Tự do bị xâm phạm: Khi chính chúng ta đang trở thành những ‘gián điệp’ trong thời đại kỹ thuật số

Giúp NTDVN sửa lỗi

Internet, điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội được cho là sẽ giải phóng chúng ta - bằng cách cho phép tất cả mọi người có tiếng nói của mình. Nhưng, như nhân vật Shigalyov đã nói trong cuốn tiểu thuyết “Những con quỷ” của Fyodor Dostoevsky: “Bắt đầu từ tự do không giới hạn, tôi lại đi đến với chế độ chuyên quyền không giới hạn”.

Tự do là quyền cơ bản của con người mà ai ai cũng mong muốn và trân trọng, nhưng mối đe dọa lớn nhất đối với tự do ngày nay là từ các nhóm quyền lực trong xã hội - vốn nhân danh công lý, đạo đức để hạn chế quyền tự do của người khác.

Chúng ta đừng bao giờ quên rằng việc gây đau khổ và bất lợi cho những người không phải là thú vui thuần khiết, mà là hành vi độc ác.

Một chính trị gia ở xứ Wales kiêm Ủy viên hội đồng thị trấn tên là Rob Jones, đã bị Đảng Lao động đình chỉ vì ông đã gọi một chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc xứ Wales, Bethan Sayed, là một con bò - tại một cuộc họp riêng trong nhóm của mình - mà không hề hay biết rằng đoạn hội thoại đã bị bí mật ghi lại và được phát sóng (hơn một năm sau) trên mạng xã hội.

Nhận xét này được bà Sayed cho là "đáng khinh bỉ". Đúng, nó đúng là như thế.

Ông Jones ngay lập tức đưa ra lời xin lỗi, đồng thời cáo buộc rằng đoạn ghi âm đã bị chỉnh sửa để khiến ông có vẻ tệ hơn, và nói rằng “nội dung của đoạn ghi âm không phản ánh những giá trị mà tôi nắm giữ với tư cách là một cá nhân hoặc thành viên của Đảng Lao động, chúng cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn về trách nhiệm giải trình cần thiết của một người đại diện cho công chúng".

Thông thường, một lời xúc phạm được thốt ra một cách riêng tư, dù là điều không hay ho gì, nhưng nó cũng khá phổ biến hiện nay. Ở mức độ nào đó, có thể có những lời xúc phạm tồi tệ hơn nhiều, chúng ta cũng không nên là người châm chọc người khác theo thói quen hay tập quán. Xúc phạm không phải là thể loại chúng ta nên theo đuổi.

Tuy nhiên, cho đến nay, khía cạnh nham hiểm nhất của câu chuyện nhỏ này là việc “ai đó sẵn sàng ghi lại cuộc trò chuyện tại một cuộc họp riêng tư - mà không có sự cho phép của những người tham gia”, và sau đó sử dụng để hạ bệ người khác.

Loại người nào sẽ làm một điều như vậy? Than ôi, lịch sử về Đức Quốc xã và nước Pháp bị chiếm đóng - cho thấy rằng việc tố cáo nặc danh là một niềm vui đối với hàng trăm nghìn, nếu không muốn nói là hàng triệu người.

Ở các nước chủ nghĩa xã hội, người ta cho rằng mọi thứ bạn nói có thể được ghi lại, và bất kỳ ai mà bạn trò chuyện đều có thể trở thành người cung cấp thông tin. Nhưng giờ đây, chính chúng ta lại đang trong quá trình tạo ra “bầu không khí độc tài” cho chính mình, nhờ vào điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội. Chúng ta đang trở thành “một quần thể của những người theo dõi” trên kỹ thuật số.

Khi những kẻ tình nghi bị cảnh sát ở Anh bắt giữ, họ thường được cảnh báo: "Bạn không cần phải nói bất cứ điều gì, nhưng bất cứ điều gì bạn nói có thể bị sử dụng làm bằng chứng".

Nếu chúng ta không cẩn thận “cái miệng của mình”, đó là cách chúng ta sẽ phải sống cả đời, như thể bị cảnh sát giám sát vĩnh viễn, tất nhiên là chúng ta không thể biết trước được hành vi phạm tội của mình.

Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn trong thế giới hiện đại, bởi những gì phi lý về mặt đạo đức hoặc không thể tưởng tượng được - lại trở nên bắt buộc về mặt đạo đức, do đó người ta không những phải xem xét “những gì không thể nói bây giờ”, mà cả những gì có thể trở nên “không thể nói được trong thời gian 5 hoặc 10 năm” nữa.

Trong những trường hợp này, trung thực không phải là cách tốt nhất, mà bị coi là chính sách tồi tệ nhất. Im lặng lại trở thành cách khôn ngoan nhất, dù đó là cách hoàn toàn nhạt nhẽo - thể hiện sự bằng lòng với “tiêu chuẩn đạo đức” trong thời điểm đó, bất kể nó có thể là gì đi nữa.

Bà Sayed nghĩ rằng những gì ông Jones bình luận là "đáng khinh". Nhưng hành vi “gián điệp kỹ thuật số” - bí mật ghi âm các lời nói trong lúc riêng tư của người khác, sau đó sử dụng như bằng chứng để cáo buộc họ - lại không “đáng khinh” và được chấp nhận?

Thật là tội lỗi khi một đảng chính trị có thể đình chỉ một thành viên, chỉ vì ông ta đã thốt ra một lời xúc phạm trong lúc riêng tư. Chúng ta đang phải sống như thể cuộc sống của mình là bằng chứng trong một phiên tòa sắp tới, bởi những kẻ buộc tội chưa được biết đến.

Internet, điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội được cho là sẽ giải phóng chúng ta - bằng cách cho phép tất cả chúng ta cuối cùng có quyền lên tiếng; nhưng, như nhân vật Shigalyov đã nói trong cuốn tiểu thuyết “Những con quỷ” của Fyodor Dostoevsky: “Bắt đầu từ tự do không giới hạn, tôi lại đi đến với chế độ chuyên quyền không giới hạn”.

Tác giả: Theodore Dalrymple là một bác sĩ đã nghỉ hưu. Ông ấy là biên tập viên của Tạp chí Thành phố New York và là tác giả của 30 cuốn sách, trong đó có “Cuộc sống tận đáy lòng”. Cuốn sách mới nhất của ông là “Cấm vận và những câu chuyện khác”.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Tâm Minh

Kinh tế Phân tích


BÀI CHỌN LỌC

Tự do bị xâm phạm: Khi chính chúng ta đang trở thành những ‘gián điệp’ trong thời đại kỹ thuật số