Trung Quốc gắng thổi phồng GDP từ năm 2012 đến nay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi hơn nữa sau đại dịch viêm phổi Vũ Hán trong quý III/2020, theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố. Đáng nói là mức tăng trưởng này quá lớn so với tăng trưởng sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu của nền kinh tế này…

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã báo cáo mức tăng trưởng GDP quý III/2020 tăng 4,9% so với một năm trước. Điều đó đưa tăng trưởng trong ba quý đầu năm lên 0,7% so với một năm trước.

Tuy nhiên, số liệu GDP chính thức của Trung Quốc luôn được các nhà kinh tế cho là không chính xác, bóp méo và thiếu nhất quán.

Vì sao số liệu GDP 'rởm' của Trung Quốc luôn sai lệch với tính toán chuẩn

Vừa qua, tờ Economist vừa công bố so sánh 3 chuỗi số liệu thống kê (có độ chênh lệch cực lớn) về tăng trưởng GDP của nhà nước Trung Quốc, Capital Economics và của NHTW Mỹ .

Xanh đậm:Tính toán GDP Chính thức của Trung Quốc; Nâu: Tính toán của Capital Economics; Xanh lơ: Tính toán của NHTW Mỹ Chinh nhánh San Francisco
Xanh đậm:Tính toán GDP Chính thức của Trung Quốc; Nâu: Tính toán của Capital Economics; Xanh lơ: Tính toán của NHTW Mỹ Chinh nhánh San Francisco

Nhà kinh tế Simon Rabinovitch đăng trên twitter bình luận phân tích về số liệu GDP chính thức của Trung Quốc: “Một số nghiên cứu tốt gần đây về độ tin cậy của dữ liệu Trung Quốc: kết luận cơ bản là chính phủ đã liên tục làm sai lệch GDP chính thức kể từ năm 2012”.

Còn chuyên gia kinh tế Trung Quốc nổi tiếng của Mỹ là Michael Pettis, đã có phân tính rõ ràng vì sao số liệu GDP Trung Quốc luôn sai lệch lớn: “Capital Economics cho biết tăng trưởng GDP của Trung Quốc đã bị phóng đại khoảng 12% trong 5 năm qua - một con số rất lớn - trong khi Fed San Francisco chấp nhận các con số tổng hợp nhưng cho biết Bắc Kinh đã làm giả dữ liệu".

Vấn đề lớn nhất với dữ liệu tăng trưởng GDP của Trung Quốc là chúng không có cùng mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế cơ bản như dữ liệu tăng trưởng GDP ở các nước khác, và vì vậy thật vô nghĩa khi so sánh tăng trưởng GDP của Trung Quốc với tăng trưởng GDP các nước khác.

Trong khi tăng trưởng GDP ở hầu hết các quốc gia là đầu ra được đo lường phụ thuộc vào hoạt động kinh tế thực tế biến động, thì GDP của Trung Quốc là đầu vào của quá trình kinh tế, trong đó chính quyền địa phương được yêu cầu bổ sung bất kỳ hoạt động kinh tế cần thiết nào để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP mục tiêu, cho dù hoạt động này có bổ sung thêm phúc lợi hay năng lực sản xuất hay không.

Bởi vì họ không phải ghi/hạch toán giảm đầu tư phi sản xuất ở mức độ như ở các nước khác (ghi/hạch toán giảm đầu tư làm giảm thành phần giá trị gia tăng trong tính toán GDP của giai đoạn đó), cho nên họ có thể "đạt được" bất kỳ tốc độ tăng trưởng GDP nào họ muốn - mặc dù tốc độ tăng trưởng này không nhất thiết thể hiện mức tăng trưởng cơ bản thực sự trong năng lực sản xuất của nền kinh tế.

Trong suốt ba thập kỷ, chúng ta không ngạc nhiên khi tăng trưởng GDP Trung Quốc luôn vượt chỉ tiêu, tốc độ tăng trưởng GDP có nhiều biến động.

Tất nhiên, điều này giải thích tốt hơn nhiều tại sao tăng trưởng GDP của Trung Quốc lại quá trơn tru so với những tuyên bố rằng bằng cách nào đó Trung Quốc đang “gian lận”.

Hoạt động kinh tế thực thường rất biến động và phản ánh điều kiện tiềm ẩn của nền kinh tế, trong khi mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc được điều khiển và xác định về mặt chính trị. Đó là lý do tại sao các mục tiêu đầu vào thường luôn trơn tru hơn đầu ra.

Tuy nhiên, phục hồi tiêu dùng chậm làm lộ sơ hở của báo cáo này.

Chart shows year-on-year percentage change in China's real GDP from Q1 2018 to Q3 2020

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã báo cáo mức tăng trưởng GDP quý III/2020 tăng 4,9% so với một năm trước.

"Nói chung, nền kinh tế quốc gia tiếp tục phục hồi ổn định và các kết quả đáng kể đã đạt được trong việc phối hợp phòng chống và phát triển dịch bệnh", chính quyền Trung Quốc cho biết trong một thông cáo bằng tiếng Anh.

“Nền kinh tế vẫn đang trong quá trình phục hồi và nền tảng để phục hồi bền vững cần được củng cố”, thông cáo cho biết.

Tăng trưởng phụ thuộc lớn vào sự phục hồi tiêu dùng trong nước, nhưng số liệu tiêu dùng Trung Quốc giảm, sản xuất chỉ tăng nhẹ

Trong bối cảnh cầu thế giới co hẹp vì viêm phổi Vũ Hán, thương chiến cũng bóp nghẹn nhiều ngành hàng của Trung Quốc xuất Mỹ, hơn bao giờ hết tăng trưởng kinh tế Trung Quốc phụ thuộc lớn vào sự mở rộng tiêu dùng nội địa. Tuy nhiên, số liệu 9 tháng đầu năm 2020 cho thấy tiêu dùng nội địa giảm, sản xuất công nghiệp tăng không đáng kể trong khi các khu vực khác vẫn còn ảm đạm.

Trong 9 tháng đầu năm, doanh thu bán lẻ giảm 7,2% so với cùng kỳ. Chỉ có một điểm sáng trong tiêu dùng tại Trung Quốc là doanh thu bán hàng trực tuyến tăng 15,3% so với một năm trước, chiếm 24,3% doanh thu bán lẻ.

Bruce Pang, trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược và vĩ mô tại China Renaissance lưu ý rằng các vấn đề như thất nghiệp, thu nhập hộ gia đình giảm và hành vi tiêu dùng thay đổi có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của Bắc Kinh nhằm kích thích tiêu dùng để đóng góp vào tăng trưởng (theo CNBC).

Larry Hu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Macquarie, cho biết trong một lưu ý: “Với việc bình thường hóa chính sách, sự phục hồi sắp tới sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự phục hồi tiêu dùng”.

Du khách Trung Quốc xếp hàng di chuyển trên một đoạn của Vạn Lý Trường Thành ở Badaling trong kỳ nghỉ 'Tuần lễ vàng' vào ngày 4 tháng 10 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)
Du khách Trung Quốc xếp hàng di chuyển trên một đoạn của Vạn Lý Trường Thành ở Badaling trong kỳ nghỉ 'Tuần lễ vàng' vào ngày 4 tháng 10 năm 2020 tại Bắc Kinh, Trung Quốc (Ảnh của Kevin Frayer / Getty Images)

Ông kỳ vọng nhu cầu trong nước sẽ tăng tốc trong những tháng tới, nhờ kết quả mạnh mẽ từ kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng vào đầu tháng Mười. Trong khi đó, theo báo cáo thì doanh thu du lịch trong nửa đầu của kỳ nghỉ “tuần lễ vàng” giảm 31% so với năm ngoái, lượng khách du lịch giảm 22% và chi tiêu trung bình cho mỗi khách du lịch giảm 12%.

Ông Hu dự đoán tăng trưởng GDP 5,5% trong quý IV/2020; và 15% trong quý đầu tiên của năm tới, với mức tăng trưởng hàng năm là 2% vào năm 2020 và 8,5% vào năm 2021.

Nhưng khi tiêu dùng không tăng mạnh như kỳ vọng vì bất bình đẳng thu nhập, giá lương thực tăng, các bất định trong tương lai, việc làm giảm…. các nhà chức trách có xu hướng thúc đẩy tăng trưởng bằng cách dựa nhiều hơn vào đầu tư và xuất khẩu - những lĩnh vực vốn phải đối mặt với những thách thức riêng từ sự bất ổn trong phục hồi toàn cầu và căng thẳng địa chính trị.

Pang chỉ ra rằng khu vực dịch vụ, hay khu vực thứ ba, của nền kinh tế phục hồi chậm hơn so với khu vực sơ cấp và thứ cấp, tương ứng với nông nghiệp và sản xuất.

Trong số ba khu vực chính của nền kinh tế (sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp), khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh nhất trong vài năm qua, nhưng đã tụt lại vào năm 2020, tăng 0,4% trong ba quý đầu năm so với 2,3% ở khu vực chính và 0,9% đối với khu vực thứ hai.

Sản xuất công nghiệp chín tháng đầu năm chỉ tăng 1,2% so với cùng kỳ 2019.

Trong khi thất nghiệp vẫn đang là thách thức lớn nhất….

Đưa tin về tăng trưởng bùng nổ của Trung Quốc, CNBC thận trọng nhận định: “Tỷ lệ thất nghiệp thành thị được khảo sát chính thức đã giảm xuống thấp hơn trong tháng 9/2020; xuống còn 5,4%. Cũng như nhiều dữ liệu khác của chính quyền Trung Quốc, tính chính xác của con số này bị nghi ngờ rất nhiều.”

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn dưới mức kỷ lục 6,2% vào tháng Hai, trong thời kỳ cao điểm của đại dịch viêm phổi Vũ Hán ở Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên của văn phòng Liu Aihua cho biết, đối với nhóm sinh viên mới tốt nghiệp đại học, áp lực về việc làm vẫn còn “tương đối cao”.

Bà cho biết tỷ lệ thất nghiệp đối với những người từ 20 đến 24 tuổi có bằng đại học - chủ yếu là sinh viên mới tốt nghiệp - đã cao hơn 4 điểm phần trăm vào tháng 9 so với một năm trước, mặc dù đã giảm nhẹ so với tháng 8.

Ngoài ra, khoảng gần 8 triệu lao động nhập cư từ các vùng nông thôn của Trung Quốc đã trở lại làm việc tại các thành phố vào cuối tháng 9; giảm 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lê Minh - Tâm An



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc gắng thổi phồng GDP từ năm 2012 đến nay