Trung Quốc nên ăn mừng vì dự luật chi tiêu hạ tầng 1 nghìn tỷ USD của ông Biden được Thượng viện Mỹ thông qua

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gói 1 nghìn tỷ USD đầu tư hạ tầng là trọng tâm trong chương trình nghị sự kinh tế của ông Biden. Hôm qua, Thượng viện đã bỏ phiếu thông qua với 50 đảng viên Dân chủ và ⅓ số đảng viên Cộng hòa. Chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng dự luật cũng mang lại chỉ số GDP đẹp hơn cho Mỹ nhưng rất hạn chế. Dù vậy, Bắc Kinh lại có rất nhiều cơ hội việc làm, tăng GDP nhờ dự luật này…

Với 19 đảng viên Cộng hòa bao gồm lãnh đạo thiểu số Thượng viện Mitch McConnell (R., Ky.) cùng tất cả 50 đảng viên Dân chủ đồng thuận thông qua dự luật chi tiêu hạ tầng 1 nghìn tỷ USD tại Thượng viện. Dự luật sẽ phải đối mặt với một con đường phức tạp hơn trong Hạ viện, nơi các đảng viên Dân chủ nói là họ chỉ thông qua dự luật này nếu các khoản chi cho biến đổi khí hậu cũng được đồng thuận, lên tới 3,5 nghìn tỷ USD. Mức đồng thuận đủ để đảm bảo chính quyền ông Biden không bị vỡ nợ và phải đóng cửa vào tháng 10 tới đây.

Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho biết Hạ viện sẽ không tiếp thu dự luật cơ sở hạ tầng cho đến khi Thượng viện thông qua kế hoạch chống chuyển nhượng và khí hậu; vốn là các vấn đề mà lưỡng đảng có chia rẽ lớn.

Về mặt chính trị, tuyên bố của Hạ viện, đứng đầu là bà Nancy Pelosi về việc này không phải là khó khăn của dự luật 1 nghìn tỷ USD, mà là một biện pháp kỹ thuật ép đảng Cộng hòa phải công nhận các khoản chi tiêu khác liên quan tới ‘biến đổi khí hậu’, vốn lớn hơn nhiều, đồng thời đảm bảo giúp chính quyền ông Biden thoát khỏi cảnh phải đóng cửa vào tháng 10 tới đây.

Lãnh đạo Đa số Thượng viện ông Chuck Schumer (đảng Dân chủ) đã khởi động việc xem xét dự thảo ngân sách cho đề xuất trị giá 3,5 nghìn tỷ USD ngay sau khi thông qua kế hoạch cơ sở hạ tầng hôm thứ Ba.

Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer (New York), thứ 2 từ trái sang, phát biểu khi các Thượng nghị sĩ Dân chủ Patty Murray (Washington), Kamala Harris (California) và Sherrod Brown (Ohio) lắng nghe trong một cuộc họp báo tại Washington vào ngày 31/1/2020. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)
Thượng nghị sĩ Dân chủ Chuck Schumer (New York), thứ 2 từ trái sang, phát biểu khi các Thượng nghị sĩ Dân chủ Patty Murray (Washington), Kamala Harris (California) và Sherrod Brown (Ohio) lắng nghe trong một cuộc họp báo tại Washington vào ngày 31/1/2020. (Brendan Smialowski / AFP qua Getty Images)

Trong số 550 tỷ USD chi tiêu cho các dự án hạ tầng của liên bang, 110 tỷ USD sẽ dành cho cầu đường, 66 tỷ USD cho đường sắt và gần 40 tỷ USD cho vận chuyển. Khoản tiền 65 tỷ USD sẽ tài trợ cho việc mở rộng khả năng tiếp cận băng thông rộng, bao gồm cả việc cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp phiếu mua hàng tháng trị giá 30 USD để trả cho dịch vụ internet.

“Dự luật này sẽ xây dựng lại những con đường đổ nát và những cây cầu, đường hầm trên khắp đất nước. Nó sẽ cung cấp nước uống sạch trong các ngôi nhà của người Mỹ và giải quyết các chất ô nhiễm có hại. Nó sẽ tăng cường kết nối trong các cộng đồng của chúng tôi để mang băng thông rộng đến ngay cả những vùng nông thôn xa xôi nhất của đất nước chúng tôi”, Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, một trong những nhà lập pháp, thành viên đảng Dân chủ, người xây dựng dự luật cho biết.

Dự luật tạo ra 256 tỷ USD thâm hụt ngân sách Mỹ

Theo Wall Street Journal, các nhà kinh tế học của Mỹ cho biết dự luật sẽ không thúc đẩy tăng trưởng cho Mỹ trong ngắn hạn vì hai lý do.

Thứ nhất, dự luật chỉ mang lại 550 tỷ đô la chi tiêu mới — so với gần 6 nghìn tỷ đô la mà Quốc hội đã thông qua trong năm rưỡi qua để chống lại đại dịch Covid-19 và sự suy thoái kinh tế của nó.

Thứ hai, chi tiêu cho cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra trong 5 đến 10 năm kể từ năm 2022, một mốc thời gian dài hơn so với các sáng kiến ​​thời đại dịch như kích thích kinh tế, trợ cấp thất nghiệp và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ. Điều đó sẽ làm cho ảnh hưởng trực tiếp của khoản chi tiêu này đến việc làm và nhu cầu ít được chú ý hơn.

Alec Phillips, nhà kinh tế chính trị trưởng của Goldman Sachs Research, cho biết dự luật cơ sở hạ tầng có thể thêm khoảng 0,2 điểm phần trăm vào tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội trong năm tới và 0,3 điểm phần trăm vào năm 2023.

Để so sánh, Kế hoạch giải cứu người Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ đô la của Tổng thống Biden, được Quốc hội thông qua vào tháng 3, dự kiến ​​sẽ nâng chi tiêu của chính phủ lên tương đương 4,9% GDP trong năm tài chính hiện tại, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội.

Chắc chắn, tác động của khoản chi tiêu Kế hoạch giải cứu và các biện pháp kích thích tức thời khác đang bắt đầu giảm dần khi các chương trình cứu trợ đại dịch hết hạn, chẳng hạn như khoản bổ sung thêm 300 USD đối với các khoản thanh toán thất nghiệp hàng tuần sẽ hết hạn vào tháng 9. Chi tiêu thêm cho cơ sở hạ tầng có thể giảm bớt lực cản khi chi tiêu tổng thể của chính phủ giảm.

CBO (cơ quan phân tích kinh tế - chính sách phi đảng phái của Quốc hội Mỹ) báo cáo rằng dự luật 1 nghìn tỷ USD sẽ tạo thâm hụt ngân sách 256 tỷ USD trong 10 năm tới. CBO cũng tính toán rằng dự kiến ​​tăng trưởng kinh tế Mỹ sẽ chậm lại, giảm từ 7,4% vào năm 2021, một năm phục hồi nhanh chóng sau Covid, xuống 3,1% vào năm 2022 và 1,1% vào năm 2023, được đo từ cuối quý IV đến cùng kỳ năm trước. Các dự báo không bao gồm các tác động có thể có của dự luật cơ sở hạ tầng.

Nhưng Trung Quốc có nhiều cơ hội về việc làm và tăng trưởng GDP hơn cả Mỹ

Bắc Kinh, chứ không phải bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, mới là nơi sản xuất và cung cấp lớn nhất toàn cầu về nguyên vật liệu đầu vào phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng.

Giá của vật liệu xây dựng của Bắc kinh rất rẻ, bản thân Bắc Kinh đang bị dư cung trầm trọng, người lao động thiếu việc làm và sẽ biểu tình vì không có việc làm. Đó cũng là lý do khiến Bắc Kinh không thể ngừng xây dựng hạ tầng. Giờ đây, Mỹ không chỉ học tập công thức tăng trưởng này, họ còn dành rất nhiều tiền thuế của người Mỹ làm hồi sinh lại ngành công nghiệp đang dư thừa, teo tóp của Bắc Kinh.

Chúng ta hãy thử kiểm định lại một vài con số:

  1. Thép: Trung Quốc chiếm 56,5% sản lượng toàn cầu và đang dư cung trầm trọng. Năm 2020, một năm suy giảm kinh tế trên toàn cầu trong khi thép của Trung Quốc đang đối mặt với thuế trừng phạt thương mại cao ngất ngưởng, Trung Quốc vẫn là một trong những quốc gia có tốc độ tăng sản lượng thép cao nhất thế giới (5,2%), sau Thổ Nhĩ Kỳ (6%) và Iran (13%). Nhưng quy mô sản lượng của hai quốc gia này quá nhỏ, thực tế phần sản lượng cả năm 2020 của hai quốc gia này gộp này cũng chỉ tương đương với phần sản lượng thép tăng thêm của Trung Quốc năm 2020 mà thôi.
  2. Xi măng: Cũng giống hệt như ngành thép, sản lượng sản xuất xi-măng của Trung Quốc chiếm tới 50,3% sản lượng toàn cầu. Năm 2020, sản lượng xi-măng của Trung Quốc cũng tăng thêm 1,6%.
  3. PVC: Trung Quốc cũng lại là nhà sản xuất hàng dầu PVC, chiếm tới 43% sản lượng toàn cầu. Mỹ cần một lượng đường ống PVC khổng lồ thay thế cho đường ống cũ theo kế hoạch của ông Biden trong gói 2,3 nghìn tỷ USD.
Sản lượng thép, xi-măng của Trung Quốc chiếm 56.5% và 50,3% sản lượng thép, xi-măng toàn cầu, việc làm và GDP nhờ ngành sản xuất thép, xi-măng của Trung Quốc đang chờ đợi Kế hoạch việc làm Mỹ 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden (nguồn worldsteel.org và Statista)
Sản lượng thép, xi-măng của Trung Quốc chiếm 56.5% và 50,3% sản lượng thép, xi-măng toàn cầu, việc làm và GDP nhờ ngành sản xuất thép, xi-măng của Trung Quốc đang chờ đợi Kế hoạch việc làm Mỹ 2,3 nghìn tỷ USD của ông Biden (nguồn worldsteel.org và Statista)

Dự luật hạ tầng vừa được thông qua sẽ sửa chữa hàng chục ngàn dặm đường, sửa khoảng 10 cây cầu quan trọng của Mỹ và khoảng một vạn cây cầu nhỏ hơn, nâng cấp cảng, sân bay, đường sắt…

Những nhiệm vụ đó và những nhiệm vụ khác đòi hỏi xi măng và thép, vốn được đang thống trị bởi Trung Quốc trên toàn cầu. Như đề cập ở trên, năm 2020, Trung Quốc sản xuất 56,5% lượng thép thô của thế giới. Trong khi sản xuất thép của Mỹ chiếm 3,9%. Trong khi sản lượng toàn cầu giảm 0,9% vào năm 2020, thì sản lượng của Trung Quốc về thép tăng 5,6%, sản lượng của Mỹ giảm mạnh 17,2% khi các nhà máy đóng cửa.

Năm 2020, Mỹ sản xuất 90,0 triệu tấn xi măng. Trung Quốc sản xuất 2,2 tỷ tấn, hơn một nửa sản lượng của thế giới.

Ông Biden cũng đề xuất thay thế tất cả các đường ống dẫn ở Hoa Kỳ. Đường ống ngày nay được làm bằng polyvinyl clorua, PVC. Trung Quốc cũng tình cờ là nhà sản xuất số một thế giới về PVC trên toàn cầu, sản lượng PVC của Trung Quốc hiện chiếm 43% sản lượng PCV toàn cầu (theo Global Data).

Do đó, dự luật hạ tầng Mỹ 1 nghìn tỷ USD chắc chắn sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với các nhà sản xuất Trung Quốc. Một kế hoạch vì Trung Quốc, hơn là vì Mỹ, nơi có khả năng sản xuất các sản phẩm và nguyên liệu thô cần thiết và có thể làm như vậy với giá thấp nhất.

Ông Jonathan Bass, một người ủng hộ các chính sách kinh tế tạo việc làm của chính quyền ông Biden, chia sẻ với Viện Gatestone trong cuộc phỏng vấn gần đây rằng kế hoạch của ông Biden chỉ thực sự tạo việc làm nếu việc sản xuất vật liệu đầu vào cho xây dựng cơ sở hạ tầng được dịch chuyển về Mỹ. Những việc làm trong ngành sản xuất vật liệu xây dựng này đúng là được trả lương cao hơn và việc làm của ngành này quay về Mỹ sẽ củng cố an ninh cho chuỗi cung ứng của Mỹ. Nếu tất cả những điều này không xảy ra trước khi Mỹ giải ngân gói 2,3 nghìn tỷ USD (nếu có), thì ông Bass nhận xét rằng Kế hoạch việc làm Mỹ của ông Biden chỉ là "sự thương xót của ông Biden dành cho Đảng cộng sản Trung Quốc" mà thôi.

Hữu Nguyên



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc nên ăn mừng vì dự luật chi tiêu hạ tầng 1 nghìn tỷ USD của ông Biden được Thượng viện Mỹ thông qua