Tiết lộ mối liên hệ giữa các ngân hàng đã sụp đổ, ESG và quỹ hưu trí của Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cần lưu ý rằng Ngân hàng Thung lũng Silicon và Credit Suisse đều là những tổ chức ủng hộ nhiệt thành cho ESG. Trong khi đó, những người về hưu sẽ khó có thể được cứu trợ như những người gửi tiền ngân hàng, một khi hoạt động đầu tư ESG tại quỹ hưu trí thất bại.

Vào ngày 20/03 (sau vụ sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon), Tổng thống Joe Biden đã sử dụng quyền phủ quyết của mình để ngăn chặn một biện pháp lưỡng đảng từ Quốc hội về ESG [tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị - một xu hướng trong doanh nghiệp, đề cao các yếu tố như môi trường, bình đẳng chủng tộc, giới tính...]. Các thành viên Quốc hội đã cố gắng ngăn cản các nhà quản lý quỹ hưu trí đầu tư tiền của người về hưu theo các tiêu chí về môi trường và công bằng xã hội.

Ông Biden nói, “Có nhiều bằng chứng cho thấy các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị có thể có tác động đáng kể đến thị trường, ngành và doanh nghiệp”.

Những người ủng hộ ESG vẫn luôn nỗ lực biến các tiêu chí về môi trường, xã hội và quản trị này trở thành một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả. Tuy nhiên, những vụ sụp đổ gần đây của ngân hàng như Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) lại cho thấy điều ngược lại.

Để bảo vệ ESG, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ - New York) đã viết trong bài bình luận trên tờ Wall Street Journal rằng, “Các tổ chức tài chính và quản lý tài sản thành công nhất của Mỹ đã sử dụng các yếu tố ESG để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận cho khách hàng của họ. Trên thực tế, theo McKinsey, ngày nay, hơn 90% các công ty thuộc S&P 500 công bố báo cáo ESG”.

Đánh giá trên lặp lại tuyên bố của Giám đốc điều hành Brian Moynihan của Bank of America vào năm 2020 rằng, “nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các công ty thực hiện tốt ESG sẽ hoạt động tốt hơn hoặc ít thất bại hơn”. Ủng hộ ESG, The New York Times đã nhanh chóng đưa ra dữ kiện thực tế để phản bác các nhà phê bình cho rằng ESG là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của SVB.

Trong một bài bình luận có tiêu đề, “Không, 'Sự thức tỉnh' không gây ra sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon”, tờ Times lập luận rằng, SVB “không phải là một ngoại lệ đối với các mục tiêu về đa dạng [chủng tộc, giới tính…] hoặc các khoản đầu tư vào ESG”. Điều này có thể là hoàn toàn chính xác. Nhưng việc hầu hết các tổ chức tài chính khác đang làm điều tương tự không làm yên lòng nhiều người. Họ đang lo ngại rằng, ESG giờ sẽ được sử dụng như một tiêu chí quản lý rủi ro đối với tiền của người hưu trí. [Phong trào "thức tỉnh" được khởi xướng bởi những người cánh tả nhằm thúc đẩy đấu tranh về các vấn đề như bất bình đẳng xã hội, môi trường, phá thai…].

ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Tổng thống Joe Biden bên ngoài Tòa Bạch Ốc vào ngày 01/03/2023 tại Washington, Mỹ. (Ảnh: Win McNamee/Getty Images)

Bỏ quên nhiệm vụ quan trọng

Ông Aharon Friedman, cựu cố vấn cấp cao của Ủy ban Cách thức và Phương tiện Hạ viện và là cựu cố vấn cấp cao của Bộ Tài chính, nói với The Epoch Times: “Nếu ban quản lý tập trung vào ESG, thì các chức năng quan trọng như quản lý rủi ro có thể dễ dàng bị bỏ quên”. "Các chỉ số ESG vốn mang tính chủ quan và không thể định lượng được, vì vậy, việc sử dụng các yếu tố ESG để đo lường hiệu suất của công ty có thể che giấu các hành vi quản lý tồi”.

Lướt qua hai hồ sơ 10-K [hồ sơ đầy đủ về hoạt động tài chính của công ty] cuối cùng được SVB nộp lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ, ta có thể thấy cơ sở cho lập luận của ông Friedman. Bảng cân đối kế toán của ngân hàng này cho thấy những tín hiệu cảnh báo rõ ràng về sự bấp bênh của mức độ chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả. Tuy nhiên, ban quản lý dường như dồn sự tập trung vào sự đa dạng và yếu tố biến đổi khí hậu [các yếu tố liên quan tới ESG].

Từ năm 2020 đến năm 2021, lượng trái phiếu chính phủ Mỹ và chứng khoán bảo đảm bằng thế chấp của ngân hàng đã tăng vọt từ 49 tỷ USD lên 128 tỷ USD. Những tài sản dài hạn chủ yếu có lãi suất cố định này được tài trợ bởi các khoản tiền gửi ngắn hạn, tăng từ 102 tỷ USD lên 189 tỷ USD trong năm đó. Điều này tạo ra sự chênh lệch thanh khoản rất lớn đối với một ngân hàng có vốn chủ sở hữu là 16,6 tỷ USD và tổng tài sản là 211 tỷ USD.

Những con số này đã giảm nhẹ vào cuối năm 2022 khi những người gửi tiền bắt đầu tháo chạy, nhưng vẫn cho thấy sự nguy hiểm tương tự. Do sự chênh lệch trên bảng cân đối kế toán, nếu lãi suất tăng lên, giá trị của trái phiếu có lãi suất cố định sẽ giảm xuống và SVB sẽ không thể gom đủ tiền từ việc bán tài sản của mình để chi trả cho người gửi tiền.

Tuy nhiên, theo các phân tích rủi ro trong hồ sơ 10-K, ban quản lý SVB dường như không đặc biệt quan tâm đến điều đó. Khi nêu chi tiết các yếu tố rủi ro quan trọng nhất của ngân hàng, báo cáo 10-K của SVB đã dành ba đoạn để nói về rủi ro biến đổi khí hậu.

Hồ sơ của ngân hàng nêu rõ rằng vì “các cơ quan quản lý của liên bang và tiểu bang, các nhà đầu tư và các bên thứ ba khác ngày càng coi các tổ chức tài chính là quan trọng trong việc đối phó với các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu… chúng tôi đã công bố các cam kết liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro khí hậu và việc chuyển đổi sang một nền kinh tế ít phụ thuộc vào carbon hơn”.

SVB đã không sai về việc các cơ quan quản lý thúc đẩy việc tuân thủ ESG. Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, cơ quan vốn có trách nhiệm quản lý SVB, tuyên bố, “Tác động của biến đổi khí hậu - bao gồm tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt - ảnh hưởng đến từng vai trò trong số ba vai trò cốt lõi của chúng tôi: thực hiện chính sách tiền tệ; điều tiết và giám sát hệ thống ngân hàng; và đảm bảo một hệ thống thanh toán an toàn và hợp lý”.

Về công bằng chủng tộc, Fed San Francisco tuyên bố, “Khuôn khổ cho sự Thay đổi của chúng tôi là cam kết của chúng tôi trong việc thực hiện hành động, điều sẽ mang lại sự công bằng hơn về chủng tộc và sắc tộc trong tổ chức của chúng tôi và các cộng đồng mà chúng tôi phục vụ trên khắp Quận 12 của Cục Dự trữ Liên bang”.

Trong khi đó, mức độ rủi ro lãi suất của SVB - một trong những khía cạnh cơ bản nhất nhưng thực tế hơn của quản lý rủi ro ngân hàng - đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng vào tháng 03/2022, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tuyên bố quyết tâm chống lạm phát và bắt đầu một loạt các đợt tăng lãi suất. Nhìn lại thời gian cuối năm 2022, SVB đã lưu ý trong hồ sơ năm 2023 rằng “lãi suất tăng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của công ty… Ví dụ, việc tăng lãi suất đã dẫn đến và có thể tiếp tục dẫn đến việc giảm giá trị thị trường của danh mục đầu tư có thu nhập cố định của chúng tôi”. Nhưng SVB đã không đề cập thêm gì nữa về chủ đề này và cũng tỏ ra không cấp bách.

Theo một bài báo, BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, đã cảnh báo SVB vào đầu năm 2022 rằng các biện pháp kiểm soát rủi ro của ngân hàng “thấp hơn đáng kể” mức đáng lẽ phải có và đề nghị hỗ trợ SVG quản lý rủi ro danh mục đầu tư. Nhưng đề nghị của họ đã bị từ chối thẳng thừng.

Theo một bài báo khác, giám đốc rủi ro của SVB, bà Laura Izurieta, đã từ chức vào tháng 04/2022 và ngân hàng tiếp tục hoạt động mà không có người thay thế cho đến khi bà Kim Olson đảm nhận công việc vào tháng 01/2023. Tới thời điểm đó, lãi suất đã cao hơn đáng kể và không còn nhiều điều ngân hàng có thể làm để điều chỉnh tình hình.

Điểm quản trị ESG cao chót vót

Trước khi sụp đổ, SVB là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ các tiêu chí ESG, cả từ góc độ môi trường lẫn công bằng xã hội. Nó dường như hoàn toàn đồng tình với quan điểm được Tổng thống Biden lặp lại gần đây rằng, ESG là một công cụ quản lý rủi ro thích hợp. Thật vậy, theo hệ thống chấm điểm ESG của S&P, SVB được xếp hạng 89/100 trong lĩnh vực “quản trị doanh nghiệp”, chỉ thấp hơn điểm “tốt nhất trong ngành” là 91, và cao hơn nhiều so với điểm “trung bình ngành” của 51.

Morningstar, một trong những cơ quan xếp hạng ESG hàng đầu, đã xếp hạng SVB là 7.9 trên 10, hay ở mức độ “nhà lãnh đạo” trong hạng mục quản trị.

Một đại diện của Morningstar nói với The Epoch Times: “Trong trường hợp của SVB, phép đo quản lý quản trị doanh nghiệp đã được đánh giá trước khi công chúng phát hiện ra sự sụp đổ của ngân hàng hôm 10/03/2023. "...Tranh cãi này cho thấy rằng ngay cả các công ty với các biện pháp quản trị doanh nghiệp hàng đầu trên giấy tờ cũng không tránh khỏi các sự kiện tranh cãi đáng kể”.

SVB có thể đạt được xếp hạng quản trị cao như vậy là nhờ các chính sách như cam kết tuân thủ các tiêu chí về chủng tộc và giới tính trong tuyển dụng và thăng chức. Trang web của ngân hàng lưu ý rằng, “45% ban giám đốc của chúng tôi là phụ nữ, bao gồm cả Chủ tịch mới của chúng tôi kể từ ngày 21/04/2022”. Trang web còn nói thêm rằng, “chúng tôi hướng tới tạo ra sự công bằng trong tuyển dụng, quản lý hiệu suất, lợi ích, sự đa dạng của nhà cung cấp, sự đóng góp và hoạt động tình nguyện”, và “chúng tôi thúc đẩy sự hòa nhập thông qua các lễ kỷ niệm tôn vinh nhận thức về văn hóa, mạng lưới vận động nhân viên, các khóa đào tạo về DEI [sự đa dạng, công bằng, hòa nhập], khảo sát nhân viên và các nhóm tập trung".

SVB đã thể hiện vượt trội theo nguyên tắc quản lý ESG. Tuy nhiên, một số người cho rằng cái giá phải trả là việc những trách nhiệm cơ bản nhất không được quan tâm.

Ông Samuel Gregg, tác giả và là Nghiên cứu viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Mỹ, nói với The Epoch Time:" Khi mà ESG bao gồm việc thể hiện rằng ban quản trị và đội ngũ nhân viên của bạn là 'đa dạng', nó có nghĩa là bạn sẵn sàng coi trọng ở mức đáng kể những vấn đề như màu da hoặc giới tính khi tuyển chọn người". “Vấn đề là trình độ chuyên môn tài chính của người ta không liên quan gì đến những thứ như vậy. Nếu bạn sẵn sàng đánh đổi kiến ​​thức và kinh nghiệm tài chính để lấy sắc tộc và giới tính, điều đó có nghĩa là bạn đang không dành cho chuyên môn tài chính mức độ ưu tiên mà lẽ ra nó phải có trong tài chính và ngân hàng”.

ESG là gì, Ngành công nghiệp ESG lớn mạnh ra sao, Mối quan hệ giữa ESG và chính phủ toàn cầu, Báo cáo ESG, ESG reporting, ESG objectives, ESG companies, ESG investing, chỉ số ESG, CSR là gì, Báo cáo Môi trường, Xã hội và Quản trị (ESG), phát triển bền vững của doanh nghiệp, ESG framework, sustainability ESG, Tác động của công bố thông tin ESG đến hiệu quả hoạt động tài chính kinh doanh, tư duy ESG, ESG meaning
Biển hiệu của ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ Credit Suisse tại một chi nhánh ở Basel, Thụy Sĩ, vào ngày 25/10/2022. (Ảnh: FABRICE COFFRINI/AFP qua Getty Images)

Credit Suisse cũng đã đối mặt với sự sụp đổ và được giải cứu bởi đối thủ Thụy Sĩ UBS hôm 20/03. Đây cũng là tổ chức tài chính ủng hộ mạnh mẽ các quy tắc ESG. Nó đã tạo ra một vị trí giám đốc phát triển bền vững và thông báo: “Cơ cấu tổ chức của chúng tôi được thiết kế để đảm bảo rằng các tiêu chuẩn ESG được đưa vào các khu vực và bộ phận trong các giải pháp dựa trên khách hàng của chúng tôi cũng như trong các hoạt động của chính chúng tôi với tư cách là một công ty”.

Credit Suisse đã có quá nhiều sai sót trong quản lý đến nỗi khó có thể đổ lỗi sự sụp đổ của ngân hàng này là do ESG. Tuy nhiên, điều đó đặt ra một vấn đề khác về ESG. Đó là việc các nhà quản lý doanh nghiệp sử dụng ESG để che đậy cho yếu kém trong vận hành.

Một nghiên cứu vào tháng 08/2021 của Đại học Nam Carolina và Đại học Bắc Iowa cho thấy rằng, việc tập trung vào các mục tiêu ESG không thể định lượng được thay vì kết quả tài chính “cung cấp cho các nhà quản lý một lý do thuận tiện để giảm bớt trách nhiệm giải trình đối với hoạt động kém hiệu quả của công ty”. Ông Biden đã tuyên bố rằng có bằng chứng chứng minh giá trị của việc đầu tư vào ESG. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho thấy có mối tương quan giữa kết quả yếu kém của CEO và mức độ ủng hộ các mục tiêu ESG của họ.

Hiệu quả của đầu tư ESG

Gần đây, ngay cả những công ty từng ủng hộ mạnh mẽ các tiêu chí ESG cũng đang lùi bước.

Làm chứng trước thượng viện bang Texas vào tháng 12 năm ngoái, bà Lori Heinel, giám đốc đầu tư của State Street cho biết: “Tôi không có bằng chứng nào cho thấy điều này [ESG] tốt cho lợi nhuận trong bất kỳ khung thời gian nào. Trên thực tế, chúng tôi đã thấy bằng chứng hoàn toàn trái ngược. Năm ngoái, nếu bạn không sở hữu các công ty năng lượng, bạn đã có kết quả đầu tư tồi tệ so với mặt bằng chung. Năm trước, điều đó hoàn toàn ngược lại… nhưng đó chỉ là một sự tình cờ, không phải vì đó là một khoản đầu tư tốt”.

Hai tháng trước, Giám đốc điều hành của Vanguard, ông Tim Buckley, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng đầu tư vào ESG không có bất kỳ lợi thế nào so với đầu tư diện rộng [không bị giới hạn bởi ESG]”.

Trong khi đó, một báo cáo của Đại học Harvard với tiêu đề: “ Sự thật phũ phàng về đầu tư vào ESG” cho thấy rằng đầu tư vào ESG thực sự gây tổn hại đến lợi nhuận. Báo cáo nêu rõ: “Các quỹ ESG chắc chắn hoạt động kém về mặt tài chính".

SVB có thể không vượt trội hơn các tổ chức cùng ngành về lòng trung thành với giáo điều ESG. Tuy nhiên, vấn đề là nó quá yếu để có thể xao nhãng hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình. Với quy mô nhỏ hơn, cơ sở người gửi tiền tập trung và danh mục tài sản không đa dạng, nó không thể tồn tại nếu duy trì một cấu trúc quản lý rủi ro không nghiêm túc [vì phải phân tán sự tập trung cho ESG].

Những người gửi tiền SVB cuối cùng đã được các cơ quan quản lý liên bang cứu trợ, nhưng những người về hưu lại không có được sự đảm bảo như vậy. Họ chính là những người sẽ bị ảnh hưởng bởi quy tắc mới của ông Biden cho phép kết hợp ESG vào quỹ lương hưu của người Mỹ. Và khi nói đến quản lý rủi ro, các nhà đầu tư hưu trí ở một vị trí khác biệt đáng kể so với những người gửi tiền ngân hàng. Họ là những người nắm giữ vốn cổ phần, những người được ưu tiên cuối cùng và dễ dàng bị xóa sổ khi các công ty thất bại.

Ông Gregg nói: “Ưu tiên của bất kỳ ai quản lý quỹ hưu trí là đảm bảo rằng họ tạo ra lợi nhuận và giá trị cho cổ đông, cho phép những người đã tiết kiệm được tận hưởng thời gian nghỉ hưu thoải mái - chấm hết". "Nếu ESG khiến các nhà quản lý quỹ hưu trí xao nhãng mục tiêu đó, thì họ [các nhà quản lý quỹ hưu trí] đang gây bất lợi nghiêm trọng cho những người về hưu hiện tại và tương lai”.

Theo The Epoch Times

Cát Duyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

Tiết lộ mối liên hệ giữa các ngân hàng đã sụp đổ, ESG và quỹ hưu trí của Mỹ