Mỹ đang bắt chước Trung Quốc khi đánh giá tín nhiệm xã hội công dân? (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với việc chính quyền liên bang của Mỹ ủng hộ chương trình nghị sự ESG, nhiệm vụ bảo vệ tự do dân sự của người dân rơi vào tay các tiểu bang. Trong khi đó, các công ty cho rằng, với tư cách một công ty tư nhân, họ có quyền theo đuổi chính sách ESG. Theo các nhà lập pháp, cuộc chiến chống lại việc kiểm soát người dân sẽ còn diễn ra trong một thời gian dài và đấu tranh vì tự do cần sự nỗ lực không ngừng.

Mời độc giả đọc: Mỹ đang bắt chước Trung Quốc khi đánh giá tín nhiệm xã hội công dân? (Phần 1)

Các công ty được quyền kiểm soát người dân theo ESG?

Nhiều người cho rằng, với tư cách là các công ty tư nhân, ngân hàng và công ty bảo hiểm được tự do theo đuổi các chính sách ESG và kinh doanh với bất kỳ ai họ chọn. Tuy nhiên, luật chống độc quyền của Mỹ cấm các công ty thông đồng để gây tổn hại cho các công ty hoặc ngành công nghiệp khác. Điều đó có thể bao gồm các câu lạc bộ tài chính khác nhau trên toàn cầu, có các thành viên ký cam kết cùng nhau hạn chế việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Tất cả các ngân hàng và công ty bảo hiểm lớn đã cam kết sử dụng sức mạnh của mình để cắt giảm lượng khí thải carbon “không chỉ trong doanh nghiệp của họ mà trên toàn bộ danh mục đầu tư của họ, bao gồm tất cả các quyết định cho vay", ông Haskins cho biết. “Làm thế nào bạn có thể giảm lượng khí thải CO2 trong toàn bộ danh mục đầu tư của mình nếu bạn không biết rằng người đến ngân hàng của bạn để thế chấp có một ngôi nhà đang chạy bằng khí đốt tự nhiên? Điều tương tự cũng đúng với việc bảo hiểm xe hơi vì các công ty bảo hiểm cũng đã cam kết như vậy”.

Các tiểu bang đang lãnh trách nhiệm bảo vệ tự do dân sự của Mỹ

Với sự ủng hộ dành cho ESG ở cấp liên bang, nhiệm vụ bảo vệ quyền tự do dân sự của người Mỹ rơi vào các tiểu bang. Một số tiểu bang hiện đang làm việc về luật cấm điểm tín nhiệm xã hội cá nhân, bao gồm Arizona, Wyoming, New Hampshire, Minnesota, Kansas và Louisiana. Và mặc dù các công ty tư nhân bị Đạo luật Quyền Dân sự năm 1964 cấm phân biệt đối xử trên cơ sở “chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hoặc nguồn gốc quốc gia”, ngành ngân hàng đã đấu tranh trong các cơ quan lập pháp tiểu bang để bảo vệ khả năng phân biệt đối xử trên cơ sở của tiêu chí ESG.

“Sự phản đối mà tôi gặp phải là từ các nhà vận động hành lang, đặc biệt là Hiệp hội Ngân hàng”, Hạ nghị sĩ bang Kansas, ông Michael Murphy nói với The Epoch Times. “Ý của họ là ‘bạn không cần phải làm điều này; đây không phải là một vấn đề'. Tôi nói, 'Nếu nó không phải là một vấn đề thì nó sẽ không gây hại cho bạn"'. Ông Murphy đề xuất Dự luật Hạ viện Kansas 2664, trong đó “cấm các ngân hàng, công ty tín thác, hiệp hội tín dụng và các tổ chức kinh doanh khác phân biệt đối xử dựa trên các tiêu chuẩn chủ quan hoặc tùy ý nhất định”, bao gồm điểm tín nhiệm xã hội, liên kết chính trị, tiêu chí ESG hoặc các bài đăng trên mạng xã hội. Người vi phạm lần đầu sẽ bị phạt 50.000 USD; người vi phạm lần thứ hai, 250.000 USD.

Hạ nghị sĩ bang Minnesota Eric Lucero nói rằng “các ngân hàng và tổ chức tài chính đang chống lại nỗ lực của chúng tôi nhằm ngăn chặn việc chấm điểm ESG với cơ sở rằng họ không muốn bị giới hạn trong bất kỳ cách tính toán nào họ sử dụng để phê duyệt hoặc từ chối khả năng có tín dụng của ai đó”. Ông Lucero đã giới thiệu một dự luật vào tháng 3 với các điều khoản tương tự như dự luật Kansas.

Bà Bette Grande, cựu đại diện bang North Dakota, đã điều trần tại các cơ quan lập pháp của bang về luật chống phân biệt đối xử. “Chúng tôi đã đến dự một buổi điều trần ở Wyoming, và có bốn nhà vận động hành lang ngân hàng hoàn toàn nổi giận ngay khi đề xuất được đưa ra”, bà nói với The Epoch Times. Bà cũng nói thêm rằng khi bà hỏi các nhà vận động hành lang ngân hàng, “' Tại sao lại phản đối một điều chưa xảy ra?' Không có câu trả lời. Một sự im lặng hoàn toàn”.

Trong khi 13 bang cho đến nay đã ban hành hoặc thông qua luật chống lại việc tiền lương hưu của bang được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động có tính ý thức hệ như ESG, thì chưa có dự luật nào của bang được thông qua có thể bảo vệ các cá nhân chống lại điểm tín nhiệm xã hội cá nhân. Nhưng các nhà lập pháp đang hy vọng mọi thứ sẽ tiến triển vào năm tới.

“Nó hoàn toàn mới”, ông Murphy nói. "Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ để cố gắng thu hút mọi người ủng hộ để khi phiên họp bắt đầu vào tháng 1, chúng ta sẽ có thể tiến lên phía trước".

“Rào cản đầu tiên là việc điều này nghe có vẻ như một thuyết âm mưu điên rồ”, ông Bernardy nói. Nhưng những sự tăng giá nhiên liệu gần đây và tác động của chúng đối với các lĩnh vực khác bao gồm cả nông nghiệp đã khiến nhiều người hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của ý thức hệ ESG. Thêm vào đó là những tuyên bố từ các tỷ phú tài chính như Larry Fink, Giám đốc điều hành của BlackRock, công ty quản lý tài sản lớn nhất thế giới, rằng “hành vi sẽ phải thay đổi. Bạn phải thúc ép các hành vi và tại BlackRock, chúng tôi đang thúc ép các hành vi”.

Mỹ đang bắt chước Trung Quốc khi đánh giá tín nhiệm xã hội công dân?
Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của BlackRock, Larry Fink rời đi sau cuộc họp về đầu tư chống biến đổi khí hậu với người đứng đầu các quỹ đầu tư quốc gia và Tổng thống Pháp tại Điện Elysee ở Paris vào ngày 10/07/2019. (Ảnh: LUDOVIC MARIN / AFP qua Getty Images)

Người dân cần nỗ lực đấu tranh không ngừng vì tự do

Việc các nhà tài chính thúc đẩy "thúc ép hành vi" xảy ra sau một loạt các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch và các hành vi xâm phạm quyền tự do cá nhân khác. Dựa trên các tài liệu thu được thông qua Đạo luật Tự do Thông tin, có thông tin rằng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ đã theo dõi điện thoại di động của người Mỹ để giám sát chuyển động và việc tuân thủ phong tỏa COVID-19. Các thành phố như New York bắt buộc mọi người phải xuất trình “hộ chiếu vaccine” để vào nhà hàng hoặc các không gian trong nhà khác. Tương tự, các quốc gia trong Liên minh Châu Âu đã cấp “Chứng chỉ Covid Kỹ thuật số”, ban cho công dân đã tiêm chủng các đặc quyền đi lại, ăn uống và giải trí.

“Cánh trái cấp tiến, vốn tìm cách kiểm soát các cá nhân, sẽ theo đuổi điều này lâu dài", ông Lucero nói. “Đây không phải là điều mà chúng ta có thể giải quyết bằng một cuộc bầu cử. Cuộc chiến đang tiếp tục và nó còn tiếp tục leo thang".

Cho dù đó là biến đổi khí hậu, dịch bệnh hay công bằng xã hội, việc từ bỏ quyền tự do cá nhân thường xảy ra sau một cuộc khủng hoảng và được đề xuất như là một điều mà mọi người phải chấp nhận vì lợi ích của cả xã hội, bà Grande nói. “Tất cả chúng ta đều phải hành động vì lợi ích chung, vì vậy mà, việc chúng ta làm những điều như ở Trung Quốc cũng là vì lợi ích chung”.

“Lịch sử thế giới chứng minh rằng tự do đòi hỏi một nỗ lực đấu tranh không ngừng cho nó", ông Lucero nói. "Nếu mọi người bị phân tâm hoặc họ không muốn duy trì các quyền tự do đã được các thế hệ trước đấu tranh và trao cho họ, thì những quyền tự do đó sẽ tiếp tục bị xói mòn".

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Tác giả Kevin Stocklin là một nhà văn, nhà sản xuất phim và cựu giám đốc ngân hàng đầu tư. Ông đã viết kịch bản và sản xuất Tất cả chúng ta đang ngã xuống: Khủng hoảng Thế chấp Mỹ (We All Fall Down: The American Mortgage Crisis), một bộ phim tài liệu năm 2008 về sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế chấp của Mỹ.

Bảo Nguyên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Mỹ đang bắt chước Trung Quốc khi đánh giá tín nhiệm xã hội công dân? (Phần 2)