Nhịn ăn gián đoạn tốt cho sức khỏe, nhưng một số khó chịu xuất hiện cần lưu ý

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ tự động chuyển từ "chế độ sinh sản" sang "chế độ sinh tồn", chẳng hạn quá trình đốt đường chuyển sang đốt cháy chất béo. Thiếu ăn sẽ tạo ra căng thẳng, nhưng nhờ đó, đầu óc sẽ tỉnh táo hơn, tay chân nhạy cảm hơn.

Lợi ích của việc nhịn ăn là gì?

Có rất nhiều lợi ích của việc nhịn ăn, chúng bao gồm:

  • Giảm viêm nhiễm;
  • Giảm lượng đường trong máu ở bệnh tiểu đường loại II và tránh những biến động lớn về đường huyết;
  • Cải thiện huyết áp, cholesterol và chất béo trung tính;
  • Giúp giảm cân;
  • Trì hoãn lão hóa;
  • Cải thiện khả năng phục hồi các chấn thương cấp tính ở não và cột sống;
  • Cải thiện các bệnh thấp khớp miễn dịch như hen suyễn, bệnh đa xơ cứng và viêm đa khớp;
  • Cải thiện tác dụng phụ của hóa trị liệu, ngăn ngừa ung thư và cải thiện khả năng sống sót của một số bệnh nhân ung thư;
  • Cải thiện giấc ngủ, làn da, tính khí và tiêu hóa…;
  • Giảm cảm giác thèm ăn, giảm cảm giác đói;
  • Trong các thí nghiệm trên động vật, nhịn ăn có thể làm giảm khả năng mắc các khối u và giảm số lượng khối u.

Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ tự động chuyển từ "chế độ sinh sản" sang "chế độ sinh tồn", chẳng hạn quá trình đốt đường chuyển sang đốt cháy chất béo.

Thiếu ăn sẽ tạo ra căng thẳng, nhưng nhờ đó, đầu óc sẽ tỉnh táo hơn, tay chân nhạy cảm hơn.

Một số mô cũ, chất tích tụ vô ích trong cơ thể hoặc chất thải, cũng sẽ bị phân hủy và hấp thụ nhanh hơn, cơ thể trở nên sạch sẽ hơn.

Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ tự động chuyển từ "chế độ sinh sản" sang "chế độ sinh tồn", chẳng hạn quá trình đốt đường chuyển sang đốt cháy chất béo.
Khi nhịn ăn, cơ thể sẽ tự động chuyển từ "chế độ sinh sản" sang "chế độ sinh tồn", chẳng hạn quá trình đốt đường chuyển sang đốt cháy chất béo. (Hippopx)

Ai không thích hợp để nhịn ăn?

Hầu như ai cũng có thể nhịn ăn.

Vào thời tiền sử, con người lúc bấy giờ cũng giống như các loài động vật khác, sống bằng nghề săn bắn hái lượm, nguồn cung cấp thực phẩm bấp bênh và thường xuyên trong tình trạng nhịn đói.

Chỉ đến khi có sự xuất hiện của nền nông nghiệp và chăn nuôi, con người mới bắt đầu có cuộc sống ổn định, nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào hơn. Nhưng cũng từ đây, mật độ xuất hiện của bệnh tật cũng trở nên nhiều hơn.

Tuy nhiên, một số người không thích hợp để nhịn ăn:

  • Trẻ em nhẹ cân, ốm yếu, phụ nữ đang muốn thụ thai, đang mang thai, đang cho con bú, biếng ăn hoặc mắc chứng rối loạn ăn uống;
  • Những bệnh nhân có vấn đề về dạ dày, tăng tiết axit và viêm túi mật nên được chữa khỏi trước khi nhịn ăn.
  • Người mắc bệnh tiểu đường. Nếu lượng đường trong máu quá thấp, bạn nên ngừng nhịn ăn ngay lập tức.
  • Người có bệnh mỡ máu, bệnh thận, Gout, không nên nhịn ăn quá lâu, nếu thấy khó chịu thì dừng lại.

Nhịn ăn nên tuân theo từng bước

Sau khi nhịn ăn hơn 12 tiếng, thể ketone trong máu tăng dần, lúc này quá trình "đốt mỡ" bắt đầu và lợi ích của việc nhịn ăn bắt đầu xuất hiện.

Con người hiện đại thích hợp với phương pháp "nhịn ăn gián đoạn", hay còn gọi là "nhịn ăn nhẹ", hoặc ăn rất ít.

Nhịn ăn là một giải pháp lâu dài và nó phụ thuộc vào sức khỏe, công việc, giao tiếp xã hội và các điều kiện khác của mỗi người.

Phương pháp này không nên nóng vội thực hiện, thay vào đó bạn nên làm từng bước một, thích ứng dần dần.

Nhịn ăn là một giải pháp lâu dài và nó phụ thuộc vào sức khỏe, công việc, giao tiếp xã hội và các điều kiện khác của mỗi người. 
Nhịn ăn là một giải pháp lâu dài và nó phụ thuộc vào sức khỏe, công việc, giao tiếp xã hội và các điều kiện khác của mỗi người. (Wikimedia Commons)

Nhịn ăn nhẹ sẽ không khiến bạn bị mất cơ. Nếu cơ bị mất, thì đây có thể là do nạp thiếu protein trong thời gian không nhịn ăn.

Để giải quyết tình trạng này, bạn cần bổ sung protein và vận động vừa phải để hạn chế mất cơ trong quá trình áp dụng phương pháp nhịn ăn.

Lưu ý một số khó chịu xuất hiện trong quá trình nhịn ăn

- Nhịn ăn thường không gây khó chịu quá nghiêm trọng, nhưng bạn có thể cảm thấy ớn lạnh. Đây là do quá trình đốt cháy đường chuyển sang đốt cháy chất béo, chức năng tuyến giáp có thể giảm đột ngột khiến tay chân lạnh.

- Tâm trạng không ổn định, có thể kèm theo một số triệu chứng hạ đường huyết. Trạng thái này cũng không kéo dài, sẽ thuyên giảm sau đó.

- Trong trường hợp đau đầu, đây là do giai đoạn chuyển tiếp từ đốt cháy đường sang đốt cháy chất béo sẽ gây ra cơn đau đầu tạm thời, nhưng nó sẽ giảm dần.

- Nếu axit dạ dày tăng và cảm thấy ợ nóng khi nhịn đói, bạn có thể ăn gì đó và ăn chậm lại.

- Xuất hiện cảm giác buồn nôn khi nhịn ăn, triệu chứng này thông thường sẽ tự hết.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, bạn nên bắt đầu làm quen với nhịn ăn bằng cách chỉ ăn một lượng nhỏ, giúp cơ thể thích nghi dần dần.

- Nếu bị rụng tóc và mệt mỏi khi nhịn đói, bạn nên ăn uống với thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn trong thời gian không nhịn ăn.

Tóm lại, nếu triệu chứng không nghiêm trọng, chúng sẽ hồi phục trong vài ngày. Ngược lại, nếu bạn nhận thấy triệu chứng không thuyên giảm thì nên tạm dừng nhịn ăn.

Theo Deng Zhengliang từ The Epoch Times tiếng Trung
Bảo Vy biên dịch

Deng Zhengliang - Giám đốc Phòng khám Y học cổ truyền Trung Quốc Jide.



BÀI CHỌN LỌC

Nhịn ăn gián đoạn tốt cho sức khỏe, nhưng một số khó chịu xuất hiện cần lưu ý