Kon Tum thuộc miền nào, Kon Tum gần tỉnh nào: Tìm hiểu tỉnh Kon Tum

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhắc tới Kon Tum là nhắc tới địa phương có ngã ba Đông Dương - nơi tiếp giáp giữa ba nước: Việt Nam; Campuchia và Lào. Cùng tìm hiểu Kon Tum thuộc miền nào, Kon Tum gần tỉnh nào… trong bài viết dưới đây!

1. Kon Tum thuộc miền nào?

Kon Tum ở đâu? Tỉnh Kon Tum thuộc miền nào?

Kon Tum là một tỉnh miền núi, ở phía Bắc khu vực Tây Nguyên, thuộc miền Trung của Việt Nam. Tỉnh Kon Tum có tọa độ địa lý từ 13°55' - 15°27' vĩ độ Bắc và từ 107°20’ - 108°32' kinh độ Đông.

Tỉnh Kon Tum có thành phố nào?

Kon Tum có 01 thành phố và 09 huyện; với 102 xã, phường, thị trấn.

  • 01 thành phố: Kon Tum
  • 09 huyện: Đắk Glei; Đắk Tô; Kon Plông; Đắk Hà; Ia H'Drai; Tu Mơ Rông; Sa Thầy; Kon Rẫy; Ngọc Hồi.

Trong đó, TP Kon Tum là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hoá của tỉnh.

Kon Tum có diện tích là bao nhiêu?

Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên là 9.676,5 km2 (bằng 3,1% diện tích toàn quốc).

>> Xem thêm: 82 Là tỉnh nào? Biển số 82 các huyện là bao nhiêu?

2. Kon Tum gần tỉnh nào?

Khi tìm hiểu Kon Tum thuộc miền nào, bạn có biết Kon Tum gần tỉnh nào không?

  • Khu vực phía Bắc của tỉnh giáp với tỉnh Quảng Nam.
  • Phía Nam giáp với tỉnh Gia Lai.
  • Khu vực phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ngãi.
  • Phía Tây giáp với hai nước: Campuchia và Lào; đường biên giới dài 280,7 km.

Kon Tum ở đâu trên bản đồ?

kon tum ở đâu trên bản đồ
(Ảnh: TUBS/ Wikimedia Commons/ CC BY-SA 3.0)

Kon Tum cách TP HCM bao nhiêu km? Tỉnh Kon Tum cách TP HCM khoảng hơn 560 km.

3. Điều kiện tự nhiên tỉnh Kon Tum

Khi tìm hiểu Kon Tum thuộc miền nào, những thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kon Tum sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về địa phương này.

3.1. Điều kiện địa hình tỉnh Kon Tum

Phần lớn diện tích của tỉnh Kon Tum nằm ở khu vực phía Tây của dãy Trường Sơn. Địa hình của tỉnh thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây; bao gồm nhiều dạng địa hình xen kẽ:

  • Địa hình đồi, núi: chiếm khoảng 40% diện tích của toàn tỉnh. Do cấu tạo bởi đá biến chất cổ nên các ngọn núi ở Kon Tum có dạng khối như khối Ngọc Linh (với đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 m). Dạng địa hình núi cao liền dải của tỉnh phân bố chủ yếu ở phía Bắc - Tây Bắc sang phía Đông. Dạng địa hình đồi chủ yếu ở huyện Sa Thầy.
  • Địa hình thung lũng: phân bố dọc theo sông Pô Kô về phía Nam của tỉnh. Khu vực thung lũng có những đồi lượn sóng như Đắk Hà; Đắk Uy; và có nhiều chỗ có bề mặt bằng phẳng như thành phố Kon Tum.
  • Dạng địa hình cao nguyên: tỉnh Kon Tum có cao nguyên Kon Plông nằm giữa dãy Ngọc Linh và dãy An Khê. Cao nguyên Kon Plông có độ cao 1.100 - 1.300 m, hướng Tây Bắc - Đông Nam.

3.2. Đặc điểm khí hậu tỉnh Kon Tum

Tỉnh Kon Tum có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 23°C; biên độ nhiệt dao động trong ngày từ 8 - 9°C.

Khí hậu của tỉnh Kon Tum có hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa mưa ở Kon Tum kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô ở đây kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình năm khoảng 2.120 mm.

3.3. Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum

Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum khá phong phú với 05 nhóm đất và 17 loại đất chính là:

  • Nhóm đất phù sa: bao gồm ba loại đất chính là: đất phù sa được bồi; đất phù sa ngoài suối; và đất phù sa loang lổ.
  • Nhóm đất xám: gồm hai loại đất chính là đất xám trên phù sa cổ và đất xám trên macma axit.
  • Đất vàng: gồm 6 loại đất chính là: đất đỏ vàng trên macma axit, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất mùn nâu đỏ trên đá bazan phong hóa; đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất, đất nâu tím trên đá bazan.
  • Nhóm đất mùn vàng trên núi: bao gồm 5 loại đất chính là: đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu đỏ trên macma bazơ và trung tính; đất mùn vàng nhạt có nơi Potzon hóa; và đất mùn vàng đỏ trên macma axit.
  • Đất thung lũng: có một loại đất là đất thung lũng có sản phẩm dốc tụ.

3.4. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Kon Tum

Do nằm trên khối nâng Kon Tum nên tỉnh Kon Tum có cấu trúc địa chất và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như:

  • Nhóm khoáng sản sản xuất vật liệu xây dựng: cát xây dựng; sét (gạch ngói); đá hoa; cuội sỏi; đá vôi; đá granite…
  • Nhóm khoáng sản vật liệu trị lửa: dolomit; silimanit; quarzit; phân bố chủ yếu ở các huyện: Ngọc Hồi; Đắk Hà; Đắk Glei.
  • Khoáng sản kim loại đen; kim loại màu; kim loại hiếm gồm: mangan; thiếc; thori; bauxite; vonfram; uran…
  • Khoáng sản đá quý: ruby; opal-chalcedon; saphia.

4. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum

Kon Tum có nhiều địa danh nổi tiếng; là điểm du lịch hấp dẫn như: sông Đăk Bla; nhà rông Kon Klor - là nhà rông lớn nhất vùng Tây Nguyên; cầu treo Kon Klor; nhà thờ gỗ; chùa Bác Ái; khu du lịch sinh thái Măng Đen; Vườn Quốc gia Chư Mom Ray; ngã ba Đông Dương; tòa giám mục…

Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin tham khảo khi tìm hiểu Kon Tum thuộc miền nào; Kon Tum gần tỉnh nào… Đến với Kon Tum, bạn sẽ có một hành trình khám phá những đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn.

Hoàng Thái

Việt Nam Xã hội

Kon Tum thuộc miền nào, Kon Tum gần tỉnh nào: Tìm hiểu tỉnh Kon Tum