Rủi ro sức khoẻ khi nặn mụn trong khu vực ‘tam giác chết’ trên khuôn mặt

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc nặn mụn, tiêm filler hoặc xỏ khuyên ở khu vực này sẽ để lại vết thương hở, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạng lưới tĩnh mạch bên dưới và gây nhiễm trùng. Khi tình trạng này diễn ra, các ổ viêm nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và toàn cơ thể. Nghiêm trọng hơn, nặn mụn ở tam giác chết có thể gây áp xe hoặc cục máu đông, dẫn đến đột quỵ trong một số trường hợp hiếm hoi.

Từ vùng giữa lông mày đến khu vực lân cận mũi và môi trên được xem là khu vực “tam giác chết” trên khuôn mặt, bất kỳ ai cũng nên tránh nặn mụn ở vị trí này, theo bà Harley Street, bác sĩ da liễu 20 năm kinh nghiệm tại Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.

Bà Street cho biết, dựa vào kinh nghiệm lâm sàng hàng chục năm qua, bà đã chứng kiến một số ca biến chứng nghiêm trọng khi nặn mụn ở khu vực này.

Vùng tam giác chết kéo dài từ phần ấn đường (giữa hai lông mày), qua khóe trong của mắt, xuống khu vực lân cận mũi và kết thúc ở hai khóe miệng. Đôi khi, việc nặn mụn trong phạm vi này sẽ khiến một người gặp vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.

Tại vùng tam giác chết, bên dưới mũi và hốc mắt có một mạng lưới tĩnh mạch giúp máu lưu thông khỏi não, các dây thần kinh tại khu vực này liên kết trực tiếp với não thông qua xoang hang.

Hầu hết mụn nhọt hình thành do sự tắc nghẽn nang lông hoặc tuyến bã nhờn trên da. Lúc này, các loại vi khuẩn bị mắc kẹt sẽ nhân lên về số lượng, gây viêm và hình thành mụn đầu trắng, mụn đầu đen hoặc u nang.

Việc nặn mụn, tiêm filler hoặc xỏ khuyên ở khu vực này sẽ để lại vết thương hở, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào mạng lưới tĩnh mạch bên dưới và gây nhiễm trùng. Khi tình trạng này diễn ra, các ổ viêm nhiễm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ và toàn cơ thể. Nghiêm trọng hơn, nặn mụn ở tam giác chết có thể gây áp xe hoặc cục máu đông, dẫn đến đột quỵ trong một số trường hợp hiếm hoi.

Do đó, bà Street khuyến cáo bất kỳ ai cũng tránh nặn mụn ở khu vực này, không chỉ để lại sẹo, nó còn có thể gây nhiễm trùng. Hơn nữa, nặn mụn sai cách với các dụng cụ kim loại có thể làm nhiễm trùng ăn sâu hơn vào lớp tế bào bên dưới.

Có nên tự mình nặn mụn?

Mụn trứng cá thường có ba loại:

  • Mụn đầu đen: Hình thành khi dầu và tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Khi tiếp xúc với không khí, dầu và các tế bào chết ở trong lỗ chân lông bị chuyển thành màu đen và hình thành mụn đầu đen.
  • Mụn đầu trắng: Đây là tình trạng tương tự mụn đầu đen, đầu mụn có màu trắng hoặc vàng nhạt, cứng và làm tắc nghẽn lỗ chân lông;
  • Mụn mủ: Đây là những nốt mụn sâu, khó nặn hơn. Chúng thường có màu đỏ và viêm. Mụn mủ có thể xuất hiện do nội tiết tố, dị ứng, vi khuẩn hoặc một tình trạng da khác.

Tự mình nặn mụn có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da và làm tăng nguy cơ bị sẹo mụn vĩnh viễn. Trong trường hợp mụn có mủ nghiêm trọng, nặn mụn có thể làm lây nhiễm vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông, tạo ra ổ mụn lớn hơn. Hơn nữa, một người nặn mụn trong thời gian lâu có thể khiến quá trình tự chữa lành chậm lại, khiến da bị mụn lâu hơn. Ngoài ra, nhân mụn có thể lặn xuống sâu hơn bên dưới lớp da nếu nặn mụn không thành công, gây tắc nghẽn lỗ chân lông, làm mụn nổi nhiều hơn hoặc gây viêm dưới da.

Nói chung, đối với các dạng mụn viêm, tuyệt đối không tự nặn mụn mà nên đi khám da liễu để được hỗ trợ loại bỏ mụn bằng các dụng cụ chuyên dụng vô trùng. Mụn viêm thường nằm sâu trong da, có thể để lại sẹo và nhiễm trùng nếu cố gắng nặn mụn. Các dạng mụn viêm gồm: mụn thịt (mụn đỏ, tím hoặc nâu), mụn mủ (mủ màu trắng hoặc vàng ở trung tâm, màu tím hoặc nâu quanh nốt mụn), mụn bọc (sưng, đau, có cục cứng dưới da) và u nang (cục sưng đau, có xu hướng đỏ, nâu hoặc tím, mềm khi chạm vào).

Vị trí của mụn và ý nghĩa của nó đối với sức khoẻ

  • Mụn ở má

Mụn mọc ở má rất phổ biến vì khu vực này thường tiếp xúc với nhiều bụi bẩn từ môi trường hoặc thông qua các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Xét về nguyên nhân bên trong, mụn nổi ở má trái là do vấn đề liên quan đến gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc gan yếu.

Theo Face Mapping, mụn nổi trên má phải là dấu hiệu cảnh báo phổi có vấn đề. Bên cạnh đó, mụn nổi nhiều trên má phải còn được cho là hệ lụy của thói quen hút thuốc lá quá mức.

  • Mụn ở quanh miệng

Mụn nổi quanh miệng có liên quan chặt chẽ tới hệ tiêu hóa. Trong đó, ruột và gan là hai cơ quan chủ yếu tác động đến tình trạng nổi mụn.

  • Mụn ở trán

Đây được cho là hệ quả khi cơ thể tích tụ nhiều độc tố.

Chức năng gan gặp vấn đề, hệ tiêu hóa không tốt cùng với tâm lý căng thẳng, mệt mỏi về tinh thần là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vùng trán mọc nhiều mụn.

  • Mụn ở cằm

Mụn trứng cá và mụn bọc có thể tập trung nhiều ở cằm. Nó báo hiệu tình trạng rối loạn nội tiết tố hoặc những vấn đề liên quan đến thận.

Ngoài ra, thói quen chống tay vào cằm cũng gây tích tụ vi khuẩn và phát sinh mụn.

  • Mụn ở gò má

Đường ruột bị rối loạn có thể khiến mụn mọc ở gò má.

  • Xuất hiện mụn bọc, đầu đen ở mũi

Mũi là khu vực dễ gặp phải những đốm đen li ti, mụn cám và cả những ổ mụn nhọt sưng đỏ nhất. Đây là vị trí liên kết mật thiết đối với tim và phổi khi xét theo bản đồ trị mụn. Việc đầu mũi bỗng nhiên hình thành những ổ mụn sưng tấy sẽ cảnh báo trực tiếp tim, phổi đang gặp vấn đề.

Bảo Vy (tổng hợp)



BÀI CHỌN LỌC

Rủi ro sức khoẻ khi nặn mụn trong khu vực ‘tam giác chết’ trên khuôn mặt