Xử lý ‘đảo chính tài chính’ năm 2015, Tập Cận Bình điều tra hàng loạt quan chức chứng khoán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ông Zhu Yi, cựu thành viên Ủy ban Thẩm định Phát hành chứng khoán của Ủy ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC), gần đây đã bị điều tra. Cuộc thanh trừng hệ thống tài chính của người đứng đầu ĐCSTQ Tập Cận Bình đã tiếp tục tăng cường sau Đại hội giữa nhiệm kỳ quan trọng của Đảng (Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19) vào đầu tháng 11/2021.

Hôm 26/11, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) thông báo rằng ông Zhu Yi, cựu thành viên của Ủy ban Thẩm định phát hành chứng khoán và là tổng giám đốc bộ phận ngân hàng đầu tư của Công ty TNHH Chứng khoán Guotai Junan, đang bị điều tra. Trang web nhấn mạnh ông Zhu từng 3 lần là thành viên với của Ủy ban Thẩm định phát hành chứng khoán, thuộc Uỷ ban Quản lý Chứng khoán Trung Quốc (CSRC). Ông Zhu từng là nhà nghiên cứu của Cục Quản lý Chứng khoán Thượng Hải (SSRB).

Ủy ban Thẩm định Phát hành của CSRC là một cơ quan kiểm tra và phê duyệt đặc biệt. Cơ quan này có quyền xác định xem một doanh nghiệp có thể được niêm yết hay không. Việc các công ty xếp hàng dài chờ phê duyệt IPO trong thập kỷ qua, với hàng trăm đợt IPO bị tồn đọng mỗi năm, đã làm tăng quyền lực của các thành viên ủy ban. Ngoài CSRC, các thành viên của ủy ban cũng đến từ các quỹ tài chính, công ty môi giới, ngân hàng đầu tư, công ty kế toán và công ty luật.

Vào tháng 01/2020, khi chính quyền của ông Tập bắt đầu thanh trừng hệ thống tài chính, việc trao đổi tiền và lợi ích giữa một số thành viên của ủy ban và các công ty niêm yết, công ty kế toán đảm nhận việc niêm yết, các công ty luật, cũng như các công ty chứng khoán và quỹ dần dần lộ diện.

Cộng đồng tài chính của Thượng Hải có thể liên quan

Từ tháng 05/2012 - 09/2017, ông Zhu là thành viên của Ủy ban Thẩm định phát hành của Thị trường giao dịch chính nhiệm kỳ thứ 14, 15, và 16 của CSRC. Vào tháng 01/2018, vài tháng sau khi rời khỏi ủy ban, ông gia nhập Guotai Junan Securities với tư cách là giám đốc điều hành cấp cao phụ trách mảng kinh doanh ngân hàng đầu tư của công ty.

Có trụ sở tại Thượng Hải - trung tâm tài chính của Trung Quốc - Guotai Junan Securities là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất đất nước.

Theo tờ 21 Century Business Herald, một tờ báo của Trung Quốc, việc ông Zhu chọn Guotai Junan có thể liên quan đến sếp của ông ta, ông Zhu Jian, cựu phó giám đốc SSRB. Sau đó, ông từng là Phó Chủ tịch Guotai Junan vào tháng 09/2016 và chủ tịch Ngân hàng Thượng Hải vào tháng 09/2020.

Cổ đông lớn nhất của Bank of Shanghai là Shanghai Lianhe Investment, được thành lập và kiểm soát bởi ông Giang Miên Hằng, con trai của cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân. Thông tin này được tiết lộ vào tháng 01/2015 bởi tài khoản WeChat của Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh, một tờ báo chính thức của ĐCSTQ.

Đã điều tra ba thành viên Thị trường chính của CSRC

Theo tờ 21 Century Business Herald, ngoài ông Zhu, 2 cựu thành viên khác của Ủy ban Thẩm định phát hành là ông Chen Xiang, phó chủ tịch của Pan-China Certified Public Accountants LLP và ông Cao Jian, phó tổng giám đốc của Trung tâm niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải cũng bị điều tra.

Ông Cao đã làm việc tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải gần 20 năm. Ông đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau; bao gồm phó giám đốc Bộ phận phát hành và niêm yết, trợ lý giám đốc Bộ phận công ty và các vị trí chính thức khác.

Cả ba đều phục vụ ba nhiệm kỳ với tư cách là thành viên của Ủy ban Đánh giá chào bán ra công chúng, làm việc cùng nhau từ tháng 04/2014 đến tháng 09/ 2017. Giai đoạn đó là thời kỳ hỗn loạn nhất đối với thị trường tài chính Trung Quốc. Năm 2015 cũng là năm chứng kiến ​​sự sụp đổ lớn nhất kể từ khi thị trường chứng khoán nước này bắt đầu vào năm 1990. Khi đó, thị trường lao dốc trong vòng chưa đầy một tháng, lấy đi hơn 3,13 ngàn tỷ USD giá trị thị trường. Một nửa số công ty niêm yết khi đó đã bị đình chỉ giao dịch.

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán đã gây ra một làn sóng chấn động trong giới tài chính và chính trị, và được coi là một “cuộc đảo chính tài chính” được tạo ra bởi lực lượng chống lại ông Tập.

Hôm 16/09, 6 cơ quan, bao gồm CSRC, cơ quan công an, cơ quan kiểm sát và tòa án đã thành lập một nhóm công tác phối hợp để chống lại các hoạt động bất hợp pháp trên thị trường vốn. Nhóm công tác cho biết họ sẽ “tăng cường trừng phạt các vụ án lớn”. Nhóm công tác đặc biệt đề cập đến việc giám sát kép đối với các lĩnh vực tư pháp và công nghiệp cần được thực hiện đối với các công ty niêm yết có liên quan. Hai ngày sau, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao của ĐCSTQ chính thức đóng quân tại CSRC.

Hôm 05/10, CCDI cũng đưa ra thông báo rằng ông Zeng Changhong, cựu thanh tra cấp một của Cục Bảo vệ Nhà đầu tư CSRC, đang bị điều tra. Ông Zeng gia nhập CSRC vào năm 1998 và là nhân vật quyền lực thực sự kiểm soát việc niêm yết và phát hành của các doanh nghiệp.

Sau sự sụp đổ của thị trường chứng khoán vào năm 2015, ông Zeng được chuyển đến Cục Bảo vệ Nhà đầu tư với tư cách là thanh tra cấp một. Điều này thực chất là cắt đi quyền lực của ông Zeng. Ông Li Liang, một phó giám đốc khác cũng là nhân vật quyền lực đứng sau cuộc kiểm toán Thị trường Doanh nghiệp Tăng trưởng (GEM), đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ và cách chức sau sự cố thị trường chứng khoán năm 2015.

Hãng truyền thông Trung Quốc Caixin đã mô tả cách các cổ phiếu niêm yết trên GEM bị đẩy giá lên cao. Các công ty niêm yết trên GEM có tỷ lệ P/E (giá thị trường/thu nhập) rất cao. P/E càng cao, rủi ro càng lớn. Điều này đã xảy ra do chính sách doanh nghiệp ‘tổ lái’ giá cả cổ phiếu. Các doanh nghiệp sau khi IPO đã dùng khoản tiền vay lớn để mua lại cổ phiếu (tạo cầu ảo), đẩy giá thị trường.

Đức Duy

Theo The Epoch Times

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Xử lý ‘đảo chính tài chính’ năm 2015, Tập Cận Bình điều tra hàng loạt quan chức chứng khoán