Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thay đổi - cho đến khi người dân Trung Quốc vùng lên và phương Tây gây áp lực

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nước Mỹ cần lãnh đạo, thế giới dân chủ phương Tây cần đoàn kết, người dân Trung Quốc cần phải đứng lên thì mới có thể ngăn chặn được một Trung Quốc cộng sản tham vọng cuồng loạn thống trị và hủy diệt thế giới.

Trong bài phát biểu vào ngày Quốc khánh của mình tại núi Rushmore, Tổng thống Trump đã vinh danh từng người trong số bốn tổng thống tiền nhiệm - những người khổng lồ chính trị của lịch sử Hoa Kỳ có hình ảnh được tạc trên vách núi. Ông cũng ca ngợi các anh hùng dân tộc từ các giới khoa học, giải trí, thể thao và quân đội.

Các tổng thống có những cơ hội duy nhất để tác động đến không chỉ cuộc sống của người Mỹ đương đại mà cả quá trình lịch sử của loài người. Tất cả phải đối mặt với những thách thức trong kỷ nguyên của họ. Nhưng vị tổng thống đương nhiệm hiện nay đang giữ chức vụ tại một thời điểm trong lịch sử được chứng minh là có thể so sánh với sự khởi đầu của Thế chiến II hoặc kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Mối nguy hiểm hiện hữu và cơ hội lịch sử, xuất phát chủ yếu từ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được thành lập và cai trị bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Các dân tộc và nền kinh tế trên thế giới đang chìm đắm trong một đại dịch toàn cầu chết chóc bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc, và được lây lan trên phạm vi quốc tế không phải bởi những sai lầm ngây thơ, ngẫu nhiên của các quan chức địa phương mà bởi những hành động lừa dối có chủ ý của ĐCSTQ, một phần trong chuỗi các hành vi phá hoại thế giới trong các dịch bệnh và đại dịch khác trước đó.

Trong khi các quốc gia bị phân tâm vì đại dịch, Bắc Kinh ráo riết thúc đẩy mạnh mẽ việc củng cố và phát tán một loại virus thậm chí còn nguy hiểm hơn - đó là chế độ toàn trị cộng sản của mình. Nạn nhân trực tiếp của sự khuất phục là người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi, người Tây Tạng theo đạo Phật, Cơ đốc giáo, người tu luyện Pháp Luân Công, và các nhà bất đồng chính trị và các nhà tư tưởng độc lập.

Âm mưu từ Trung Quốc, các mục tiêu xâm lược tư tưởng và quân sự của Bắc Kinh là Hong Kong và Đài Loan. Thế giới phương Tây dường như thống nhất trong việc lên án nỗ lực trắng trợn của Bắc Kinh nhằm áp đặt chế độ độc tài của mình đối với người dân Hong Kong.

Quốc hội Mỹ đã chủ động hành động. Hạ viện và Thượng viện nhất trí thông qua luật pháp để áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc liên quan đến việc đè bẹp quyền bán tự trị của Hong Kong. Thượng nghị sĩ Pat Toomey (R-Pa.), người ủng hộ luật này cùng với Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen (D-Md.), đã giải thích tầm quan trọng lớn hơn của nó: “Đây là một thông điệp rằng Hoa Kỳ và thế giới tự do không thể tiếp tục bỏ qua một số hành vi tồi tệ nhất đang xảy ra. Đó là một thông điệp rằng sự kiên nhẫn của chúng tôi đã cạn kiệt”.

Luật pháp đặt ra các hình phạt bắt buộc đối với các quan chức Trung Quốc, các đơn vị cảnh sát đàn áp người biểu tình và các ngân hàng tài trợ cho cuộc đàn áp của Trung Quốc. Dự luật sẽ được tổng thống ký ban hành, cho ông cơ hội tiên phong lãnh đạo mà phần còn lại của thế giới muốn trao cho ông trong nỗ lực đối phó với hành vi trắng trợn vừa qua của Bắc Kinh.

Chỉ có Hoa Kỳ mới có thể đứng vững trước mối đe dọa của ĐCSTQ, nhưng những người khác dường như sẵn sàng đi theo sự lãnh đạo của Mỹ - đặc biệt là vì phản ứng quốc tế không muốn gây chiến tranh vì Hong Kong mà thay vào đó, thực hiện các hành động hành chính và tài chính chống lại Bắc Kinh.

Tổng thống cũng nên bắt đầu ngay lập tức để thi hành lệnh trừng phạt mà Quốc hội ủy nhiệm trong Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ mà ông mới ký thành luật. Một lần nữa, điều này phản ánh sự đồng thuận của lưỡng đảng rằng một cường quốc kinh tế như Trung Quốc – một mặt được hưởng lợi rất nhiều từ thương mại, đầu tư và chuyển nhượng tài sản trí tuệ của phương Tây – mặt khác không thể được phép tiếp tục vi phạm các quy tắc quốc tế mà không bị trừng phạt.

Ngoài ra, Tổng thống Trump nên tiếp tục thúc đẩy việc hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc vào thị trường chứng khoán và tài chính Mỹ. Theo lệnh hành pháp vào tháng trước, ông đã ngăn Hội đồng quản lý tiền tiết kiệm đầu tư quỹ hưu trí của chính phủ liên bang vào các công ty Trung Quốc mà đang giúp đỡ chính phủ ĐCSTQ đàn áp người dân và chế tạo vũ khí để tấn công Đài Loan và Hạm đội bảy của Hoa Kỳ.

Giờ đây, Lầu Năm Góc - cuối cùng đã tuân thủ một đạo luật của Quốc hội bị bỏ qua trong 21 năm - đã công bố danh sách 20 công ty Trung Quốc liên kết với tổ hợp công nghiệp quân sự của chính phủ Trung Quốc và đang kinh doanh tại Hoa Kỳ. Tổng thống có quyền hành pháp để chấm dứt hoạt động ác tính đó và nên làm như vậy ngay lập tức, bất chấp sự phản đối ích kỷ của Phố Wall.

Sẽ có phản kháng từ nội bộ. Bởi vì Bắc Kinh mang đến cho thế giới phương Tây một loạt các thách thức về an ninh và kinh tế, nên việc đối phó với bất kỳ thách thức nào trong số đó có thể được coi là làm suy yếu tiến trình tiềm năng trên các mặt trận khác. Trong quá khứ, điều này đã từng dẫn đến tê liệt chính trị và chính sách.

Chính quyền Tổng thống Trump đã phá vỡ đáng kể khuôn mẫu đó, nhưng không hoàn toàn. Trong nhiều thập kỷ, Bắc Kinh đã chơi bài con bài Triều Tiên để gây ra sự bất lực của Hoa Kỳ đối với thương mại, Đài Loan, xâm lược hàng hải ở Biển Đông, và nhân quyền. Bây giờ kịch bản đã được lật, và thương mại là điểm đòn bẩy trên phần còn lại.

Nhưng thỏa thuận thương mại không được phép làm suy yếu những nỗ lực khác của Mỹ đối với Trung Quốc trong các lĩnh vực xung đột khác. Trong khi các biện pháp trừng phạt cần thiết tuy không đổ máu nhưng không phải là miễn phí, chúng sẽ gây thêm thiệt hại kinh tế cho một cộng đồng quốc tế vốn đã quay cuồng với những hậu quả gây rắc rối lớn của đại dịch. Tổng thống Trump, người đã thể hiện sự can đảm chính trị trong việc đốt cháy cuộc chiến thương mại ngay từ đầu, có thể sẽ không thể tránh khỏi việc gây thêm thiệt hại kinh tế cho các cử tri của mình.

Tuy nhiên, khả năng thế giới phương Tây cuối cùng có thể hành động một cách đoàn kết trước mối đe dọa đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc, với sự lãnh đạo chính trị và đạo đức của Hoa Kỳ, sẽ chứng minh cho một ý chí kiên quyết mà Bắc Kinh từ lâu đã thấy thiếu vắng trong cộng đồng các nước dân chủ đối thủ của nó.

Tổng thống Trump nên nắm bắt cơ hội để chứng tỏ rằng, bất kể sự dè dặt nào trước đây của ông, sứ mệnh làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại nhất thiết phải có vai trò lãnh đạo toàn cầu không chịu khuất phục trước đối thủ là ĐCSTQ, kẻ đã và đang tàn phá các nước trên thế giới.

Về mặt an ninh, chính quyền Mỹ cũng đang đối phó với thách thức của Trung Quốc, và có nhiều việc phải làm. Trong một sự thay đổi chính sách đáng hoan nghênh, Hải quân Hoa Kỳ đang tham gia vào vùng biển Tây Thái Bình Dương để đối đầu với chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ.

Tuy nhiên, một tuyên bố cam kết quốc phòng Đài Loan từ phía Washington sẽ tăng cường sự răn đe của Mỹ đối với chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc và có khả năng làm giảm đòi hỏi phải gia tăng hoạt động hải quân. Nếu Bắc Kinh biết chắc chắn rằng chiến tranh với Đài Loan có nghĩa là chiến tranh với Mỹ, thì họ sẽ thấy sự nguy hiểm và vô ích của việc tiếp tục xây dựng vũ khí và các hoạt động đe dọa. Sự rõ ràng về chiến lược của Hoa Kỳ sẽ củng cố những người ôn hòa của Trung Quốc và làm suy yếu tham vọng của những kẻ cứng rắn.

Cuối cùng, phương Tây phải kết luận rằng triển vọng dài hạn cho một thế giới hòa bình với một Trung Quốc cộng sản hiếu chiến là không thể đạt được. Vì kết quả đó, như Richard Nixon đã nói cách đây nửa thế kỷ, “Trung Quốc phải thay đổi”. Do thất bại thảm hại của các chính sách giúp Trung Quốc hội nhập, cộng đồng quốc tế thay vào đó phải kết nối với người dân Trung Quốc để thay đổi chế độ này từ bên trong.

Một chiến dịch thông tin mạnh mẽ sẽ phục vụ mục đích phòng thủ và ngăn chặn, bằng cách hướng sự chú ý của Bắc Kinh vào các mối quan tâm trong nước thay vì các cuộc phiêu lưu thôn tính quốc tế. Nếu không, sẽ không thể tránh khỏi phải dùng đến một cuộc chiến tranh thế giới khác giữa nền dân chủ và sự chuyên chế để thay đổi chế độ Trung Quốc từ bên ngoài, nhưng với cái giá cực đắt cho các bên. Chiến tranh lạnh vẫn tốt hơn so với một cuộc chiến tranh thế giới.

Về tác giả:

Joseph Bosco từng là giám đốc phụ trách Trung Quốc cho Bộ trưởng Quốc phòng từ năm 2005 đến 2006 và là giám đốc hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa châu Á-Thái Bình Dương từ năm 2009 đến năm 2010. Ông là thành viên không thường trú tại Viện nghiên cứu Corean-American và là thành viên của ban cố vấn của Viện Toàn cầu Đài Loan.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Thiện Nhân

Theo The Hill



BÀI CHỌN LỌC

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không thay đổi - cho đến khi người dân Trung Quốc vùng lên và phương Tây gây áp lực