Nghệ: Tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện triệu chứng COVID - 6 kiểu người nên tránh (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các tài liệu nghiên cứu Đông Tây đều phát hiện ra rằng nghệ có rất nhiều lợi ích, bao gồm chống viêm, ngăn ngừa bệnh tim mạch, mất trí nhớ, ung thư, chống trầm cảm và cải thiện làn da...

Đặc biệt trong thời kỳ COVID, cải thiện khả năng miễn dịch đã trở thành yếu tố quan trọng để chống lại virus.

Tiến sĩ Dawei Guo, một bác sĩ tại Phòng khám Y học Cổ truyền Trung Quốc Fu Yuan (Đài Loan), đã chia sẻ biện pháp tăng cường khả năng miễn dịch bằng nghệ, đồng thời chỉ rõ 9 kiểu người nên dùng nghệ nhiều hơn hàng ngày.

Cả nghệ và gừng đều có thể làm thuốc và ăn được. Không nói đến ngoại hình, sự khác biệt giữa chúng là gì?

Khác biệt giữa nghệ và gừng

Trước hết, gừng thuộc họ Zingiberaceae, là một loại gia vị thường được sử dụng trong nấu ăn.

Gừng có khả năng loại bỏ mùi tanh cũng như giảm bớt triệu chứng cảm lạnh. Nó còn được ứng dụng để làm ấm và bồi bổ cơ thể.

Cây nghệ thuộc chi Curcuma longa của họ Zingiberaceae, vốn là một nguyên liệu không thể thiếu trong món cà ri ở Ấn Độ.

Nó là một chất chống oxy hóa tự nhiên giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Ăn điều độ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền Trung Hoa, khi dùng làm thuốc, vị cay của gừng có tác dụng điều hòa 3 kinh phế, tỳ, vị.

Củ nghệ cũng cay với vị hơi đắng. Nó hội tụ về kinh mạch gan và lá lách. Trong Đông y, nó thường được dùng để kích hoạt lưu thông máu, giảm đau, đả thông kinh mạch và cải thiện lưu thông khí bên trong.

Nghệ còn được sử dụng để chống lại các triệu chứng đau ở khớp, ở tay và trong thời kỳ kinh nguyệt.
Nghệ còn được sử dụng để chống lại các triệu chứng đau ở khớp, ở tay và trong thời kỳ kinh nguyệt. (Pexels)

Nghệ còn được sử dụng để chống lại các triệu chứng đau ở khớp, ở tay và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Y học cổ truyền phát hiện ra rằng, cơ thể có một hệ thống “kinh mạch” chịu trách nhiệm vận chuyển “khí” và “huyết” khắp cơ thể. Đây là những chất cơ bản cấu thành cơ thể người và duy trì các hoạt động sinh lý của nó.

Khí và huyết lưu thông trong cơ thể để duy trì sự cân bằng và ổn định của các mô và cơ quan khác nhau. Khi có sự mất cân bằng hoặc thiếu hụt khí huyết, bệnh tật hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra.

Trong cơ thể con người có 12 kinh mạch chính tương ứng với 12 tạng phủ, các kinh mạch này lưu thông xa hơn đến tay, chân, đầu và mặt.

Nếu bất kỳ kinh mạch nào bị tắc nghẽn, sự vận động của các chất sẽ bị ảnh hưởng, “tà khí” hay “khí bệnh” (các yếu tố gây bệnh khác nhau) sẽ xâm nhập, dẫn đến đủ loại bất thường trong cơ thể.

Ngược lại, khi hệ thống kinh lạc trở lại bình thường, bệnh sẽ khỏi hẳn.

Nghệ tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện triệu chứng COVID

Cho đến nay đã có gần 70.000 báo cáo nghiên cứu về nghệ.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Food vào năm 2017 đã xác nhận rằng, chất curcumin trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa.

Chất curcumin có thể cải thiện các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và đau nhức cơ ở những bệnh nhân nhẹ và nặng.
Chất curcumin có thể cải thiện các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và đau nhức cơ ở những bệnh nhân nhẹ và nặng. (Pexels)

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Nutrients vào năm 2019 cho thấy chất curcumin có tác dụng điều hòa miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư.

Cả curcuminoids và các sản phẩm nghệ có liên quan đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt là an toàn.

Từ năm 2021 đến 2022, nhiều tạp chí khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu về khả năng điều trị COVID-19 của curcumin.

Trong các nghiên cứu lâm sàng, người ta phát hiện chất curcumin có thể cải thiện các triệu chứng như sốt, ho, khó thở và đau nhức cơ ở những bệnh nhân nhẹ và nặng. Nó cũng duy trì nồng độ oxy trong máu của bệnh nhân ở mức tốt hơn.

Điều trị bằng curcumin trong các trường hợp xơ phổi cũng làm giảm đáng kể thời gian nằm viện cho bệnh nhân.

Các nghiên cứu liên quan cũng phát hiện ra rằng, những bệnh nhân được điều trị bằng curcumin có tỷ lệ tử vong thấp hơn so với những người hoàn toàn không sử dụng.

Ngoài ra, sau khi điều trị bằng nghệ, những bệnh nhân bị rối loạn vị giác và khứu giác do chẩn đoán mắc COVID-19 cũng cho thấy cải thiện các triệu chứng đáng kể.

Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng curcumin có thể được đưa vào kế hoạch điều trị bổ trợ cho bệnh nhân.

(Còn tiếp)

Theo Amber Yang từ The Epoch Times tiếng Anh
Hoàng Tuấn biên dịch

Amber Yang đã làm việc với tư cách là giám đốc tiếp thị cho các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên trong nhiều năm, và là phóng viên kiêm biên tập viên về sức khỏe và sắc đẹp trong 10 năm. Cô cũng là người dẫn chương trình và nhà sản xuất của các chương trình YouTube "Amber Running Green" và "Amber Health Interview".



BÀI CHỌN LỌC

Nghệ: Tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện triệu chứng COVID - 6 kiểu người nên tránh (Phần 1)