‘Linh hồn của gốm’ dưới bàn tay của nghệ nhân truyền thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nghệ nhân gốm trẻ đã tìm thấy mục đích của mình khi tạo ra những món đồ gốm mang đậm truyền thống có thể đồng hành lâu dài với mọi người trong cuộc sống. Anh gọi những giá trị và ý nghĩa truyền cảm hứng sống này là linh hồn của gốm.

Đã gần 4 năm kể từ khi anh Hsu Ting Chia tốt nghiệp Đại học Sư phạm Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan, từ chỗ phá sản sau khi thành lập xưởng gốm giữa đại dịch năm 2020, đến việc tìm ra con đường bền vững và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Hsu Ting Chia molding pottery
Anh Hsu Ting Chia trong xưởng gốm của mình. Anh tin rằng mỗi món đồ gốm đều mang lại những giá trị riêng cho chủ nhân và có thể trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của họ. (Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)

Sự khởi đầu khiêm tốn

Quê của anh Hsu ở Đài Nam, sinh ra trong một gia đình giáo viên và nghệ sĩ. Với bố là giáo viên dạy vẽ mực, còn mẹ là giáo viên tiểu học, việc theo đuổi chuyên ngành mỹ thuật và chọn vẽ tranh bằng mực là điều đương nhiên đối với anh. Tuy nhiên, sau đó anh chuyển khóa học để khám phá nghệ thuật làm gốm sau khi nhận ra cách nó kết nối ba yếu tố ‘đất, sự sống và linh hồn’ thành một tác phẩm hữu hình.

Anh Hsu, 30 tuổi, nói với The Epoch Times: “Nhiều nghệ thuật gia hiện nay muốn thử những điều mới, nhưng họ không thể tìm được nguồn gốc và nền tảng tốt để xây dựng nghệ thuật mang nét riêng của mình. Tôi cảm thấy đồ gốm chứa đựng rất nhiều nét truyền thống và vẫn được mọi người trân trọng.”

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện quân sự theo chế độ quân dịch bắt buộc của Đài Loan, anh Hsu nói chuyện với một người bạn về việc theo đuổi niềm đam mê thiết kế đồ gốm, và quyết định rằng, lựa chọn tốt nhất cho anh ấy là thành lập xưởng vẽ của riêng mình.

Hsu Ting Chia at his studio
Anh Hsu cho rằng điều quan trọng đối với bất kỳ nghệ sĩ nào là trau dồi nội tâm và duy trì trạng thái tâm hồn bình tĩnh. (Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)

Anh ấy nói: “Làm nghề gốm, càng làm lâu, càng quen với nghề. Kỹ năng của bạn sẽ ngày càng tốt hơn. Nhưng nếu dừng lại một thời gian, bạn sẽ cần thời gian để luyện tập và nâng cao kỹ năng.”

Về lâu dài, anh Hsu mong muốn tạo lập nền tảng để có thu nhập ổn định lo cho vợ sau khi kết hôn; anh ấy không muốn phải cân nhắc hay khó xử giữa sự nghiệp, niềm đam mê và gia đình của mình. Con đường khởi nghiệp chắc chắn không hề dễ dàng, rồi đại dịch ập đến ngay sau khi anh Hsu mở studio, mọi thứ ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của anh; chẳng bao lâu bạn gái của Hsu đã rời bỏ anh.

Anh nói: “Những ngày đó là thời điểm đau lòng nhất đối với tôi. Về cơ bản tôi không có tiền.”

Khắc ra một con đường

Được nuôi dạy trở thành người chính trực và trách nhiệm, anh Hsu đã kiên trì tìm kiếm hướng đi mới. Anh tình cờ biết đến Pinkoi, một nền tảng trực tuyến khuyến khích các khóa học trải nghiệm, vậy là anh bắt đầu mở các lớp học làm đồ gốm.

Công việc kinh doanh của anh dần dần phát triển khi khách hàng giới thiệu các khóa học của anh với bạn bè trong và ngoài nước sau khi được trải nghiệm thú vị tại studio. Ngoài việc dạy những kiến thức cơ bản về nghệ thuật, anh còn cố gắng tạo ấn tượng lâu dài với khách hàng bằng những cử chỉ đơn giản, ví dụ anh sẽ mời khách món tráng miệng để xoa dịu sự mệt mỏi đường xa của họ. Anh nói rằng khách hàng cảm thấy thế nào mới là vấn đề.

Anh nói: “Tôi luôn giữ ý tưởng coi khách hàng như những người bạn của mình. Tôi đối xử với họ rất chân thành. Tôi nói với họ cách có thể thiết kế ra một món đồ gốm tốt hơn, nhưng cũng có thể không thành công như thế nào.”

Hsu Ting Chia demonstrating pottery making process to his customer.
Anh Hsu và một khách hàng tại xưởng gốm. (Ảnh: Hsu Ting Chia)

Nhiều khách hàng ở độ tuổi 20 và 30 sau này đã trở thành bạn của Hsu và nhiều lần quay lại tham gia các lớp học trực tiếp của anh.

Anh Hsu cho biết chính niềm tin của anh vào Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý “Chân-Thiện-Nhẫn” đã giúp anh hiểu được vẻ đẹp thực sự đằng sau những thách thức và sự phức tạp của việc điều hành một doanh nghiệp.

Anh nói: “Tôi cảm thấy rằng chúng ta phải đối xử tốt với mọi người. Ngay từ đầu, tôi chưa bao giờ nghĩ tới việc dùng đồ gốm để kiếm tiền lớn. Tôi biết rằng với mô hình kinh doanh này, có thể sẽ không kiếm được nhiều tiền. Tôi cảm thấy không kiếm được nhiều tiền cũng không sao, điều quan trọng là sống thật với chính mình.”

Epoch Times Photo
Anh Hsu tham dự lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới tại Đài Loan năm 2018. (Ảnh: Minghui.org)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)

Môn tu luyện tinh thần này không chỉ giúp anh Hsu chữa khỏi các vấn đề về cột sống mà còn giúp anh trở nên bình tĩnh hơn: một đức tính thiết yếu cần có trong nghề gốm.

“Việc thiết kế đồ gốm và tu luyện bản thân đã mang lại cho tôi rất nhiều lợi ích. Nếu tôi chỉ làm đồ gốm, tôi không nghĩ mình sẽ có được trạng thái tâm hồn thoải mái và tĩnh lặng. Nhờ tu dưỡng nội tâm, tôi cảm thấy bình yên hơn và có thể chấp nhận những thất bại, sau đó có thể nhanh chóng đứng dậy và tiếp tục tiến về phía trước.”

Hơn nữa, anh Hsu cho rằng việc tu luyện bản thân đã giúp anh cải thiện kỹ năng quan sát và khả năng nhạy cảm. Anh cho biết sự hiểu biết của anh về cảm xúc và trạng thái tinh thần của con người cũng tăng lên, điều này rất hữu ích khi anh dạy cho một nhóm khách hàng, giúp anh đảm bảo rằng họ có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật ưng ý khi kết thúc lớp học.

Epoch Times Photo
Ly và cốc do anh Hsu làm. (Ảnh: Hsu Ting Chia)

Linh hồn của gốm

Anh Hsu nỗ lực thực hiện mục tiêu cao nhất của một nghệ sĩ truyền thống: thổi hồn và ý nghĩa vốn có vào từng tác phẩm nghệ thuật; anh tin rằng mọi người sẽ cảm nhận rõ hơn về điều đó khi họ xem bất kỳ tác phẩm nghệ thuật nào.

Anh Hsu nói: “Tôi cảm thấy một tác phẩm nghệ thuật cần có linh hồn của nó - điều nó muốn thể hiện. Khi mọi người nhìn thấy tác phẩm nghệ thuật của tôi, họ sẽ cảm thấy thoải mái và thích chúng, và tác phẩm nghệ thuật này có thể đồng hành cùng họ trong cuộc sống.”

Để minh họa ý nghĩa của điều này, anh Hsu đã chia sẻ về dự án tốt nghiệp của mình có tiêu đề “81 chiếc cốc”.

Anh ấy đã làm ra 81 chiếc cốc và bát với nhiều hình dạng khác nhau bằng cách sử dụng các loại đất sét và phương pháp tráng men khác nhau. Mỗi khách tham quan triển lãm đều có cơ hội chọn một chiếc cốc mà họ cảm thấy “giống họ nhất” và được phép mang nó về nhà, nhưng yêu cầu là họ phải dành chút thời gian bên chiếc cốc của mình và viết điều gì đó về nó.

Anh Hsu cho biết các câu trả lời rất thú vị vì một số người viết về những quan sát của họ từ cuộc triển lãm, trong khi những người khác chia sẻ câu chuyện cuộc đời của họ.

Epoch Times Photo
Tác phẩm nghệ thuật “81 chiếc cốc”. (Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)

Anh Hsu: “Suy nghĩ và ý định của tôi lúc đó giống như những chiếc cốc và chiếc bát này, chúng tương ứng với những người khác nhau trên thế giới. Họ cũng được sinh ra trên thế giới này và có những hình dáng khác nhau. Tính cách bẩm sinh của họ là con người, và họ vẫn có chút khác biệt.”

Anh Hsu cũng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật kích thích tư duy - một con sư tử trưởng thành đầy vết thương và vết sẹo, cùng một chú sư tử con màu trắng xinh xắn. Anh muốn mọi người suy ngẫm về cuộc sống của họ, liệu con đường họ đã chọn có phải là điều họ mong muốn ban đầu hay không.

“Khi so sánh con người hiện tại với con người ban đầu của mình, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Bạn có nghĩ rằng ngoại hình ban đầu của bạn đẹp hơn không? Bạn có tiếc nuối gì không khi đối mặt với sự trong sáng, ngây thơ bẩm sinh của một đứa trẻ? Bạn có thể cảm thấy hơi sợ hãi và hối hận vì đã đánh mất con người ban đầu của mình. Đây chính là ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật sư tử trưởng thành và sư tử con.”

Epoch Times Photo
Chú sư tử con do anh Hsu làm. (Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
Sư tử trưởng thành bị thương. (Ảnh: Hsu Ting Chia)

Ngoài việc mang dấu ấn truyền thống và đạo đức, anh Hsu còn đảm bảo rằng sản phẩm “đồ gốm và cuộc sống” của mình cũng mang lại giá trị thực tế, nghĩa là nó phải có thể sử dụng được. Vì vậy, anh tránh sử dụng bất kỳ nguyên liệu không phù hợp nào trong quá trình tráng men và nung.

Anh nói: “Một số thành phần không phù hợp để tạo độ bóng láng vì có thể gây ra vấn đề khi người ta sử dụng.”

Nói về một số điểm khác biệt giữa đồ gốm thủ công và đồ gốm sản xuất tại nhà máy, anh cho biết cấu hình trọng lượng, màu men và khu vực mà miệng chạm vào từng mảnh riêng lẻ đều độc đáo, tất cả những đặc điểm này làm cho đồ gốm thủ công trở thành một lựa chọn tốt hơn.

“Đến với xưởng gốm của tôi, mỗi tác phẩm nghệ thuật mà bạn nhận được là độc nhất; nó có thể đồng hành cùng bạn trong cuộc sống và thay đổi cùng bạn. Những tác phẩm nghệ thuật của chúng tôi có thể tương đương với giá của một bữa tiệc, nhưng chúng có thể đồng hành cùng bạn trong nhiều năm hoặc cả đời. Tôi cảm thấy sẽ không có hại gì nếu mọi người bổ sung thêm một số điều có giá trị vào cuộc sống của mình, mang lại động lực cho cuộc sống của mình về mặt đạo đức và truyền thống.”

Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)
Epoch Times Photo
(Ảnh: Hsu Ting Chia)

Theo Epoch Inspired Staff

Cao Nguyên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

‘Linh hồn của gốm’ dưới bàn tay của nghệ nhân truyền thống