chỗ khác trú ngụ. Sau đó, ông lại nói chuyện một lúc với hổ. Hổ ngừng gầm gừ, dường như nó nghe hiểu tiếng người, nghe được Quảng Khâm nói muốn tu hành ở đây. Dường như hiểu lòng người, con hổ ngoe nguẩy đuôi rồi rời đi.

Quảng Khâm lúc 50 tuổi.
Quảng Khâm lúc 50 tuổi. (Ảnh wikipedia)

Con hổ rời đi, không phải vì Quảng Khâm chiếm hang ổ của nó, khiến nó mất nơi trú ngụ mà dẫn đàn hổ về tấn công báo thù, mà thỉnh thoảng nó dẫn theo hổ vợ và hổ con đến chơi đùa trước cửa hang mà Quảng Khâm đang tu hành. Dáng vẻ thuần phục của hổ giống như gia súc vậy. Vì chuyện này, Quảng Khâm được mọi người gọi là Phục Hổ hòa thượng, và nhã hiệu này nhanh chóng được lan truyền rộng.

Chú thích

(*) Giang Khổng Ân (1864-1952) tự Thiếu Tuyền, hiệu Hà Công, người Quảng Châu. Ông là tiến sĩ khoa cử cuối cùng của nhà Thanh, từng làm việc ở Thái sử viện, do đó người thời đó gọi ông là Giang Thái sử. Sau Cách mạng Tân Hợi, Giang Khổng Ân từng là nhân vận quan trong trong chính trường Quảng Châu. Ông cũng là nhà ẩm thực nổi tiếng, được ca ngợi là “Đệ nhất ẩm thực Bách Việt”. Những năm đầu thời Dân Quốc, khá nhiều nhân vật trọng yếu giới quân sự và chính trị ở Quảng Châu đều là những vị khách thường xuyên ở phủ của ông.

Nguồn:

  • Hư Vân hòa thượng tự thuật niên phổ
  • Quảng Khâm lão hòa thượng niên phổ

Trung Hòa
Theo Tống Bảo Lam - Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Năm Dần kể chuyện hổ: Cao tăng hàng phục hổ