Ấn Độ - Mỹ - Israel: Liên minh ba ‘cường quốc công nghệ’ gạt bỏ công nghệ 5G của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ấn Độ, Israel và Hoa Kỳ đã bắt đầu hợp tác trong lĩnh vực phát triển thế hệ công nghệ mới tiếp theo, đây được xem là bước bắt đầu của liên minh “ba cường quốc công nghệ” này. Xem ra, công nghệ 5G của Trung Quốc sẽ có thể “không còn chỗ đứng”.

“Chúng tôi không thể cho phép bất kỳ quốc gia nào thống trị công nghệ này hoặc sử dụng nó để thống trị các quốc gia khác”, Phó Giám đốc Bonnie Glick của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) cho biết, và nhấn mạnh rằng hợp tác trong 5G chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và là bước đầu tiên trong liên minh ba bên.

Sáng kiến ​​ba bên trong lĩnh vực phát triển và công nghệ này được khởi xướng bởi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm lịch sử của ông tới Israel ba năm trước vào tháng 7 năm 2017.

"Bởi vì chúng tôi sẽ hợp tác trong khoa học, nghiên cứu và phát triển để đưa ra các thế hệ công nghệ tiếp theo, những thứ mà mọi người thậm chí không thể tưởng tượng được chúng có thể là gì. Nhưng bằng cách hợp tác chính thức, chúng tôi sẽ thúc đẩy nó", bà Glick nói trong một cuộc phỏng vấn sau diễn đàn Mỹ-Ấn-Israel (gồm các cuộc thảo luận về hợp tác chiến lược, công nghệ và phát triển được tổ chức vào tuần trước).

Tham dự hội nghị thượng đỉnh này còn có Đại sứ Israel tại Ấn Độ Ron Malka và người đồng cấp Sanjeev Singla.

Bà Glick nói: “Vào tháng 7/2020, tôi đã chủ trì một cuộc thảo luận với một số nhà tài trợ về 5G và phát triển kỹ thuật số. Đối với tôi, điều cực kỳ quan trọng là Ấn Độ và Israel là một phần của cuộc thảo luận đó. Và cuộc thảo luận phong phú hơn nhờ những đóng góp của họ".

Gạt bỏ công nghệ 5G của Trung Quốc

Tờ The Economic Times của Ấn Độ ngày 12/8 cho biết, Liên đoàn Thương nhân Ấn Độ mới đây đã gửi một lá thư tới Bộ trưởng Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ Prasad, yêu cầu chính phủ chính thức loại trừ Huawei và ZTE khỏi hoạt động xây dựng mạng 5G của Ấn Độ.

Ngày 13/8, trang mạng Business Standard đưa tin, Ấn Độ đã loại 2 công ty công nghệ của Trung Quốc là Huawei và ZTE khỏi kế hoạch triển khai mạng 5G của nước này.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Israel chuẩn bị tham gia "Mạng lưới sạch" của bộ này, được công bố hồi đầu tháng 8, với mục đích tìm cách bảo vệ các tài sản quốc gia và bí mật cá nhân "trước những cuộc xâm nhập của các nhân tố thâm hiểm độc đoán, chẳng hạn từ Trung Quốc".
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Israel chuẩn bị tham gia "Mạng lưới sạch" của bộ này, được công bố hồi đầu tháng 8, với mục đích tìm cách bảo vệ các tài sản quốc gia và bí mật cá nhân "trước những cuộc xâm nhập của các nhân tố thâm hiểm độc đoán, chẳng hạn từ Trung Quốc".

Tờ Jerusalem Post của Israel ngày 14/8 dẫn một thông báo trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Israel chuẩn bị tham gia "Mạng lưới sạch" của bộ này, được công bố hồi đầu tháng 8, với mục đích tìm cách bảo vệ các tài sản quốc gia và bí mật cá nhân "trước những cuộc xâm nhập của các nhân tố thâm hiểm độc đoán, chẳng hạn từ Trung Quốc".

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thông báo mở rộng sáng kiến Mạng lưới sạch. Washington đã thúc giục Israel và các đồng minh khác không cho phép các công ty Trung Quốc tham gia vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của mình, viện dẫn mối lo ngại về an ninh quốc gia và bí mật cá nhân.

‘Tam giác công nghệ’ là bước khởi đầu của hợp tác ba bên

Tam giác công nghệ (Thung lũng Silicon - Tel Aviv - Bangalore) đều đã nổi tiếng là những trung tâm công nghệ sáng tạo hàng đầu thế giới.

Bà Glick nhấn mạnh: “Vì vậy, việc ba quốc gia của chúng ta hợp tác về 5G theo cách cởi mở, tương tác, đáng tin cậy và an toàn là đúng. Chúng ta không thể cho phép bất kỳ quốc gia nào thống trị công nghệ này hoặc sử dụng nó để thống trị các quốc gia khác".

Javier Piedra, Phó trợ lý quản trị viên Văn phòng Châu Á tại USAID, cho biết trong trường hợp của Ấn Độ và Israel, họ có "mối quan hệ đồng cấp", luôn tìm cách hợp tác để thúc đẩy các hoạt động tương ứng của nhau; và có thể tận dụng các mục tiêu chung, nguồn lực và lợi thế để thúc đẩy khả năng tự lực trên toàn cầu.

Sáng kiến ​​ba bên trong lĩnh vực phát triển và công nghệ này được khởi xướng bởi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm lịch sử của ông tới Israel ba năm trước vào tháng 7 năm 2017. (Ảnh: GIL COHEN-MAGEN/AFP qua Getty Images)
Sáng kiến ​​ba bên trong lĩnh vực phát triển và công nghệ này được khởi xướng bởi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong chuyến thăm lịch sử của ông tới Israel ba năm trước vào tháng 7 năm 2017. (Ảnh: GIL COHEN-MAGEN/AFP qua Getty Images)

Ông nói: “Chúng tôi tiếp tục tạo tiền đề để phát triển quốc tế hơn nữa theo ba bên, bất cứ khi nào có thể. Quan hệ đối tác của chúng tôi với Israel và Ấn Độ, dựa trên mối quan hệ đồng cấp của chúng tôi, cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác cùng nhau trong các vấn đề liên quan đến nước, quản lý nước và an ninh”.

Nissim Reuben, trợ lý giám đốc Viện Châu Á Thái Bình Dương (API) tại Ủy ban Người Do Thái Mỹ, cho biết một nền kinh tế Ấn Độ mạnh, thịnh vượng, sôi động và có khả năng phục hồi là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ và Israel.

Để đạt được mục tiêu đó, Ấn Độ cần liên tục cập nhật các kỹ thuật quản lý nông nghiệp, nước và nước thải, một lĩnh vực mà Cơ quan Phát triển Mashav của Israel có thể đóng vai trò quan trọng với sự hỗ trợ của USAID.

Ông Reuben nói: “Chúng tôi hy vọng có thể ủng hộ việc thành lập các trung tâm y tế xuất sắc Mỹ-Israel ở Ấn Độ tương tự như 29 trung tâm xuất sắc về công nghệ nông nghiệp do Mashav thành lập ở Ấn Độ. Phát triển kỹ năng, đổi mới và khởi nghiệp, hợp tác nước và năng lượng tái tạo sẽ là các lĩnh vực vận động hợp tác ba bên khác của các tổ chức của chúng tôi ở Mỹ".

Đức Duy



BÀI CHỌN LỌC

Ấn Độ - Mỹ - Israel: Liên minh ba ‘cường quốc công nghệ’ gạt bỏ công nghệ 5G của Trung Quốc