Đàn áp Pháp Luân Công và cách tra tấn tàn ác chỉ có thể từ Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

23 năm nhìn lại lịch sử: Kỳ 2 - Cuộc đàn áp đẫm máu và các hình thức tra tấn tàn ác chỉ có thể xuất sinh từ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Từ ngày 20/7/1999 cho đến nay, trải qua 23 năm chiến dịch đàn áp của ĐCSTQ đã khiến hàng triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giam bất hợp pháp và bị bức hại, thậm chí đến chết (con số này đến nay vẫn chưa thể xác định chính xác). Để thực hiện chiến dịch đàn áp, cựu chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa ra các chính sách như: “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể”, “học viên Pháp Luân Công bị chết trong trại giam được tính là tự sát”, “hỏa thiêu ngay không cần được thân nhân đồng ý”...

Nguyên nhân phức tạp đằng sau cuộc bức hại có thể do sự lo sợ của kẻ độc tài hoang tưởng về tầm ảnh hưởng chính trị của ông ta so với sự phát triển nhanh chóng và phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công. Cộng hưởng với đó là sự đối lập giữa hệ tư tưởng vô thần luận và triết học đấu tranh của ĐCSTQ với niềm tin vào Thần Phật, thiện ác hữu báo của Pháp Luân Công.

23 năm và tội ác vẫn còn tiếp diễn, 23 năm đủ cho một đứa trẻ lớn lên và trưởng thành. Các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc vẫn đang phải chịu đựng sự tra tấn tàn bạo của ĐCSTQ. Dưới đây là một số hình thức đàn áp, tra tấn và tẩy não mà ĐCSTQ đã và đang tiến hành với những học viên.

Một số người tập Pháp Luân Công bị tra tấn đến chết trong năm 2020. Từ trái sang phải: Phó Thụ Cần, Chu Tú Trân, Chu Thục Kiệt và Lâm Quế Chi. Hàng dưới từ trái sang phải: Biên Quần Liên, Trương Vinh Hoán, Chu Diễm và Vu Văn Trạch. (Ảnh tổng hợp từ Minghui.org)

Chiến dịch bức hại toàn diện

Gây áp lực lên các thân nhân của người tập Pháp Luân Công

Chính quyền ĐCSTQ thường xuyên quấy rối thân nhân của những học viên đã không chịu từ bỏ đức tin. Vợ, chồng và con cái của họ bị theo dõi và sách nhiễu tại nơi làm việc hoặc trường học, nhà ở của họ thường xuyên bị lục soát. Do đó, những người thân trong gia đình sẽ cố gắng ngăn cản các học viên Pháp Luân Công tu luyện, dẫn đến sự bất hòa trong gia đình, mâu thuẫn và thậm chí là ly hôn.

Phân biệt đối xử với trẻ em trong gia đình người tập Pháp Luân Công

Nhiều con cái của các học viên trở thành mục tiêu bị bắt nạt ở trường học. Tương lai của các em, từ học vấn và đường công danh đều chịu thiệt thòi vì sự phân biệt đối xử. Chính quyền đã sử dụng cảm giác tội lỗi của các bậc cha mẹ khi thấy hoàn cảnh của con cái để buộc họ ngừng tu luyện.

Trẻ mồ côi

Khi hàng trăm ngàn học viên bị bắt, bị tra tấn, bị bắt làm nô lệ trong các trại lao động cưỡng bức, hoặc bị sát hại, thì con cái của họ đã bị bỏ mặc không người chăm sóc. Trang thông tin điện tử Minh Huệ đã ghi nhận gần 900 trường hợp trẻ em không có cha mẹ, do bị cầm tù hoặc bị thiệt mạng vì nhục hình (con số thực tế có thể lớn hơn nhiều).

Một đứa trẻ mồ côi đang ôm hộp tro cốt của cha mẹ đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết vì họ không từ bỏ đức tin của mình. (ảnh Minghui.org)

Cưỡng ép vô gia cư

Để trốn tránh sự truy sát của chính quyền, nhiều học viên Pháp Luân Công đã phải bỏ trốn. Trong một số trường hợp, chính quyền đã tịch thu nhà của các học viên. Những học viên này buộc phải phiêu bạt từ nơi này sang nơi khác. Để không lưu lại dấu vết, họ thường mang theo rất ít đồ đạc và rất ít phương tiện sinh tồn.

Tiêu hủy sách và tài liệu liên quan

Dưới chế độ của ĐCSTQ, không ai được phép sở hữu những quyển sách dạy tập Pháp Luân Công cũng như băng hình, băng tiếng và các tài liệu khác. ĐCSTQ nói rằng trong bảy ngày đầu của chiến dịch đàn áp, họ đã tịch thu 2 triệu quyển sách về Pháp Luân Công.

Bức hại tài chính

Giang Trạch Dân đã có mật lệnh “vắt kiệt tài chính [của các học viên]”, bằng cách phạt tiền hoặc sa thải họ khỏi công việc. Trang Minh Huệ đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp các học viên bị tòa án địa phương phạt tiền. Các thành viên trong gia đình cũng thường xuyên bị ép phải trả những khoản tiền lớn để hối lộ giới chức nhà tù với hy vọng sẽ giảm bớt sự đau khổ cho các học viên.

Các hình thức giam cầm

Trại tạm giam và nhà tù

Trên khắp đất nước Trung Quốc, các học viên Pháp Luân Công không từ bỏ đức tin bị vây bắt và giam giữ trong các trại tạm giam hoặc bị bỏ tù. Họ bị xét xử trong các phiên tòa chỉ có hình thức, với những cáo buộc mơ hồ, và không có đại diện pháp lý. Nhiều người bị kết án nhiều năm tù chỉ vì kiên định với đức tin của họ.

Khi vào tù, họ bị giám sát nghiêm ngặt trong bầu không khí khủng bố. Họ không được phép có bất kỳ không gian và thời gian cá nhân nào để tự do di chuyển. Với sự cô lập nghiêm ngặt và thường xuyên họ sẽ cảm thấy áp lực và ở trong tình trạng bất an.

Trại lao động cưỡng bức

Các học viên đã bị kết án tùy tiện không qua xét xử, họ bị buộc phải làm việc tới 20 giờ mỗi ngày để sản xuất các sản phẩm như đồ chơi, đũa, quần áo, và các linh kiện điện tử... Nhiều hàng hóa được xuất cảnh sang các nước như Hoa Kỳ và EU. Những người không tuân thủ hoặc không đạt sản lượng tối thiểu sẽ bị đánh đập, tra tấn bằng nhiều hình thức hoặc cấm ngủ.

Tái hiện qua tranh, các tù nhân trong trại lao động bị cưỡng bức phải làm việc nhiều giờ một ngày. (Nguồn ảnh: Minghui.org)

Trung tâm tẩy não

Đôi khi còn được gọi là các “trung tâm cải tạo”, các cơ sở này có mục đích ép buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ. Các học viên bị buộc phải xem và đọc những tuyên truyền phỉ báng trong nhiều giờ để bào mòn đức tin. Họ liên tục bị theo dõi và thường xuyên bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần.

Bệnh viện tâm thần

Các học viên khỏe mạnh bị coi là mất trí và bị đưa đến các bệnh viện tâm thần. Nơi đây họ bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc với liều lượng nguy hiểm. Những thứ này có thể gây ảo giác hoặc làm tổn thương hệ thần kinh. Tính đến năm 2015, có ít nhất 1.000 học viên đã bị giam giữ tại các bệnh viện tâm thần trên khắp Trung Quốc, theo các thông tin do Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp thu thập.

Các hình thức tra tấn

Các nhân viên nhà tù sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau như “chuyển hóa”, Họ sử dụng những người đóng vai “người tử tế” đánh lừa các học viên nhằm thuyết phục từ bỏ đức tin.

Nếu không hiệu quả, họ sẽ sử dụng các biện pháp bạo lực, gồm đánh đập, sốc điện, chuồng cọp (nhốt vào chiếc cũi nhỏ), bức thực, bắt ngồi trên “chiếc ghế đẩu nhỏ” trong thời gian dài, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời như thiêu như đốt, cấm ngủ…. Tù nhân nữ có thể bị quăng vào phòng giam tù nhân nam để bị hãm hiếp.

Những hình ảnh thực tế được bí mật chuyển ra từ Trung Quốc. Trong ảnh: nhiều vết bỏng trên đùi do sốc dùi cui điện, bức thực, đánh đập và hoại tử chân do ngồi xổm quá lâu… (nguồn ảnh minghui.org)
Nhúng đầu vào nước hôi thối (Tranh: falunart.org)

Bức thực

Khi các học viên phản đối việc giam giữ họ bằng cách tuyệt thực, cai ngục sẽ sử dụng biện pháp bức thực. Đường ống được đưa qua mũi vào thực quản, gây ngạt thở và đau đớn dữ dội. Những học viên thường bị ép ăn cháo, dung dịch muối đậm đặc, thuốc không rõ nguồn gốc, hạt tiêu nóng, rượu, và thậm chí cả các chất dịch cơ thể (như chất nôn).

Đánh đập và làm tổn hại cơ thể

Các phương pháp tra tấn thường được sử dụng là sốc điện, biệt giam, và phơi mình dưới thời tiết khắc nghiệt. Nhiều người sống sót đã kể lại việc họ bị giật bằng dùi cui điện cao thế trong nhiều giờ, thậm chí với nhiều chiếc với nhiều chỗ khác nhau cùng một lúc trên cơ thể. Những cú sốc điện đó có thể làm bỏng da và gây tổn thương các cơ quan nội tạng. Các học viên cũng bị còng tay trong những tư thế khó chịu suốt một thời gian dài.

Nhục mạ và bạo hành tình dục

Nỗi thống khổ của những người bị giam cầm gia tăng bội phần vì sự lăng mạ và sỉ nhục. Các học viên trong tù không được phép vào nhà vệ sinh, và các học viên nữ không được phép sử dụng băng vệ sinh khi đến kỳ kinh nguyệt. Một số người bị lột trần và làm nhục nơi công cộng; trong khi một số người khác bị buộc phải thú nhận là họ gây ra “tội ác” trước máy quay phim.

Trang Minh Huệ đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp bạo hành tình dục như cưỡng hiếp tập thể, sốc điện vào bộ phận sinh dục, và cưỡng ép phá thai. Tại trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng, lính canh đã nhốt 18 nữ học viên vào phòng giam nam và khuyến khích các tù nhân nam cưỡng hiếp họ. Những người sống sót đã bị tổn thương nặng nề.

Thuốc độc và các hoạt chất không xác định

Theo các báo cáo trên trang Minh Huệ, các học viên đã bị cho ăn hoặc tiêm thuốc độc và các loại thuốc không rõ nguồn gốc trong lúc bị giam giữ. Các cai ngục trộn các chất này vào bữa ăn hoặc nước uống của những người bị giam giữ. Sau khi được thả ra, các học viên này có thể đột nhiên ngã bệnh và tử vong.

Trang Falun Dafa Information Center xác nhận, các kỹ thuật tra tấn và tẩy não phổ biến của nhà tù bao gồm gây sốc bằng dùi cui điện, đốt thân thể bằng bàn ủi, trói cơ thể trong tư thế vô cùng đau đớn kéo dài nhiều ngày, bức thực bằng một ống nhựa gắn thông lên mũi, đánh bật móng tay bằng gỗ tre; hãm hiếp và tra tấn tình dục v.v.

Hình thức tra tấn Pháp Luân Công

Các hình thức theo dõi

Giám sát thiết bị điện tử

Điện thoại của các học viên Pháp Luân Công bị nghe lén và các hoạt động trên internet của họ bị theo dõi. Camera giám sát tại các khu vực công cộng và các khu dân cư được dùng để ghi hình hoạt động của họ. Lịch sử truy cập Internet, hồ sơ điện thoại, bài đăng trên các phương tiện truyền thông xã hội, và những đoạn băng ghi hình được dùng làm bằng chứng để trừng phạt các học viên vì đức tin của họ.

Giám sát của cộng đồng và cảnh sát

Các tổ dân phố và nhân viên an ninh địa phương được huy động để theo dõi các học viên Pháp Luân Công, đặc biệt là những người vừa mới ra tù. Trong những giai đoạn nhạy cảm, chẳng hạn như các sự kiện chính trị lớn ở Bắc Kinh, cảnh sát đến tận nhà để đe dọa các học viên, buộc họ không tập trung và không nói về sự thật đàn áp của ĐCSTQ.

Các hình thức tẩy não

Nhồi nhét hệ tư tưởng trong trường lớp

Hệ thống giáo dục ở Trung Quốc yêu cầu học sinh, từ tiểu học đến đại học, phải tham dự các lớp học chính trị và tư tưởng, Đây là điều kiện để cá nhân muốn có tương lai ở Trung Quốc. Trong các bài thi, học sinh buộc phải phê bình hoặc phỉ báng Pháp Luân Công.

Tẩy não tại nơi làm việc

Công nhân Trung Quốc ngày nay vẫn phải tham dự “các buổi học tập” tại nơi làm việc, tương tự như những gì đã xảy ra trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa. Các buổi học này vạch ra những “quan điểm đúng đắn” – chiểu theo ĐCSTQ – mà người dân Trung Quốc nên có; trong đó có nội dung lên án Pháp Luân Công dựa trên những bài xã luận từ các phương tiện truyền thông nhà nước và các tài liệu khác của ĐCSTQ.

Dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để định hướng dư luận

Dùng mạng lưới phong tỏa internet kiểm duyệt thông tin - tuyên truyền một chiều bóp méo sự thật đẩy Pháp Luân Công thành “kẻ thù giai cấp".

Truyền thông nhà nước

Trong tháng đầu tiên của cuộc đàn áp, các cơ quan báo chí nhà nước đã đăng hàng trăm bài báo phỉ báng Pháp Luân Công, với mục đích khiến dư luận phản đối những người tu luyện và ủng hộ cuộc đàn áp. Truyền hình nhà nước liên tục phát sóng các tuyên truyền sai sự thật về các học viên, miêu tả họ là những người không có lý trí.

Truyền thông quốc tế nói tiếng Trung

Chính quyền Trung Quốc đã mở rộng tầm ảnh hưởng lên các cơ quan truyền thông nói tiếng Trung trên khắp thế giới thông qua các mối liên kết về tài chính như đầu tư và quảng cáo. Đổi lại, các cơ quan truyền thông này đăng tải các bài báo được lấy nguyên văn từ bộ máy tuyên truyền, với mục đích kích động hận thù đối với các học viên Pháp Luân Công ở bên ngoài Trung Quốc.

Kiểm duyệt Internet

Sau năm 1999, ĐCSTQ đã nhanh chóng xây dựng bức “Vạn lý tường lửa” để thực hiện việc lãnh đạo triệt để với người dân trong nước. Công cụ internet này từ chối truy cập với những từ khóa nhạy cảm như Thiên An Môn, Tân Cương, Tây Tạng, Pháp Luân Công.

Chính quyền Trung Quốc kiểm duyệt ngặt nghèo thông tin và người dân chỉ được phép đăng tải những gì mà ĐCSTQ cho phép. Tất cả người dân đều bị chính quyền nắm rõ thông tin cá nhân, sở thích, làm gì và đi đâu… qua hệ thống camera lắp đặt dày đặc và hệ thống điện toán theo dõi giám sát bí mật (được gọi là mã độc cài đặt sẵn trong các thiết bị điện tử hay hệ thống kinh doanh mạng, hệ thống internet mang thương hiệu made in China).

“Vạn lý Tường lửa” của ĐCSTQ, hệ thống nhận diện và đánh chặn thông tin từ bên ngoài mà giới chức Trung Quốc xem là có hại. (Ảnh Internet)

Trung Quốc còn thu thập thông tin khắp thế giới thông qua hợp đồng cung cấp công nghệ mạng 5G, hoặc các thiết bị điện tử bị nghe lén và theo dõi. Nơi nào có 5G của China Mobile, China Unicom và China Telecom (các hãng viễn thông của nhà nước Trung Quốc) đều bị sự giám sát của Bắc Kinh.

Người dân Trung Quốc, hơn 1,3 tỷ người đang sống trong không gian “melting pot” (nồi hầm nhừ) về thông tin. Với cách này, người Trung Quốc tin rằng những gì ĐCSTQ làm đều được cộng đồng quốc tế ủng hộ.

Dàn dựng vở kịch tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn

Ngày 23/01/2001 xảy ra màn kịch tự thiêu tại Quảng trường Thiên An Môn. Vụ tự thiêu này đã được dàn dựng làm chấn động thế giới. Truyền thông nhà nước Trung Quốc nhanh chóng phát sóng bản tin tiếng Anh ra toàn thế giới với tốc độ vượt mức bình thường và tuyên bố “Những người tự thiêu là 5 học viên Pháp Luân Công”.

Vu oan giá họa cho Pháp Luân Công về vụ tự thiêu ở Thiên An Môn 3
Tư thế tay và chân là một trong những chi tiết để chỉ ra tính chất giả mạo trong vụ tự thiêu Thiên An Môn (trái). Tư thế của người tập Pháp Luân Công (phải) với phần cẳng chân xếp chéo, mu bàn chân đặt trên đùi. (Ảnh qua Trithucvn)
Vu oan giá họa cho Pháp Luân Công về vụ tự thiêu ở Thiên An Môn
Vương Tiến Đông người đóng giả học viên Pháp Luân Công bị cháy trụi quần nhưng tóc và chai nhựa đựng xăng không hề suy suyển gì.

Ngày 14/8/2001, trong cuộc họp của Ủy ban Thúc đẩy và Bảo vệ Nhân quyền trực thuộc Liên Hợp Quốc, vụ tự thiêu Thiên An Môn đã bị vạch trần. Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế (IED) tuyên bố: “Theo điều tra của chúng tôi, thủ phạm thực sự giết hại sinh mạng lại chính là chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc… Chúng tôi đã có được video của sự kiện này (Vụ tự thiêu Thiên An Môn), đồng thời rút ra được kết luận rằng chuyện này do một tay chính phủ dàn dựng”. Đối diện với bằng chứng xác thực, đại diện của ĐCSTQ không nói được lời nào. Tuyên bố này đã được Liên Hợp Quốc lưu hồ sơ.

HÌnh ảnh bộ phim tài liệu "Lửa Giả" (False Fire), do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) sản xuất, nhằm phơi bày "Sự thật về Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn" năm 2001. (Ảnh NTDTV)
HÌnh ảnh bộ phim tài liệu "Lửa Giả" (False Fire), do Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTDTV) sản xuất, nhằm phơi bày "Sự thật về Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn" năm 2001. (Ảnh NTDTV)

Vì sao Trung Quốc đàn áp Pháp Luân Công?

Giang Trạch Dân và nỗi sợ hãi hoang tưởng

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân đề xướng là bất hợp pháp, là một quyết định mang tính cá nhân. 23 năm về trước, khi đó Giang Trạch Dân là Tổng Bí Thư, Chủ Tịch nước, Tổng tư lệnh quân đội - nắm quyền lực tuyệt đối tại Trung Quốc lúc bấy giờ. Chỉ vì lòng ghen tị cá nhân và nỗi sợ hãi hoang tưởng về quyền lực của một kẻ độc tài, Giang Trạch Dân bất chấp sự phản đối của thủ tướng Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Dung Cơ và các thành viên khác trong Bộ Chính Trị để gần như đơn phương phát động cuộc đàn áp.

Tháng 5/1992, Pháp Luân Công được lần đầu giới thiệu ra công chúng. Với tác dụng chữa bệnh tuyệt vời và những nguyên lý uyên thâm, chỉ trong vòng sáu năm (1992-1998) có khoảng 70-100 triệu người theo tập Pháp Luân Công tại Trung Quốc (theo điều tra của nhà nước Trung Quốc lúc bấy giờ).

Nhiều người đặt câu hỏi: “Nếu Pháp Luân Công thực sự tốt như vậy thì tại sao chính quyền Trung Quốc lại bức hại và đàn áp?”.

Trong dòng chảy lịch sử, có thể đặt ra nhiều câu hỏi tương tự như: “Tại sao Đế quốc La Mã lại đóng đinh Ngài Jesu trên thập tự giá và đàn áp các tín đồ Cơ Đốc giáo?”; “Tại sao chế độ Pôn Pốt dùng búa, dùng cuốc để giết chết khoảng 1,7 triệu người Campuchia (khoảng 26% dân số tại thời điểm đó)?”; “Tại sao ĐCSTQ cho xe tăng giết hàng ngàn sinh viên ngay tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989?”… Lịch sử đã ghi nhận nhiều chế độ độc tài từng tiến hành những chiến dịch đàn áp vô nhân tính.

Vai trò của tổ chức đặc biệt - phòng 610

Để tiến hành cuộc đàn áp, hệ thống luật pháp của nhà nước trở thành một chướng ngại cho chiến dịch của Giang Trạch Dân. Vì vậy một tổ chức đặc biệt - phòng 610 được thành lập ngày 10/6/1999 trực tiếp dưới sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân. Cơ quan này được gọi là “Nhóm chỉ đạo quản lý vấn đề Pháp Luân Công trung ương”, sau được đổi tên thành “Phòng Quản lý Chống các giáo phái” để lừa dối công chúng.

Tổ chức này được mệnh danh là Getstapo của Trung Quốc, tương tự như tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã. Phòng 610 có quyền lực trên các cấp chính quyền cũng như đối với các cơ quan chính trị và luật pháp. Đây là một tổ chức bí mật đầy quyền lực hoạt động ngầm nhưng lại chính thức được thừa nhận.

Đàn áp không có cơ sở pháp lý

Giang Trạch Dân đã huy động bộ máy truyền thông khổng lồ trên toàn quốc, thực hiện một chiến dịch “tuyên truyền một chiều” nhằm lừa dối, phỉ báng, bôi nhọ, tạo dựng chứng cứ giả… cố tình dán nhãn Pháp Luân Công là một tà giáo, gieo vào lòng người dân và các cấp chính quyền sự thù hận đối với môn tu luyện ôn hòa này.

Tuy nhiên đây là chiến dịch tuyên truyền không có cơ sở pháp lý. Một hồ sơ nội bộ do Bộ Công an ban hành, có tên là “Thông báo số 39, năm 2000 của Bộ Công An nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” nêu tên 14 tổ chức tà giáo. Trong đó, Văn phòng Trung ương ĐCSTQ và Văn phòng Quốc vụ viện nêu tên 7 tổ chức, và 7 tổ chức còn lại do Bộ Công an đưa ra. Đặc biệt, Pháp Luân Công không nằm trong bất kỳ danh sách nào kể trên. Như vậy cuộc bức hại ở Trung Quốc nhắm vào môn tập này bắt đầu từ năm 1999 đến nay là hoàn toàn không có cơ sở pháp lý.

Video: Pháp Luân Công tốt cho sức khỏe nhưng sao lại bị đàn áp ở Trung Quốc?

Tĩnh Hương (Tổng hợp)

Ghi chú (*): Minh Huệ (Minghui.org) là trang thông tin điện tử đa ngữ, nhằm vạch trần cuộc bức hại tàn bạo đang diễn ra ở Trung Quốc và báo cáo tin tức về các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới.

Nguồn tham khảo:
https://vn.minghui.org/news/77523-chuyen-de-minh-hue-chan-tuong-vu-tu-thieu-thien-an-mon.html
https://vn.minghui.org/news/211913-giam-sat-va-kiem-tra-ben-trong-nha-tu-trinh-chau.html
https://vn.minghui.org/news/category/tu-giam-va-cuong-buc-lao-dong

Chuyên đề


BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Đàn áp Pháp Luân Công và cách tra tấn tàn ác chỉ có thể từ Trung Quốc