Kiểm soát chuỗi cung ứng: Trung Quốc thành lập ‘Đặc khu kinh tế Trái đất - Mặt trăng’ năm 2050

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có thể nói mọi chuỗi cung ứng của thế giới đều liên quan đến Trung Quốc, ngay cả khi các sản phẩm được “sản xuất” ở nơi khác. Sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ mở rộng xuống Biển sâu và lên cả Mặt trăng. Ông Bao Weimin, giám đốc Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc đã đề xuất thành lập “Đặc khu kinh tế Trái đất - Mặt trăng” vào năm 2050.

Người tiêu dùng có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc một chiếc máy tính xách tay được bán ở Mỹ với nhãn dán "Made in China", tức là sản phẩm này được lắp ráp tại Trung Quốc với nhiều linh kiện xuất xứ Trung Quốc. Phần mà nhiều người không biết, và lý do tại sao Trung Quốc có thể thống trị chuỗi cung ứng toàn cầu một cách triệt để đến vậy, là những thứ nhỏ bé, gồm kim loại và nguyên tố quan trọng để sản xuất các thiết bị điện tử.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 11 và 12 của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ở ngoại quốc; đồng thời yêu cầu các ngân hàng quốc doanh hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp này. Một trong những mục tiêu được nhấn mạnh trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 - 2015) là tăng cường vị thế của Trung Quốc về kim loại.

Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020), được ĐCSTQ gọi là “giai đoạn chiến đấu quyết định”, đã đặt mục tiêu kiểm soát ngành công nghiệp kim loại màu toàn cầu. Kim loại màu là tên gọi của kim loại và hợp kim trừ sắt và hợp kim của sắt. Chiến lược này kết hợp với chiến lược “Made in China 2025” sẽ mở rộng đáng kể các ngành công nghiệp chiến lược và quốc phòng, cũng như khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu, vào tháng 10/2016, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc đã công bố một kế hoạch hành động để ngành kim loại nước này đạt vị thế cường quốc thế giới.

ĐCSTQ chỉ thị cho các doanh nghiệp nhà nước - được tài trợ bởi các ngân hàng quốc doanh - mua và kiểm soát các mỏ khoáng sản ở các nước giàu tài nguyên trên khắp các châu lục.

Để đảm bảo sự thống trị trên thị trường khoáng sản, Bắc Kinh áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với những kim loại được sản xuất tại Trung Quốc. Những hạn chế này đã trở thành chủ đề của các khiếu nại do Mỹ, Liên minh Âu Châu, cũng như Nhật Bản, và Mexico đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới với lý do cạnh tranh không lành mạnh.

Một số thương hiệu máy tính xách tay quảng cáo là “không sản xuất tại Trung Quốc”, nhưng điều này tạo nên một chút nhầm lẫn, bởi chúng đích thực phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc. Máy tính xách tay được sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều chứa nhiều hoặc tất cả các kim loại có nguồn gốc từ Trung Quốc gồm: Graphite (than chì), cobalt, lithium, chromium, vanadium, magnesium, antimony, and copper (đồng đỏ).

Workers drain away polluted water near the Zijin copper mine in Shanghang on July 13, 2010, after pollution from the mine contaminated the Ting river, a major waterway in southeast China's Fujian province. China's top gold producer Zijin Mining defended its handling of a toxic pollution spill that killed off vast numbers of fish, saying heavy rains were to blame, as the company's shares slumped. CHINA OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
Hệ thống xả nước bẩn ở mỏ đồng Zijin, Shanghang, Trung Quốc, hôm 13/07/2010. Sông Ting, một tuyến đường thủy chính ở tỉnh Phúc Kiến, đông nam Trung Quốc, đã bị làm cho ô nhiễm. (Ảnh: STR / AFP / Getty Images)

Trung Quốc kiểm soát đến một nửa số nguyên liệu thô được sử dụng trên toàn thế giới. 69% graphite được dùng để sản xuất pin sạc ở Trung Quốc, Mexico, Canada, Brazil, và Madagascar đến từ Trung Quốc. Cobalt xuất xứ từ Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), nơi mà Bắc Kinh quản lý 35 công ty khai thác mỏ. Trung Quốc cũng kiểm soát đến 86% nguồn cung magnesium toàn cầu.

90% lithium trên thế giới là ở Chile, Argentina, và Úc. Trong khi đó, thông qua đầu tư vào các công ty địa phương, Trung Quốc hiện kiểm soát 59% nguồn cung lithium toàn cầu. Không chỉ các nước đang phát triển từ bỏ nguồn tài nguyên để đổi lấy Nhân dân tệ. Tại Úc, Trung Quốc quản lý 91% tổng lượng khai thác lithium, cũng như 75% trữ lượng của nước này.

Hai trong số các mỏ vanadium lớn nhất thế giới nằm ở Kazakhstan và Nam Phi. Hai quốc gia này đều là thành viên của Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI). Tại Kazakhstan, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đang mạnh tay tài trợ lĩnh vực khai thác mỏ; và ở Nam Phi, Bắc Kinh đang lên kế hoạch đầu tư vào các mỏ vanadium.

Các công ty Trung Quốc cũng mua số lượng cổ phần đáng kể tại các mỏ copper lớn nhất ở DRC. Bắc Kinh có tổng cộng 30 dự án copper ở nước ngoài đang trong giai đoạn vận hành và thêm 38 dự án khác đang trong giai đoạn thăm dò.

Zimbabwe có trữ lượng chromium lớn thứ 2 thế giới, chiếm khoảng 12% tổng lượng crom toàn cầu; trong khi đó, Trung Quốc là nước tiêu thụ chrome và chromium lớn nhất thế giới. Bắc Kinh đảm bảo nguồn cung của mình bằng cách đầu tư khai thác chromium ở Cuba và Zimbabwe. Trong 5 năm qua, Trung Quốc đã đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực kim loại của Zimbabwe, và là một trong những chủ sở hữu chính của công ty sản xuất chrome lớn nhất nước này - công ty Khai thác và Luyện hợp kim Zimbabwe (ZIMASCO).

Người dân địa phương mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc - Zimbabwe là quan hệ trao đổi: Đổi thiết bị và công nghệ khai thác để lấy quặng. Đây là một mô hình, cũng là một chiến lược, mà Trung Quốc đang sử dụng ở nhiều quốc gia giàu tài nguyên trên thế giới. Cụ thể, Trung Quốc cung cấp dịch vụ xây dựng và công nghệ cho các mỏ địa phương. Đổi lại, các mỏ đồng ý bán một phần sản lượng của họ cho Trung Quốc với giá thỏa thuận. Các mô hình khác được ĐCSTQ sử dụng bao gồm sáp nhập và mua lại, theo đó các công ty Trung Quốc, bao gồm nhiều công ty thuộc sở hữu nhà nước hoặc được tài trợ bởi các tổ chức tài chính nhà nước, mua cổ phần ở các công ty khai thác mỏ địa phương.

Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong lễ đón tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 03/04/2018 (Ảnh: Greg Baker / AFP / Getty Images)

Một nhà lãnh đạo ở tỉnh Mashonaland Central của Zimbabwe đã cáo buộc Trung Quốc cướp tài nguyên khoáng sản của đất nước. Các thợ mỏ địa phương phàn nàn rằng ĐCSTQ bóc lột công nhân. Trong một vụ việc vào tháng 6 năm ngoái, một Giám đốc công ty khai thác mỏ người Trung Quốc đã bắn chết 2 công nhân Zimbabwe vì các khiếu nại liên quan đến tiền lương.

Trung Quốc kiểm soát 90% nguồn cung antimony của thế giới và cho đến một năm trước, họ sở hữu 100% các nhà máy xử lý antimony. Sau khi được lấy từ ​​lòng đất, antimony phải được chế biến thành thỏi để dùng trong sản xuất nhiều loại hàng hóa. Mặc dù antimony có cả ở Nga, Úc, và Tajikistan, nhưng gần như tất cả đều được gửi đến Trung Quốc để xử lý. Năm ngoái, lần đầu tiên sau 30 năm, có một nhà máy chế biến antimony được xây dựng bên ngoài Trung Quốc.

Ngoài việc đầu tư vào các quốc gia khác, ĐCSTQ hiện đang giành quyền thống trị trong khai thác dưới biển. Cơ quan quản lý Đáy biển Quốc tế (ISA) chịu trách nhiệm cấp phép cho các hoạt động khai thác dưới đáy biển. Các công ty Trung Quốc đã đệ trình 30 yêu cầu khác nhau lên ISA để được thực hiện nhiều dự án khai thác dưới biển.

Sau khi chinh phục các vùng biển, Trung Quốc có kế hoạch khai thác cả mặt trăng. Năm ngoái, tàu thăm dò Chang'e 5 của nước này đã đáp xuống mặt trăng và mang về 2kg mẫu vật. Các nhà phân tích vũ trụ Mỹ cho rằng Trung Quốc đang tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu mặt trăng để hỗ trợ các dự án khai thác trên mặt trăng trong tương lai. Theo cựu nhân viên NASA Jim Bridenstine, việc khai thác mặt trăng sẽ có thể thực hiện được trong thế kỷ này. Có bằng chứng và lập luận rằng mặt trăng chứa nhiều nguyên liệu quan trọng. ĐCSTQ hy vọng sẽ thực hiện một cuộc hạ cánh có người lái lên mặt trăng vào năm 2030 và xây dựng một trạm nghiên cứu mặt trăng. Ông Bao Weimin, giám đốc Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) đã đề xuất thành lập “Đặc khu kinh tế Trái đất - Mặt trăng” vào năm 2050.

Với tốc độ mở rộng quyền kiểm soát nguyên liệu đầu vào sản xuất máy tính xách tay, có khả năng là 20 năm nữa, tất cả nguồn đầu vào sẽ đến từ các công ty Trung Quốc, mà một số trong đó xuất xứ từ đáy đại dương hoặc mặt trăng.

Quan điểm trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Antonio Graceffo đã có hơn 20 năm làm việc tại châu Á. Ông tốt nghiệp Đại học Thể thao Thượng Hải và có bằng MBA của Đại học Giao thông Thượng Hải. Ông Antonio hiện đang là Giáo sư kinh tế và nhà phân tích kinh tế Trung Quốc. Ông viết bài cho nhiều phương tiện truyền thông quốc tế. Một số cuốn sách về Trung Quốc của ông bao gồm Beyond the Belt and Road: China’s Global Economic Expansion (Đằng sau Vành đai và Con đường: Sự mở rộng kinh tế toàn cầu của Trung Quốc) và A Short Course on the Chinese Economy (Khóa học ngắn hạn về kinh tế Trung Quốc).

Lê Minh

Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Kiểm soát chuỗi cung ứng: Trung Quốc thành lập ‘Đặc khu kinh tế Trái đất - Mặt trăng’ năm 2050