Phát hiện hành tinh thứ ba quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần hệ Mặt trời của chúng ta nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Proxima d có thể chỉ bằng một phần tư khối lượng Trái đất, rất có thể là một trong những hành tinh nhỏ nhất chưa được phát hiện ngoài hệ mặt trời của chúng ta.

Phát hiện mới cho thấy hàng xóm “sát vách” Mặt Trời là một hệ sao chứa 3 hành tinh. Các bằng chứng cho thấy sự tồn tại của một hành tinh thứ ba bay quanh Proxima Centauri, một ngôi sao lùn đỏ nằm cách Hệ Mặt Trời 4,2 năm ánh sáng. Tạm được đặt tên Proxima d, hành tinh chỉ bằng 25% kích cỡ Trái Đất, khiến nó trở thành một trong những ngoại hành tinh nhẹ cân nhất chúng ta từng biết đến (nếu các nhà thiên văn học xác nhận sự tồn tại của Proxima d).

Tác giả chính của nghiên cứu João Faria, một nhà nghiên cứu tại viện nghiên cứu de Astrofísica e Ciências do Espaço ở Bồ Đào Nha, cho biết: “Phát hiện cho thấy ngôi sao hàng xóm dường như chứa đầy những thế giới mới thú vị, nằm đủ gần để nghiên cứu và thăm dò trong tương lai”.

Ngành thiên văn học đã từ lâu xác định vị trí của Proxima b, ngoại hành tinh có kích cỡ tương tự Trái Đất, quay quanh ngôi sao Proxima Centauri. Proxima b nằm trong vùng có thể hỗ trợ sự sống mà ta vẫn biết, là một khoảng cách đủ gần với ngôi sao trung tâm để nước trên bề mặt hành tinh có dạng lỏng. Proxima b mất 11 ngày Trái Đất để hoàn thành một vòng quay, tức một năm trên Proxima b sẽ bằng 11 ngày tại Trái Đất chúng ta.

Năm 2019, ba năm sau thời điểm phát hiện ra Proxima b, các nhà khoa học thấy dấu hiệu của một hành tinh thứ hai. Proxima c lớn hơn Trái Đất khoảng 6 lần, và nếu nó có thực sự tồn tại, Proxima c cũng sẽ quá lạnh để duy trì sự sống. Hành tinh thứ hai (nếu có) mất tới 5,2 năm Trái Đất để hoàn thành một vòng quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao vốn đã nhỏ và tỏa ít nhiệt hơn Mặt Trời.

Hệ ba sao gồm Alpha Centauri A (tên chính thức Rigil Kentaurus), Alpha Centauri B (tên chính thức Toliman), và ngôi sao gần Mặt Trời nhất, Alpha Centauri C (tên chính thức Proxima Centauri).
Hệ ba sao gồm Alpha Centauri A (tên chính thức Rigil Kentaurus), Alpha Centauri B (tên chính thức Toliman), và ngôi sao gần Mặt Trời nhất, Alpha Centauri C (tên chính thức Proxima Centauri). (Ảnh: NASA/ESO)

Nhà nghiên cứu Faria tới từ Viện Vật lý thiên văn khoa học Không gian tìm thấy dấu vết của một hành tinh thứ ba nữa, hoàn thành một vòng quanh Proxima Centauri chỉ trong 5 ngày Trái Đất. Quỹ đạo này cho thấy Proxima d quá nóng để duy trì sự sống trên Trái Đất.

Nhóm các nhà khoa học sử dụng đài quan sát ESPRESSO, viết tắt của Echelle Spectrograph for Rocky Exoplanets and Stable Spectroscopic Observations, tạm dịch là Máy lập biểu quang phổ cho ngoại hành tinh có bề mặt đất đá và quan sát quang phổ ổn định. ESPRESSO được lắp cho Kính Viễn vọng Rất Lớn đặt tại Chile.

Trong khi xác nhận sự tồn tại của Proxima b, hệ thống đã phát hiện ra những biến động cho thấy chuyển động của một thiên thể nữa trong hệ sao. Sau nhiều đo đạc và tính toán, rất có thể biến động sinh ra từ một hành tinh bay quanh Proxima Centauri.

ESPRESSO phát hiện hành tinh bằng cách quan sát chuyển động của một ngôi sao, xem nó có bị ảnh hưởng bởi lực hấp dẫn từ các thiên thể lân cận hay không. Đo đạc cho thấy đường bay của Proxima Centauri bị tác động bởi một vật thể bằng ¼ Trái Đất, và Proxima d có tiềm năng trở thành hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện thông qua kỹ thuật “vận tốc tỏa tròn” độc đáo.

Đồng tác giả nghiên cứu Pedro Figueira, nhà khoa học đài quan sát thiên văn ESPRESSO tại ESO ở Chile, cho biết trong cùng một tuyên bố: “Thành tựu này là vô cùng quan trọng. Nó cho thấy rằng kỹ thuật vận tốc xuyên tâm có khả năng phát hiện một quần thể các hành tinh ánh sáng, giống như hành tinh của chúng ta, được cho là phong phú nhất trong thiên hà của chúng ta và có thể có khả năng phát triển sự sống như chúng ta đã biết.”

Faria cho biết thêm: “Phát hiện hành tinh thứ ba của Proxima Centauri cho thấy rõ khả năng của đài quan sát thiên văn ESPRESSO và khiến tôi tự hỏi về những gì nó sẽ có thể tìm thấy trong tương lai”.

(Tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Phát hiện hành tinh thứ ba quay quanh Proxima Centauri, ngôi sao gần hệ Mặt trời của chúng ta nhất