Cuộc chiến vịnh Bengal: Nhiệm vụ bất khả thi của hải quân Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 27 tháng 11, ba tàu chiến của Trung Quốc đã đến Myanmar. Vào ngày 24 tháng 11, một đoàn xe Trung Quốc bị tập kích ở phía biên giới Myanmar. Nngay sau đó chiến khu phía nam của Trung Quốc lập tức tuyên bố tập trận ở biên giới Trung Quốc-Myanmar. Nhưng có vẻ như quân đội Trung Quốc chỉ đang làm bộ làm tịch ở biên giới phía bắc Myanmar, hải quân Trung Quốc đã đến cảng phía nam Myanmar. Trung Quốc có lẽ rất lo lắng về an ninh của đường ống dẫn dầu Trung Quốc - Myanmar và đang chuẩn bị tranh giành Vịnh Bengal, tuy nhiên, đối với hải quân Trung Quốc, đây là một nhiệm vụ dường như là bất khả thi.

Đường ống dẫn dầu ở Vịnh Bengal của Trung Quốc

Hầu hết lượng dầu mà Trung Quốc cần đều đến từ Trung Đông hoặc Nam Mỹ, các tàu chở dầu thường phải vào Biển Đông qua eo biển Malacca rồi đến nhiều cảng khác nhau ở Trung Quốc đại lục.

Quân đội Hoa Kỳ có căn cứ hải quân ở Singapore. Bắc Kinh rất lo lắng về việc quân đội Hoa Kỳ phong tỏa eo biển Malacca và cắt đứt các đường dẫn dầu trong chiến tranh, vì vậy Trung Quốc đã lên kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu Trung Quốc-Myanmar. Tàu chở dầu chỉ cần đến cảng Kyaukphyu ở Myanmar, dầu thô sẽ đi thẳng đến Trùng Khánh thông qua đường ống trên đất liền. Kênh dẫn dầu chiến lược mới trông rất tuyệt vời nhưng nó lại có một yêu cầu đó là hải quân Trung Quốc phải giành quyền kiểm soát Vịnh Bengal, nếu không tuyến đường an toàn của tàu chở dầu vẫn sẽ bị cắt đứt bất cứ lúc nào trong thời chiến. Đặc biệt là tình hình biên giới phía bắc Myanmar chưa bao giờ ổn định với các cuộc đụng độ giữa quân đội chính phủ và nhóm phiến quân.

Dã tâm của Trung Quốc còn lớn hơn. Năm 2017, căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Djibouti, Châu Phi bắt đầu được Bắc Kinh sử dụng. Hạm đội nhỏ của Trung Quốc với danh nghĩa chống cướp biển thường xuyên thay phiên tới đó, là một phần trong chương trình huấn luyện hành trình hải quân của Trung Quốc, xây dựng sự tồn tại về quân sự ở Châu Phi và Trung Đông. Về lý luận, Bắc Kinh có thể duy trì dòng chảy thông suốt con đường vận chuyển của chở dầu.

Ngày 27/11, ba tàu chiến Trung Quốc trở về từ Djibouti đã cập cảng Thilawa ở Yangon, Myanmar, bao gồm một tàu khu trục Type 052D (156), một khinh hạm Type 054A (532) và một tàu tiếp tế Type 903 (886), nghe nói tham gia vào cuộc tập trận chung hải quân Trung Quốc-Myanmar. Tuy nhiên, thời điểm tàu ​​chiến Trung Quốc đến khá nhạy cảm.

Trung Quốc vừa lôi kéo vừa uy hiếp các phe phái khác nhau ở Myanmar

Ngày 24/11, một đoàn xe Trung Quốc bị tập kích ở thị trấn Muse, phía biên giới Myanmar, khoảng 120 phương tiện bị đốt cháy. Trung Quốc không có hành động trả đũa, cũng không công khai yêu cầu điều tra và bàn giao thủ phạm. Phương tiện truyền thông chính thức của Myanmar cho biết, chính lực lượng vũ trang chống chính phủ đã phát động cuộc tấn công. Trung Quốc âm thầm chịu đựng, không thể không bày tỏ, chiến trường phía Nam tuyên bố diễn tập biên giới, nhưng chỉ tuyên bố mơ hồ rằng đó là “để kiểm tra khả năng cơ động nhanh chóng, phong tỏa và kiểm soát biên giới cũng như khả năng tấn công hỏa lực của quân đội ở chiến khu”.

Lục quân của Trung Quốc tiến hành tập trận ở biên giới phía bắc Myanmar, Hải quân Trung Quốc đã đến cảng phía nam Myanmar, hai hành động này có thể có liên quan với nhau.

Lực lượng vũ trang chống chính phủ của Myanmar đã phong tỏa một số tuyến đường giao thông chính ở phía bắc và tuyên bố cáo thị, các phương tiện tự tiện đi qua đây sẽ bị coi là quân địch để tiến công. Nếu vật liệu do đoàn xe của Trung Quốc vận chuyển được cung cấp cho chính phủ quân sự Myanmar, các lực lượng vũ trang chống chính phủ có thể phát động tập kích; nếu vật liệu do đoàn xe Trung Quốc vận chuyển được cung cấp cho các tổ chức chống chính phủ, quân đội của chính phủ Myanmar có thể phản công tập kịch.

Hiện chưa có ai nhận trách nhiệm về vụ tập kích đoàn xe của Trung Quốc, Trung Quốc đang tiến hành huấn luyện phô trương thanh thế ở khu vực biên giới, ngầm có ý uy hiếp. Đối tượng uy hiếp của quân đội Trung Quốc rốt cuộc là quân đội của chính phủ Myanmar hay các lực lượng vũ trang chống chính phủ bị nghi ngờ phát động cuộc tấn công, tựa hồ như không rõ ràng.

Các phương tiện truyền thông do quân đội và chính phủ Myanmar kiểm soát đã đổ trách nhiệm về vụ tấn công cho quân nổi dậy, một số ít người ủng hộ quân đội và chính phủ cũng tổ chức biểu tình phản đối Trung Quốc hỗ trợ quân nổi dậy ở Myanmar. Về cơ bản, rõ ràng là Trung Quốc đang giẫm chân lên hai chiếc thuyền hoặc nhiều hơn hai chiếc.

Các nhóm vũ trang khác nhau ở Myanmar hẳn là không bài xích nguồn tài trợ và cung cấp vũ khí của Trung Quốc, nhưng đồng thời họ cũng muốn đề phòng. Trung Quốc vừa lôi kéo vừa uy hiếp chính quân đội và chính phủ Myanmar cũng như các lực lượng đối lập khác nhau, tính toán chơi một loại trò chơi kiểm tra và cân bằng nào đó.

Cuộc tập trận chung giữa hải quân Trung Quốc và hải quân của chính phủ quân sự Myanmar là một hình thức lôi kéo cũng là một loại đe dọa, ngụ ý rằng Trung Quốc có thể tiến quân từ biển bất cứ lúc nào. Quân đội và chính phủ Myanmar không dám đắc tội với Trung Quốc, nhưng biết rằng Trung Quốc ủng hộ các lực lượng vũ trang chống chính phủ và cố tình tăng thêm phiền phức, quân đội và chính phủ Myanmar trong lòng tất nhiên cũng bất mãn.

Lực lượng vũ trang chống chính phủ Myanmar cũng cần tiền và vũ khí từ Trung Quốc, hy vọng có năng lực chống đối hoặc đánh bại quân đội của chính phủ, nhưng họ không muốn bị Trung Quốc lợi dụng một cách mù quáng và trở thành bù nhìn. Cho dù chiến lược của Trung Quốc có hiệu quả hay không, việc đoàn xe của Trung Quốc gặp tập kích sẽ là một ví dụ điển hình; phản ứng hèn nhát của Trung Quốc cho thấy Trung Quốc biết rằng khả năng can thiệp của mình có hạn và không dám tùy ý xuất quân.

Khoảng cách so với việc triển khai quân đội Mỹ ở Trung Đông

Cuộc nội chiến kéo dài ở Myanmar, ​​đoàn xe Trung Quốc bị tập kích, quân đội Trung Quốc không thể không thể hiện một chút tư thế uy hiếp. Nhưng so với việc triển khai răn đe gần đây của quân đội Mỹ ở Trung Đông, nó làm nổi bật khoảng cách rất lớn trong khả năng triển khai của quân đội Trung Quốc và Mỹ.

Myanmar là láng giềng gần của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc bố trí mang tính tượng trưng ngay trước cửa nhà, khó đạt được hiệu quả răn đe. Trung Đông cách rất xa Mỹ nhưng quân đội Mỹ đã nhanh chóng tăng cường triển khai và khởi được tác dụng răn đe.

Quân đội Mỹ đã triển khai hai hạm đội tàu sân bay, một hạm đội đổ bộ và nhanh chóng triển khai thêm các máy bay chiến đấu F-15E, F-16 và phi đội máy bay tấn công A-10, máy bay ném bom B-1B đã bay qua Trung Đông ba lần và cũng có cả tăng cường lực lượng mặt đất. Quân đội Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích hạn chế và bắn hạ các tên lửa và máy bay không người lái đáng ngờ, kiểm soát hiệu quả tình hình ở Trung Đông. Sau cuộc truy đuổi quyết liệt của Israel, Hamas buộc phải thả một số con tin.

So sánh ngược lại, chiến khu phía Nam của Trung Quốc tuyên bố chỉ công bố diễn tập lục quân, không đề cập đến lực lượng không quân và hải quân. Ba tàu chiến của Trung Quốc vừa cập cảng Myanmar thực chất là chịu sự quản lý của chiến khu phía Đông.

Máy bay chiến đấu chủ lực của chiến khu phía Nam của Trung Quốc đại đa số được triển khai ở Quảng Đông, Quảng Tây và Hồ Nam để đối phó Biển Đông và Việt Nam; tại 3 căn cứ không quân ở Vân Nam, các máy bay chiến đấu J-7 lạc hậu được triển khai gần Myanmar, chiến đấu cơ J-10 được triển khai gần Việt Nam và một số lượng nhỏ J-20 mới bắt đầu được triển khai ở hậu phương.

Không quân Myanmar có 31 máy bay chiến đấu Mig-29, 8 máy bay chiến đấu Su-30, còn có 21 máy bay chiến đấu J-7 do Trung Quốc sản xuất cũng là hàng nhái của Mig-21; đã bàn giao 7 máy bay chiến đấu Joint Fighter-17 Thunder do Trung Quốc sản xuất; Ngoài ra còn có 20 máy bay cường kích Nanchang Q-5 do Trung Quốc sản xuất.

Hầu hết các máy bay chiến đấu được triển khai ở Vân Nam của chiến khu phía Nam của Trung Quốc đều là những máy bay chiến đấu tương đối lạc hậu, thậm chí không phải là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, so sánh không có chút ưu thế nào với Không quân Myanmar, Trung Quốc không có khả năng giành được quyền kiểm soát bầu trời của Myanmar, cũng khó để phát động tập kích đường không. Quân đội Trung Quốc không thể bảo vệ lợi ích của người Trung Quốc ở Myanmar, và việc tranh giành Vịnh Bengal lại càng khó khăn hơn.

Vịnh Bengal là vấn đề khó khăn của Hải quân Trung Quốc

Sự xuất hiện của ba tàu chiến của chiến khu miền Đông của Trung Quốc tới Myanmar hẳn là một cuộc diễn tập chính trị mang tượng trưng. Phương hướng tác chiến của chiến khu phía Đông là eo biển Đài Loan và Biển Hoa Đông, cách càng xa Vịnh Bengal hơn, việc tranh đoạt quyền kiểm soát Vịnh Bengal phải thuộc trách nhiệm của chiến khu phía Nam của Trung Quốc.

Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc có một tàu sân bay Sơn Đông, 4 tàu khu trục 055, 9 tàu khu trục 052D, cũng như 2 tàu khu trục 052B và 052C tiền sản xuất, một tàu khu trục 051B và 10 tàu khu trục loại 054A. Những tàu chiến này cần bảo vệ Biển Đông và hỗ trợ eo biển Đài Loan, nếu bị chia cắt thêm và điều đến Vịnh Bengal thì sẽ bị dàn mỏng, giật gấu vá vai.

Tàu sân bay Sơn Đông tiến vào Thái Bình Dương để huấn luyện vào cuối tháng 10 và vượt qua eo biển Đài Loan về phía bắc vào đầu tháng 11, sau đó không có tin tức gì, không biết liệu nó có được đưa về nhà máy để sửa chữa hay dàn xếp chính trị khác hay không, nó vẫn chưa quay trở lại vị trí đóng quân ở Biển Đông. Nhiệm vụ chính của tàu Sơn Đông là ở Biển Đông và eo biển Đài Loan, e rằng nó sẽ không được điều động đến Vịnh Bengal. Hạm đội Nam Hải chỉ có thể tập hợp một đội tàu khu trục và khinh hạm nhỏ để tiến tới Vịnh Bengal nhưng vẫn phải đi qua eo biển Malacca, tàu tiếp tế có thể không đủ.

Vị trí chiến thuật tốt nhất cho các tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông phải là vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa, nằm ngoài tầm bắn của các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Nếu quân đội Mỹ phản công ở Biển Đông, tàu sân bay sẽ phối hợp với hạm đội đổ bộ chiếm quần đảo Nam Sa trước, nếu hạm đội Trung Quốc tới ứng cứu, máy bay trên tàu sân bay Mỹ có thể tiến hành không kích bất cứ lúc nào. Đây cũng là nơi duy nhất hạm đội Trung Quốc phải đi qua khi tiến tới Vịnh Bengal và thực tế rất khó để vượt qua.

Ngay cả khi hạm đội tàu chiến của Trung Quốc may mắn đến được Vịnh Bengal, họ sẽ khó có được chỗ đứng do thiếu hoàn toàn lực lượng bảo vệ trên không và khó khăn về tiếp tế. Một khi chiến tranh nổ ra, các tàu sân bay của quân đội Mỹ triển khai ở Trung Đông sẽ nhanh chóng được điều động đến chiến trường Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Hạm đội tàu sân bay USS Eisenhower hiện đang ở Vịnh Ba Tư và có thể nhanh chóng tiến vào Vịnh Bengal qua Biển Ả Rập; tàu tấn công đổ bộ USS Bataan hiện đang ở Biển Đỏ và cũng sẽ tới.

USS Gerald Ford hiện đang ở Địa Trung Hải và cũng có thể băng qua kênh đào Suez để hỗ trợ nếu cần thiết. Hạm đội Trung Quốc không có khả năng tranh giành quyền kiểm soát Vịnh Bengal, nếu Hải quân Ấn Độ cảm thấy bị đe dọa sẽ gia nhập đội hình của quân đội Mỹ. Các tàu chiến của Anh, Pháp, Ý và các nước khác đang hợp tác với hạm đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ ở Trung Đông, cũng có thể theo chân quân đội Mỹ tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ sẽ là căn cứ đáng tin cậy.

Trung Quốc sẽ khó kiểm soát Vịnh Bengal, việc vận hành căn cứ Djibouti còn khó khăn hơn, tuyến đường chở dầu sẽ bị lực lượng liên minh cắt đứt, đường ống dẫn dầu Trung Quốc-Myanmar sẽ mất vai trò của nó Eo biển Malacca và tuyến đường thủy ở Biển Đông sẽ do quân đội Mỹ kiểm soát, và Trung Quốc chắc chắn sẽ mất tất cả.

Cuộc không kích của tàu sân bay trước đây ở Vịnh Bengal

Nếu Trung Quốc muốn tranh giành Vịnh Bengal, thì nên xem xét tình hình hiện tại và các ví dụ chiến tranh trong quá khứ.

Tháng 12 năm 1941, quân Nhật tấn công Trân Châu Cảng và Chiến tranh Thái Bình Dương nổ ra. Sau đó, quân Nhật dùng không kích đánh chìm 2 tàu chiến lớn của Anh bảo vệ Singapore, trong đó có thiết giáp hạm số 2 của Anh lúc bấy giờ là tàu Prince of Wales nặng 43.000 tấn, quân Nhật nhanh chóng chiếm đóng Singapore và Malaysia. Các tàu chiến còn lại của Anh buộc phải rút lui về Sri Lanka, đồng thời 3 tàu sân bay hạng nhẹ và 5 tàu chiến được huy động từ Hạm đội Nhà để giúp bảo vệ Vịnh Bengal.

Nhật Bản phát động cuộc tấn công tổng lực vào Philippines và Indonesia, quân tiếp viện của Anh khiến Nhật Bản cảm thấy bị đe dọa. Trước trận chiến quyết định với quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, quân đội Nhật Bản cho rằng cần phải quét sạch hạm đội Anh có thể là mối đe dọa, đồng thời hỗ trợ cuộc tấn công vào Miến Điện. Vào tháng 3 năm 1942, quân đội Nhật Bản cử sáu tàu sân bay chở 350 máy bay hoạt động trên tàu sân bay vào Vịnh Bengal.

Quân đội Anh nhận được tin tình báo và nhận thức sâu sắc về sự chênh lệch nên đã điều động một phần hạm đội đến Maldives. Các tàu sân bay Nhật Bản lần đầu tiên tấn công bờ biển Vịnh Bengal bằng các cuộc không kích, đánh chìm tổng cộng 23 tàu. Sau đó, máy bay Nhật Bản tấn công căn cứ của hạm đội Anh ở Sri Lanka, đánh chìm một tàu tuần dương và một tàu khu trục của Anh; họ đánh chìm hai tàu tuần dương của Anh bên ngoài bến cảng.

Trong đợt không kích thứ ba, quân Nhật đã đánh chìm tàu ​​sân bay hạng nhẹ HMS Arenas của Anh và hạm đội hộ tống. Hai tàu sân bay hạng nhẹ khác của Anh thoát khỏi vận rủi ở Maldives và không bị xóa sổ hoàn toàn.

Lúc này, ngày 18 tháng 4 năm 1942, 16 máy bay ném bom của Mỹ do Doolittle chỉ huy đã cất cánh từ tàu sân bay, ném bom Tokyo và những nơi khác, sau đó hạ cánh khẩn cấp xuống Trung Quốc. Hạm đội tàu sân bay Nhật Bản tại Vịnh Bengal nhanh chóng được triệu hồi để chuẩn bị cho trận chiến quyết định với quân đội Mỹ tại Midway, sau đó quân Nhật không còn khả năng bảo vệ Vịnh Bengal mà chỉ có thể dựa vào lực lượng quân đội chiến đấu cho Miến Điện để cắt đứt con đường Miến Điện vận chuyển viện trợ cho Trung Quốc Lực lượng viễn chinh Trung Quốc và lực lượng đồng minh đã có mặt ở Miến Điện Đó là một cuộc chiến cam go.

Ngày nay, Trung Quốc chỉ có thể điều động một hạm đội nhỏ, đương nhiên không thể sánh được với quân đội Hoa Kỳ cũng như hải quân và không quân Ấn Độ ở Vịnh Bengal. Giống như quân đội Nhật Bản hồi đó, chiến tuyến của Trung Quốc quá dài, khó có thể đối phó cùng lúc các chiến trường eo biển Đài Loan, biển Hoa Đông và biển Đông. không thể nào.

Theo Epochtimes
Viên Minh biên dịch

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Cuộc chiến vịnh Bengal: Nhiệm vụ bất khả thi của hải quân Trung Quốc