Một đại dương mới đang hình thành ở châu Phi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà địa chất xác nhận khả năng một đại dương mới đang hình thành, khi một vết nứt dài 57 km xuất hiện trong các sa mạc Ethiopia vào năm 2005. Vết nứt này đã chia đôi lục địa châu Phi và có lẽ là khởi đầu của một đại dương mới.

Nghiên cứu gần đây công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters cho biết, việc kết hợp dữ liệu địa chấn hình thành rạn nứt chứng minh thấy nó đang thúc đẩy các quá trình tương tự như ở đáy đại dương. Các mảng kiến tạo của Châu Phi và Ả Rập va vào nhau trong sa mạc và dần dần tách ra trong khoảng 30 triệu năm. Chuyển động tương tự cũng đã chia đôi Biển Đỏ, nhưng điều này chỉ xảy ra với tốc độ một phần mấy cm mỗi năm.

Đài truyền hình Kenya (KBC) cho biết nhiều người tỏ ra sốc trước viễn cảnh có khả năng hình thành một đại dương mới ở Châu Phi. Theo Tiến sĩ Edwin Dindi thuộc Khoa Địa chất thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ tại Đại học Nairobi cho biết có thể một đại dương đang hình thành dọc theo nhánh phía đông của Thung lũng Rift Châu Phi.

"Nhánh phía Đông của Thung lũng Rift hoạt động khá tích cực, điều này được thấy trong nhiều chấn động xảy ra xung quanh nó. Tuy nhiên sẽ mất một thời gian dài, có lẽ hàng triệu năm để điều đó xảy ra”, tiến sĩ Dindi cho biết.

Các nhà địa chất cho rằng Trái đất hình thành cách đây 4,5 tỷ năm. Tiếp theo là sự hình thành vỏ lục địa cách đây 3,2 tỷ năm. Thềm lục địa bắt đầu hình thành khi các lớp đá nóng chảy dưới bề mặt trái đất.

Dindi trong một cuộc phỏng vấn tại Khoa Địa chất cho biết, các mảng kiến tạo đang ở trạng thái thay đổi liên tục với một số dịch chuyển ngược lại nhau dọc theo các đới đứt gãy, một số nằm dưới nhau, trong khi những mảng khác va vào nhau, xé toạc ở mảng phân kỳ ranh giới. Chuyển động này dẫn đến sự hình thành các lục địa khác nhau như chúng ta biết ngày nay như Châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á và Úc.

Theo Dindi, chuyển động liên tục bên trong lớp vỏ lục địa cũng đã chứng kiến sự hình thành của thung lũng Rift Đông Phi. Thung lũng này tiếp tục hoạt động, ngày càng mở rộng và có thể chứng kiến sự hình thành một đại dương mới ở châu Phi.

"Nhưng điều này sẽ không xảy ra ngay lập tức, đó là điều sẽ xảy ra trong hàng triệu năm tới". Dindi nói thêm: " Hãy nhớ rằng phải mất hơn 30 triệu năm để độ dày xung quanh thung lũng rạn nứt giảm từ 40 km xuống 35 km. Nghĩa là phải mất nhiều năm nữa mới mất thêm được 5 km."

Dindi quan sát thấy không phải tất cả các thung lũng rạn nứt đều hình thành như hiện tại. Nhiều khả năng chúng sẽ thất bại giống như thung lũng hình thành xung quanh Wajir ở Đông Bắc Kenya. Đại dương nơi đây đã không hình thành, thay vào đó khu vực này được bao phủ bởi trầm tích. Ngày nay khi đi ngang qua Wajir, chỉ có thể nhìn thấy chỗ lõm chứ không thấy thung lũng rạn nứt.

Thung lũng Rift ở Đông Phi, hay còn gọi là Thung lũng Rift Phi- Ả Rập là một trong những khe nứt rộng nhất trên bề mặt Trái đất, kéo dài từ Jordan ở tây nam châu Á về phía nam qua miền đông châu Phi đến Mozambique. Hệ thống khe nứt này dài khoảng 6.400 km và rộng trung bình từ 48 đến 64 km.

Theo Allafrica

Lê Na biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Một đại dương mới đang hình thành ở châu Phi