4,3 tỷ năm trước trên trái đất có một cơn mưa vàng đạt 6 tỷ tấn, bây giờ ở đâu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vàng là một nguyên tố kim loại vô cùng quý giá, có giá trị rất cao. Vàng luôn có giá trị trong suốt lịch sử loài người, được sử dụng làm tiền tệ và làm đồ trang sức. Ngày nay, vàng vẫn là một kim loại quý quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực trang sức, đầu tư và nghiên cứu khoa học.

Như người ta vẫn nói: "Thời thịnh thế trữ đồ cổ, thời loạn thế mua vàng”, tuy nhiên, từ xa xưa đến nay, công nghệ khai thác vàng hầu như không có đột phá nên giá thành sản xuất và giá cả thị trường tương đối ổn định. Toàn bộ hành tinh chỉ có một số ít mỏ vàng quy mô lớn và chỉ có thể sản xuất hơn 3.000 tấn vàng mỗi năm. Vậy tại sao tài nguyên vàng trên trái đất lại khan hiếm đến vậy?

Trên thực tế, bản thân trái đất không thể tạo ra vàng và không một thiên thể nào trong hệ mặt trời, kể cả mặt trời, có thể tạo ra vàng. Mặc dù mặt trời đủ mạnh để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân, nhưng nó vẫn không thể tạo ra kim loại nặng như vàng. Nguyên tố vàng cần được tổng hợp trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cực cao, môi trường như vậy chỉ có sao neutron mới có thể tạo ra.

Các nhà vật lý thiên văn cho rằng, chỉ có hai khả năng về nguồn gốc của các nguyên tố vàng trong vũ trụ, một là vụ nổ siêu tân tinh hình thành sao neutron, hai là sự va chạm của các sao neutron. Cả hai tình huống này đều là hiện tượng chỉ xảy ra trong điều kiện khắc nghiệt nhất và sau khi nó xảy ra, nhiều loại nguyên tố nặng sẽ được tạo ra, vàng chỉ là một trong số đó, đó là lý do tại sao các nguyên tố nặng như vàng tương đối hiếm trong vũ trụ.

Trong một cuộc điều tra, các nhà khoa học bất ngờ phát hiện ra rằng môi trường địa chất gần khu vực Greenland rất đặc biệt, sau khi khám phá sâu hơn, họ suy đoán rằng vàng đã từng có ở khắp mọi nơi cách đây 4,3 tỷ năm. Sau nhiều tính toán khác nhau, các nhà khoa học kết luận rằng vàng gần Greenland ban đầu không thuộc về trái đất, nghĩa là vàng ở khu vực này không được hình thành bên trong lòng đất thông qua nhiệt độ và áp suất cao như các khoáng sản khác mà đến từ một “tai nạn” do sự va chạm của hai sao neutron gây ra cách đây 4,3 tỷ năm, đã tạo ra một ‘cơn mưa vàng’.

undefined
Hình minh họa sao Neutron. (Wikipedia)

Sau nhiều cuộc khảo sát, các nhà khoa học tính toán rằng lượng vàng trên bề mặt gần Greenland cách đây 4,3 tỷ năm đã đạt tới độ sâu 4 mét và nặng 6 tỷ tấn, tương đương với 10% tổng khối lượng trái đất. Vậy số vàng ngày nay ở đâu ?

Các nhà khoa học cho rằng số vàng này được chôn sâu trong lòng đất và hiện nay con người chưa thể khai thác được. Sau các phép đo trong phòng thí nghiệm có độ chính xác cao, các nhà khoa học tin rằng, hàm lượng của một số nguyên tố nặng cho thấy đã từng có một trận mưa khoáng sản có nhiều vàng và bạch kim vào thời trái đất sơ khai. Hầu hết vàng trên trái đất đã được lưu giữ trong thời kỳ này.

Khi đó, trái đất đang ở trạng thái dung nham, do vật chất trong lòng trái đất rất đặc nên các nguyên tố kim loại nặng (như vàng) sẽ kết tủa vào vùng lõi trái đất và tạo thành lõi trái đất với các nguyên tố kim loại như sắt, niken; còn lớp vỏ ngoài cùng và các vùng vỏ trái đất chứa một lượng lớn nguyên tố kim loại, bao gồm cả vàng. Các nguyên tố kim loại này không phân bố đều trong hệ tầng mà phân bố giữa các khoáng chất. Thông qua thăm dò và khai thác, các nhà khoa học có thể khám phá và chiết xuất các khoáng chất này để thu được các nguyên tố kim loại cần thiết.

Nói chung, có rất ít vàng để chúng ta khai thác trên trái đất, chúng ta nên trân trọng tài nguyên vàng và trân trọng hành tinh xanh mà chúng ta đang sống khi khai thác vàng.

Lý Ngọc tổng hợp



BÀI CHỌN LỌC

4,3 tỷ năm trước trên trái đất có một cơn mưa vàng đạt 6 tỷ tấn, bây giờ ở đâu?