Đầu tư vào máy móc nhà xưởng của khối tư nhân sụt giảm kỷ lục sau khi bị Bắc Kinh 'ghẻ lạnh'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đầu tư vào tài sản cố định, thực chất chính là công nghệ, máy móc, nhà xưởng để mở rộng sản xuất kinh doanh, của khối doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc suy giảm mạnh nhất trong 11 năm qua. Đây là kết quả sau một thời gian dài Bắc Kinh không chỉ 'ghẻ lạnh' mà còn đàn áp, quốc hữu hoá và đưa Chi bộ đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào giám sát. Trong khi khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính, Bắc Kinh một lần nữa tỏ ra 'ấm áp' với khu vực này, cam kết hỗ trợ sau các số liệu vĩ mô tồi tệ.

Khu vực kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu, Trung Quốc. Tuy nhiên, một chiến lược đàn áp kinh tế tư nhân thực sự đã diễn ra: xé nhỏ quy mô các tập đoàn công nghệ lớn, quốc hữu hoá một phần các hãng công nghệ tư nhân, quốc hữu hoá nhiều doanh nghiệp tư nhân có công nghệ và mô hình kinh doanh vượt trội, điều tra các định chế tài chính tư nhân, và đặc biệt là đưa chi bộ ĐCSTQ vào tham gia bộ máy quản lý, giám sát các doanh nghiệp tư nhân...

Tất cả các chính sách này như chiếc xích trói chân tay khu vực kinh tế tư nhân, động lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất của Bắc Kinh. Không những vậy, 3 năm áp dụng 'zero-Covid' cũng xói mòn năng lực tài chính và khả năng phục hồi của khu vực kinh tế này. Lần đầu tiên, số liệu đầu tư cố định của doanh nghiệp tư nhân (thực chất là đầu tư vào công nghệ, nhà xưởng, thiết bị) đã thu hẹp ở mức kỷ lục, thấp nhất trong 11 năm qua.

Xem thêm:

Hôm 15/02, Tạp chí Qiushi thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã đăng một bài báo có tiêu đề “Một số vấn đề chính trong công việc hiện tại của nền kinh tế Trung Quốc”.

Bài báo cho rằng Bắc Kinh đối xử bình đẳng giữa khối doanh nghiệp nhà nước và khối doanh nghiệp tư nhân. Để thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, chính phủ Trung Quốc các cấp đã đưa ra một loạt chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân vào năm 2022.

Bất chấp tuyên bố trên, dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố vào tháng Một cho thấy mức tăng trưởng đầu tư tài sản cố định tư nhân năm 2022 đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Đầu tư tài sản cố định tư nhân đo lường chi tiêu của các doanh nghiệp tư nhân, tổ chức phi lợi nhuận và hộ gia đình đối với tài sản cố định trong nền kinh tế Trung Quốc. Tài sản cố định bao gồm bất động sản, đất đai, nhà cửa, dây chuyền máy móc thiết bị... dành cho mục đích sử dụng lâu dài và khó có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt. Nói cách khác, đầu tư vào tài sản cố định được xem là dòng vốn đổ vào mở rộng hoạt động kinh doanh, mở rộng sản xuất.

Trong một cuộc họp báo vào tháng Một, ông Kang Yi, Cục trưởng Cục Thống kê, cho rằng đầu tư tư nhân tăng trưởng thấp vào năm 2022 là do hiệu quả hoạt động của thị trường bất động sản đi xuống.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, năm 2022, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đã giảm 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đây là lần giảm đầu tiên kể từ năm 2011. Mặt khác, vào năm 2021, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân đã tăng 27,6% hàng năm.

Ngoài ra, chỉ số giá cước vận tải container hàng tháng của Trung Quốc đã giảm trên diện rộng kể từ tháng 09/2022; mức giảm lớn nhất trong chỉ số giá cước xảy ra vào tháng 10/2022, mức giảm 24,8% so với tháng trước.

Vào tháng Một năm 2023, chỉ số giá cước vận tải container đã giảm 11,2% so với tháng trước. Trong khi đó, chỉ số giá cước từ Trung Quốc tới châu châu Âu giảm 16,7% so với tháng trước; chỉ số giá cước vận tải tới các tuyến Tây Hoa Kỳ và Đông Hoa Kỳ giảm lần lượt 7,8 và 9,8%.

Năm 2022, giao dịch thương mại trên thị trường tương lai của Trung Quốc, cả khối lượng và kim ngạch, lần đầu giảm kể từ năm 2018.

Thị trường kỳ hạn là thị trường đấu giá trong đó người tham gia mua và bán hàng hóa và hợp đồng tương lai để giao hàng vào một ngày xác định trong tương lai, theo định nghĩa của Investopedia.

Thị trường kỳ hạn của Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng Một, giảm 39,85% so với tháng trước về khối lượng giao dịch.

Ông Albert Song, một nhà bình luận thời sự và chuyên gia về hệ thống tài chính Trung Quốc, nói với The Epoch Times hôm 17/02 rằng khối lượng giao dịch giảm trên thị trường tương lai của Trung Quốc cho thấy thị trường thiếu niềm tin, thanh khoản kém và hoạt động kinh tế trên thị trường giảm.

Theo dữ liệu do cục thống kê Trung Quốc công bố, “tổng tài trợ cho nền kinh tế thực (AFRE)” đã tăng 9,6% vào năm 2022 so với năm trước, tương tự như mức tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (FAI) so với cùng kỳ năm 2018 là 8,7%. Như vậy, mức tăng của AFRE cao hơn FAI tới 0,9% vào năm 2022.

Theo định nghĩa của He Zhiguo, một học giả tại Đại học Chicago, tổng tài trợ cho nền kinh tế thực (AFRE) là “được [Trung Quốc] giới thiệu vào năm 2011 và được các quan chức mô tả là tổng số tiền đổ vào nền kinh tế thực từ hệ thống tài chính trong một khoảng thời gian nhất định”.

Về sự khác biệt lớn trong FAI mặc dù AFRE tương tự khi so sánh hai năm, Song giải thích rằng đó là do một hiện tượng gọi là “tài chính nhàn rỗi”, đang trở nên nghiêm trọng hơn ở Trung Quốc.

Tài chính nhàn rỗi đề cập đến các quỹ không được sử dụng để tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đặc biệt là trong bối cảnh lạm phát, các khoản tiền nhàn rỗi đang mất giá trị vì chúng không tăng trưởng theo tốc độ gia tăng chi phí.

Song cho biết dòng tiền luân chuyển trong hệ thống tài chính sẽ tìm kiếm các cơ hội có lãi suất cao thay vì chảy vào nền kinh tế thực. Và việc các quỹ nhàn rỗi sẽ khiến nền kinh tế thực khó đón nhận dòng vốn chi phí thấp, dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng lên.

Theo The Epoch Times

Lê Minh biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Đầu tư vào máy móc nhà xưởng của khối tư nhân sụt giảm kỷ lục sau khi bị Bắc Kinh 'ghẻ lạnh'