Trong khi khắp thế giới đang hoặc sắp phải tăng lãi suất, Trung Quốc cắt giảm lãi suất để có tăng trưởng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm nay (thứ Năm ngày 20/1/2022) đã hạ lãi suất chuẩn cho vay thế chấp; một nỗ lực nới lỏng chính sách tiền tệ khi nguy cơ tăng trưởng ngày một chậm lại. Dữ liệu hồi đầu tuần cho thấy triển vọng đen tối hơn khu vực bất động sản (BĐS) trong khi tiêu dùng ngày một thắt chặt hơn với khu vực dân cư.

Hôm thứ Hai (17/1/2022), đã bất ngờ cắt giảm lãi suất cơ bản cho vay kỳ hạn 1 năm và 5 năm (LPR). Động thái này diễn ra sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương (NHTW) Trung Quốc đã phát ra một số tín hiệu với thị trường.

BĐS suy thoái kéo dài trong suốt 2 năm qua và triển vọng đen tối năm 2022 trong khi tiêu dùng ngày một trì trệ vì biến thể mới Omicron khiến các mục tiêu tăng trưởng của Bắc Kinh trở nên khó khăn hơn. Khác với nhiều nền kinh tế khác, BĐS đóng góp tới 25% tăng trưởng GDP, tiêu dùng cá nhân cũng trở thành trụ cột trong chiến lược tăng trưởng hướng vào trong của Chủ tịch Tập Cận Bình. Nhưng cả hai khu vực này đều đang báo đi tín hiệu xấu cho tăng trưởng.

Đây là lý do, khác với hầu hết NHTW của các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đang dần thắt chặt lại chính sách tiền tệ vì lo ngại lạm phát, PBOC của Trung Quốc tiếp tục nới lỏng tiền tệ mà không lo ngại tới lạm phát.

Lý do khiến chỉ số giá tiêu dùng của Bắc Kinh không tăng và giữ một khoảng cách thấp hơn tới hơn 10 % so với chỉ số giá nhà sản xuất được cho là do tiêu dùng trong nước quá yếu. Tiêu dùng yếu khiến giá nhà sản xuất không thể truyền dẫn tới giá tiêu dùng. Điều này không xảy ra tại Mỹ.

So với các nền kinh tế phát triển khác, Trung Quốc hiển nhiên có nhiều dư địa hơn về chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, động thái liên tục phải nới lỏng chính sách tiền tệ cho thấy các mục tiêu chiến lược tăng trưởng của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn và có vẻ nhiều khu vực kinh tế đã không đi đúng quỹ đạo mà lãnh đạo quốc gia này đã 'vạch ra'.

Hôm nay, Trung Quốc đã hạ lãi suất cơ bản cho khoản vay một năm (LPR) 10 điểm cơ bản từ 3,80% xuống 3,70%. LPR 5 năm đã giảm 5 điểm cơ bản xuống 4,60% từ mức 4,65%, lần cắt giảm đầu tiên kể từ tháng 4 năm 2020.

Phó Thống đốc PBOC ông Liu Guoqiang phát biểu hôm thứ Ba (18/1) "chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ, các chính sách của chúng ta phải hướng tới tương lai, đi trước đường cong thị trường và phản ứng kịp thời với những lo ngại chung của thị trường". Ông cũng kỳ vọng rằng các chính sách kích thích kinh tế sẽ sớm mở rộng hơn.

Việc cắt giảm lãi suất cho kỳ hạn 5 năm cho thấy "các nhà chức trách Trung Quốc muốn giảm chi phí cho vay tín dụng, do đó, tổng tăng trưởng tín dụng dự kiến ​​sẽ phục hồi sau Tết Nguyên đán để giảm bớt áp lực lên kinh tế vĩ mô", ông Marco Sun, Giám đốc. nhà phân tích tài chính tại MUFG cho biết trên Reuters.

"Chính sách tiền tệ của Trung Quốc vẫn còn dư địa để nới lỏng trong nửa đầu năm nay, tùy thuộc vào hiệu ứng truyền tải chính sách và mục tiêu tăng trưởng do cuộc họp Quốc hội thường niên vào tháng Ba đặt ra".

Cổ phiếu và trái phiếu của các công ty bất động sản đã tăng vọt vào thứ Năm sau khi PBOC cắt giảm LPR, vì các nhà đầu tư hy vọng nó và các biện pháp gần đây khác của chính phủ sẽ giúp giảm bớt tình trạng thắt chặt vốn trong lĩnh vực BĐS; lĩnh vực đang chứng kiến ngày càng nhiều nhà phát triển BĐS vỡ nợ.

Sheana Yue, nhà kinh tế Trung Quốc tại Capital Economics, dự kiến ​​PBOC sẽ cắt giảm thêm 20 điểm phần trăm lãi suất cho vay có đảm bảo trung và dài hạn.

Thanh Đoàn



BÀI CHỌN LỌC

Trong khi khắp thế giới đang hoặc sắp phải tăng lãi suất, Trung Quốc cắt giảm lãi suất để có tăng trưởng