‘Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê’, câu tiếp theo có nghĩa gì?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số câu nói được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác không phải là vô nghĩa, hơn nữa còn có bối cảnh đặc thù.

Tục ngữ có câu "đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê" nghĩa đen là đàn ông sợ ăn quả hồng và phụ nữ sợ ăn quả lê. Trên bề mặt, câu tục ngữ này có vẻ liên quan đến "ăn". Nhưng có thực sự đơn giản vậy không? Câu này còn có nửa vế sau, bạn có biết đó là gì không?

Quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng hạ cholesterol, hạ huyết áp, kháng viêm. (Ảnh: Shutterstock)
Quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng hạ cholesterol, hạ huyết áp, kháng viêm. (Ảnh: Shutterstock)

Đàn ông sợ quả hồng

Hồng là loại trái cây được nhiều người yêu thích, không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Quả hồng có hàm lượng calo thấp, nhưng mang lại cảm giác no lâu, giúp giảm cholesterol và huyết áp, đồng thời cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Vậy vì sao người xưa lại nói “đàn ông sợ quả hồng”?

  1. Về góc độ giữ gìn sức khỏe

Mặc dù quả hồng rất giàu chất dinh dưỡng nhưng trong quá trình ăn cũng có nhiều điều kiêng kỵ, ví như không nên ăn nhiều quả hồng khi bụng đói. Chất tannin có trong quả hồng dễ dàng phản ứng với axit trong dạ dày và tạo thành sỏi cứng trong dạ dày. Nếu một người đàn ông ăn quả hồng sau khi uống rượu, khả năng bị sỏi sẽ cao hơn.

  1. Từ quan điểm của đồng âm

Người xưa chú ý nhiều hơn đến đồng âm, và người hiện đại cũng cố gắng tránh một số đồng âm không may mắn trong cuộc sống hàng ngày. Từ hồng (柿: shì) và chết (死: sǐ) là một âm giống nhau, và chúng nghe có vẻ không may mắn.

Hơn nữa, từ quả hồng (柿子: Shìzi) đồng âm với thất tử (失子: Shī zi), người xưa cho rằng “hiếu nghĩa có ba điều, không có con cháu là điều lớn nhất”. Đối với người xưa mà nói, “thất tử” là bất hiếu lớn nhất.

  1. Theo quan điểm đạo đức

Quả hồng có xu hướng trở nên mềm sau khi để lâu, và quả hồng mềm có nghĩa là chúng sẽ dễ dàng bị xử lý. Thời xưa, nam tử hán đại trượng phu, đỉnh thiên lập địa, làm người phải có cốt khí, đàn ông là trụ cột của gia đình, phải sống có phẩm cách, không thể coi như quả hồng mềm dễ bị đè nát.

Lê có thể được chia thành hai loại: lê phương Tây và lê châu Á, y học cổ truyền Trung Y sử dụng lê châu Á, người ta cho rằng ăn lê có chức năng làm ẩm phổi, ngăn chặn ợ hơi và giải đờm. (Ảnh: Shutterstock)
Lê có thể được chia thành hai loại: lê phương Tây và lê châu Á, y học cổ truyền Trung Y sử dụng lê châu Á, người ta cho rằng ăn lê có chức năng làm ẩm phổi, ngăn chặn ợ hơi và giải đờm. (Ảnh: Shutterstock)

Phụ nữ sợ quả lê

Lê có thể được chia thành hai loại: lê phương Tây và lê châu Á, y học cổ truyền Trung Y sử dụng lê châu Á, người ta cho rằng ăn lê có chức năng làm ẩm phổi, ngăn chặn ợ hơi và giải đờm. Thế thì tại sao người xưa lại nói "phụ nữ sợ quả lê"?

  1. Ở góc độ giữ gìn sức khỏe

Lý do “phụ nữ sợ ăn lê” cũng rất đơn giản, lê là loại trái cây tương đối lạnh, mà thể chất của phụ nữ cũng thuộc tính lạnh, nếu ăn quá nhiều lê sẽ làm tăng khí lạnh và ẩm ướt trong cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người nữ.

  1. Từ góc độ đồng âm

Trong tiếng Hán, quả lê đọc là Lí và ly (hôn) cũng đọc tương tự, thời xưa phụ nữ sợ bị chồng ly hôn, ly tán và đuổi ra khỏi nhà. Nếu phụ nữ ly hôn với chồng, cuộc sống sau này của cô ấy sẽ rất vất vả, chưa kể còn bị người khác kỳ thị.

Tục ngữ được người xưa đúc kết lại dựa trên kinh nghiệm sống của bản thân, là hiện thân cho trí tuệ cổ nhân. Nhưng "đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê", nghĩa gốc không phải là tránh hoàn toàn ăn quả hồng và quả lê. Hai loại quả là lê và hồng, cả nam hay nữ đều có thể ăn được, không những không gây hại cho sức khỏe mà còn có rất nhiều lợi ích.

Chỉ cần lưu ý rằng lê và hồng, tốt nhất không nên ăn khi bụng đói. Lê có tính hàn và dễ bị tiêu chảy hơn khi ăn lúc đói. Ngoài ra, không nên uống nước ấm hoặc nóng khi ăn lê để tránh bị tiêu chảy. Cũng cần lưu ý không ăn quá nhiều trong một lần.

Tại sao người xưa lại nói “lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu”? (Ảnh: Zeng Yanjun/ The Epoch Times)
Tại sao người xưa lại nói “lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu”? (Ảnh: Zeng Yanjun/ The Epoch Times)

Lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu

"Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê", và câu tiếp theo là “Lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu”. Có ý nghĩa gì? Ở các làng cổ, vỏ dưa hấu thường được cho lợn, gà, vịt ăn và chúng đều thích ăn. Nhưng tại sao người xưa lại nói “lợn nái sợ nhất vỏ dưa hấu”?

Bình thường lợn không có vấn đề gì khi ăn vỏ dưa hấu, nhưng lợn nái mang thai không nên cho chúng ăn. Vì bản thân dưa hấu là thứ lạnh nên lợn nái sau khi ăn vỏ dưa hấu rất dễ bị tiêu chảy, trường hợp nặng có thể dẫn đến sảy thai. Hơn nữa, vỏ dưa hấu sau khi ném xuống đất và bị lợn nái dẫm lên rất dễ trượt ngã, dẫn đến tổn thất nặng nề.

Những câu tục ngữ đơn sơ nhưng là kết tinh của trí tuệ tổ tiên. Một số câu nói này dần bị lãng quên vì bị cho là không còn ‘hợp thời’ với xã hội hiện đại. Nhưng nội dung lại mang nét độc đáo trong văn hóa xưa, mới chính là tài sản quý giá nhất mà tổ tiên truyền thừa cho con cháu.

Bách Diệp

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

‘Đàn ông sợ quả hồng, phụ nữ sợ quả lê’, câu tiếp theo có nghĩa gì?