Nghiên cứu: Vợ chồng cãi nhau đúng cách có thể giảm tỷ lệ tử vong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thường xuyên tức giận có hại cho sức khỏe, nhưng thật thú vị, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nếu vợ chồng cãi nhau đúng cách (có kiểm soát), nó sẽ làm tăng tuổi thọ trung bình và tình trạng sức khỏe của cả hai.

Một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy vợ chồng cãi vã không phải là "vô ích", việc giải tỏa cảm xúc không tốt trong cuộc cãi vã rất tốt cho sức khỏe.

Theo đó, những cặp vợ chồng kìm nén cơn giận quá lâu có tỷ lệ tử vong cao hơn so với những cặp đôi thi thoảng cãi nhau.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Michigan đã thực hiện khảo sát đối với 192 cặp vợ chồng trong suốt 17 năm.

Người ta thấy rằng, nếu cả hai vợ chồng biết cách trút bỏ cảm xúc khi cãi nhau thì có thể giảm căng thẳng, áp lực tinh thần và nguy cơ mắc bệnh tim mạch, từ đó gián tiếp kéo dài tuổi thọ.

Những phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Journal of Biobehavioral Medicine.

Các nhà nghiên cứu chia những cặp vợ chồng thành bốn nhóm:

  • Một nhóm mà cả hai đều sẵn sàng thể hiện sự khó chịu khi cảm thấy bị đối xử bất công;
  • Một nhóm có xu hướng kìm nén và im lặng;
  • Một nhóm mà vợ hoặc chồng thường là phía biểu đạt, trong khi đối phương là phía bị áp chế;
  • Nhóm còn lại là những người vợ kìm nén cảm xúc của mình.

Người ta thấy rằng trong số 192 cặp vợ chồng, có 26 cặp chọn cách kìm nén cảm xúc, 13 người đã chết khi nghiên cứu diễn ra. 166 cặp còn lại là những người có xu hướng bộc lộ cảm xúc, chỉ có 41 người tử vong.

Nghiên cứu cho thấy, nếu một bên luôn nhượng bộ trong các cuộc cãi vã thì dễ mắc bệnh trầm cảm và bệnh tim mạch. 
Nghiên cứu cho thấy, nếu một bên luôn nhượng bộ trong các cuộc cãi vã thì dễ mắc bệnh trầm cảm và bệnh tim mạch. (Pexels)

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng bảng câu hỏi để xác định cách các cặp vợ chồng phản ứng với những gì họ cho là hành vi không công bằng của đối phương.

Để phân tích mức độ tức giận bị kìm nén và sự oán giận lâu dài trong hôn nhân có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tử vong của các cặp vợ chồng như thế nào, họ đã tính đến các yếu tố như: tuổi tác, cân nặng, huyết áp, thói quen hút thuốc, cho đến các vấn đề về phế quản và tim mạch cũng như các yếu tố khác trong quá trình đánh giá.

Nghiên cứu cũng cho thấy, nếu một bên luôn nhượng bộ trong các cuộc cãi vã thì dễ mắc bệnh trầm cảm và bệnh tim mạch.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Ernest Harburg cho biết:

"Trong một cuộc tranh cãi, nếu bạn bị đối phương đối xử bất công, chẳng hạn như chiến tranh lạnh hoặc phớt lờ, nhưng bạn không đưa ra ý kiến ​​của mình với đối phương, đó là lúc rắc rối bắt đầu".

Tiến sĩ Hallberg cho biết, một trong những nhiệm vụ chính của các cặp vợ chồng khi chung sống là hòa giải xung đột, và thông thường không ai được đào tạo về lĩnh vực này.

Ông nói thêm:

"Nếu họ có cha mẹ tốt, họ có thể bắt chước điều đó, điều đó thật tuyệt, nhưng thường thì các cặp vợ chồng không biết gì về quá trình giải quyết xung đột. Câu hỏi quan trọng là, khi xung đột xảy ra, bạn sẽ giải quyết nó như thế nào?"

Ông bổ sung, sự oán giận là một mối đe dọa thực sự, và sự tức giận bị kìm nén sẽ tạo ra sự oán giận.

Lúc này, sự oán giận tương tác với những bất lợi về thể chất khác mà con người có thể mắc phải, khiến khả năng mắc các vấn đề về sức khỏe sẽ tăng lên.

Các cặp đôi cần giao tiếp và thể hiện cảm xúc một cách có kiểm soát khi cãi nhau, giữ trong lòng lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tránh sa đà, bởi cãi nhau thường xuyên sẽ phản tác dụng.
Các cặp đôi cần giao tiếp và thể hiện cảm xúc một cách có kiểm soát khi cãi nhau, giữ trong lòng lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tránh sa đà, bởi cãi nhau thường xuyên sẽ phản tác dụng. (Pexels)

Vậy nên, nếu “nhận ra rằng bạn đã bị đối xử bất công, hãy lên tiếng về những bất bình và cố gắng giải quyết chúng sẽ có lợi cho sức khỏe”, tiến sĩ Hallberg nhấn mạnh.

Ryu Sakamoto, người có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, nói với The Epoch Times rằng:

Oán giận là một trạng thái tâm lý phổ biến của con người và các tình huống nảy sinh nó rất đa dạng, nhưng các yếu tố cơ bản hình thành nên trạng thái tâm lý này là phổ biến.

Vì vậy, các cặp đôi cần giao tiếp và thể hiện cảm xúc một cách có kiểm soát khi cãi nhau, giữ trong lòng lâu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng tránh sa đà, bởi cãi nhau thường xuyên sẽ phản tác dụng.

Sakamoto giải thích rằng mối quan hệ hôn nhân có nghĩa là dù hai bên có thay đổi thế nào, họ vẫn có thể đặt cả thể xác và tinh thần của mình vào nhau và tìm cách duy trì mối quan hệ trong suốt những thay đổi.

“Kiện bên kia” là một lời buộc tội phi thực tế, nó có thể làm cho bên kia tức giận hơn vì điều này, cãi nhau không giải quyết được hậu quả.

Sakamoto nhắc nhở không nên nói lời cay nghiệt khi vợ chồng cãi nhau, và nhớ tôn trọng nhau ngay cả trong những tình huống xấu, đồng thời đề xuất 4 điều không nên làm khi cãi nhau:

  • Khi cãi nhau, việc so sánh đối phương với quá khứ hoặc người khác là điều cấm kỵ;
  • Đừng nói về ly dị;
  • Không lôi ra những chuyện quá khứ;
  • Đừng áp đảo người khác bằng quyền lực.

Theo Vương Giai Nghi từ The Epoch Times tiếng Trung
Hoàng Tuấn biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: Vợ chồng cãi nhau đúng cách có thể giảm tỷ lệ tử vong