7 cổ vật triệu năm tuổi tiếp tục đánh đố các nhà khoa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số nhỏ bằng chứng về sự tồn tại của con người trên Trái đất này từ hàng triệu năm trước đã được tìm thấy. Hầu hết số còn lại vẫn ẩn sâu dưới đất, bị chôn vùi như một kiệt tác xếp hình đang chờ được khám phá và lắp ráp.

Lịch sử Trái đất, cũng như lịch sử loài người trên trái đất này trải dài hơn những gì nhân loại có thể tưởng tượng. Không có gì đáng ngạc nhiên khi các học giả chính thống vẫn chưa chắc chắn về thời điểm con người xuất hiện lần đầu tiên trên Trái đất.

Bài viết này đề cập tới 7 cổ vật cực kỳ cổ xưa đã được phát hiện. Chúng cho thấy lịch sử nhân loại như đang biết còn chứa đầy những khoảng trống.

Máy tính cổ đại Antikythera

Máy tính cổ đại Antikythera (Ảnh: Wikimedia)

Chiếc máy tính cổ xưa này có niên đại 2.200 năm. Người ta cho rằng vào thời cổ đại nó được sử dụng với chức năng như một chiếc máy tính, cho phép các nhà thiên văn học quan sát vị trí của các ngôi sao trong vũ trụ. Nó được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Hy Lạp vào năm 1901.

Nhiều thử nghiệm đã được thử trên chiếc máy tính cổ đại, này bao gồm cả chụp X-quang. Nó cho thấy Antikythera là một hệ thống tinh vi gồm các bánh răng lồng vào nhau. Nó tiên tiến đến mức phải đến thế kỷ 14 người ta mới có thể chế ra một thiết bị với mức độ phức tạp và tính nghệ thuật tương tự như thế.

Tượng Nampa

Tượng Nampa. (Ảnh: Wikipedia)

Tượng Nampa được tìm thấy trong một hoạt động khoan giếng ở Nampa, Idaho, vào năm 1889. Bức tượng nhỏ nhắn này được cho là có tuổi đời 1,2 triệu năm. Đây là tượng một người phụ nữ làm bằng đất sét và thạch anh, được tìm thấy ở độ sâu 92 mét trong tình trạng bị hư hại nhiều.

Sự tồn tại của bức tượng tất nhiên đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn về nguồn gốc loài người. Theo các khung thời gian lịch sử chính thống được chấp nhận, loài người bắt đầu xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200.000 năm trước. Tuy nhiên, trầm tích được phát hiện xung quanh bức tượng Nampa có niên đại hơn gấp sáu lần.

Dấu chân khổng lồ 200 triệu năm tuổi

Dấu chân khổng lồ có tuổi đời 200 triệu năm ở Mpuluzi, Châu Phi (Ảnh: Africa Facts Zone)

Một dấu chân khổng lồ nằm ở Nam Phi, gần thị trấn Mpuluzi , gần biên giới với Swaziland, lại một lần nữa khiến các học giả hoang mang. Một khối đá granite lớn có một dấu chân khổng lồ trên bề mặt của nó, theo các nhà địa chất học, nó có niên đại khoảng 200 triệu năm. Dấu chân này được một thợ săn tên là Stoffel Coetzee phát hiện cách đây hơn một trăm năm vào năm 1912 khi đang đi săn. Dấu chân để lại trên đá granit có chiều dài đáng kinh ngạc là 1.2 mét

Dấu chân 290 triệu năm tuổi

Một trong những hiện vật gây tranh cãi nhất từng được phát hiện trên Trái đất là dấu chân người được tìm thấy ở New Mexico. Nó nằm trong địa tầng có niên đại từ kỷ Permi, khoảng 290 triệu năm trước. Ngoài dấu chân người, các nhà nghiên cứu còn phát hiện dấu vết của động vật hoang dã và chim.

Một con vít 300 triệu năm tuổi?

Chiếc đinh ốc 300 triệu năm tuổi đã được tìm thấy. (Ảnh: AncientKnowledge)

Theo thông tin từ các hãng thông tấn Trung Quốc, một vật thể bí ẩn có hình dáng của một con vít 300 triệu năm tuổi được phát hiện vào năm 2002 có thể là bằng chứng của các nền văn minh tiền sử.

Các cuộc thử nghiệm đã thất bại trong việc tiết lộ thành phần chính xác của tảng đá bí ẩn bao bọc con vít. Các nhà nghiên cứu, bao gồm các nhà địa chất và nhà vật lý từ Cục Tài nguyên Đất đai Quốc gia và Cục Khảo sát Kim loại màu của tỉnh Cam Túc, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản của Học viện Trung Quốc - chi nhánh Lan Châu và trường Tài nguyên và Môi trường của đại học Lan Châu, không thể xác định chắc chắn về nguồn gốc của cổ vật.

Theo tờ Tin tức buổi sáng Lan Châu, các nhà khoa học đã nhất trí coi viên đá này là một trong những cổ vật có giá trị nhất ở Trung Quốc và thế giới đối với các bộ sưu tập, nhà nghiên cứu và khảo cổ học.

Búa Luân Đôn

Búa Luân Đôn (Ảnh: Wikipedia)

Búa Luân Đôn là cổ vật 'nhân tạo' cổ xưa nhất được phát hiện cho đến nay. Cổ vật này được tìm thấy ở London trong một khối đá có niên đại gần nửa tỷ năm. Ai trên Trái đất có thể chế tạo ra một chiếc búa trông hiện đại như thế này vào 400 triệu năm trước? Những người đã phân tích cổ vật lập luận rằng gỗ làm tay cầm đã bị cacbon hóa thành than, điều này cung cấp một manh mối khác về thời đại cực kỳ tiên tiến của vật phẩm.

Quả cầu Klerksdorp

Quả cầu Klerksdorp (Ảnh: Wikipedia)

Vật thể bí ẩn này thậm chí còn lâu đời hơn cả Búa Luân Đôn. Quả cầu Klerksdorp được cho là được chế tạo vào khoảng 570 triệu năm trước.

Nghiên cứu cho thấy 'quả cầu' chứa một hợp kim kim loại trên bề mặt cứng hơn thép, bảo vệ các quả cầu khỏi bị hư hại. Một số quả cầu dường như có 'rãnh chính xác' trên bề mặt mà phải được tạo ra bằng các công cụ tiên tiến. Theo các học giả chính thống, 570 triệu năm trước, sự sống duy nhất trên Trái đất là các sinh vật đơn bào.

Những cổ vật trên đặt ra nhiều câu hỏi, khiến nhân loại không ngừng tự hỏi chúng ta thực sự biết được bao nhiêu về lịch sử hành tinh của mình?

Điều gì sẽ xảy ra nếu lịch sử như chúng ta vốn biết là không đầy đủ và chứa đầy những lỗ hổng mà các học giả chính thống đã cố gắng che đậy?

Điều gì sẽ xảy ra nếu loạt phim tài liệu Netflix năm 2022 gây tranh cãi của Graham Hancock có tên “Ngày tận thế cổ đại” thực sự gieo rắc nỗi sợ hãi cho các nhà khảo cổ học chính thống?

Theo Curiosmos

Lê Na biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

7 cổ vật triệu năm tuổi tiếp tục đánh đố các nhà khoa học