Nội hàm văn hóa Thần truyền trong thành cổ Bắc Kinh (Phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bố cục thành Bắc Kinh tương hợp với Thiên, Địa, là đô thành cổ đại phù hợp nhất với Chu Lễ. Những thứ như “Ngũ hành, ngũ phương, ngũ sắc, tứ tượng” được ứng dụng như thế nào ở Tử Cấm Thành?

Xem lại: Phần 2

Cung điện đế vương có chùa miếu để dâng lễ, nhận phúc ban từ Thiên Thượng, là kinh đô của các bậc đế vương, tất cả các hình thức kiến trúc đều thể hiện địa vị quyền lực do Thần trao cho. Các phương diện kiến trúc của thành thị, bao gồm cả hình thức, bố cục và sắc màu đều dựa theo nguyên lý “Thiên Nhân hợp nhất”, “Thiên Nhân cảm ứng” mà thể hiện đầy đủ, trở thành hình thái chủ đạo của đô thành.

Phong thủy bên trong thành Bắc Kinh nghiêm cách chiếu theo bố cục của các tinh tú, trở thành nơi hội tụ của các vì sao. Hoàng đế nhà Minh đặt tên hoàng cung là “Cung Tử Vi” (Tên gọi Tử Cấm Thành cũng bắt nguồn từ đây).

Khi ấy kiến trúc sư đặt điện lớn nhất là điện Phụng Thiên (sau này gọi là điện Thái Hòa) làm trung tâm, để hoàng đế sử dụng. Phụng Thiên điện, Hoa Cái điện (Trung Hòa điện), Cẩn Thân điện (Bảo Hòa điện) tượng trưng ba lớp cổng Trời. Dưới Tam Thiên điện đặt ba tầng thềm bậc, tượng trưng sao ‘Tam Đài’ dưới Thái Vi Viên. Phần trên mô tả thuộc về phía trước, thuộc dương.

Dựa theo số lý chẵn âm lẻ dương, thì khu thuộc dương có ‘Tiền tam điện’ (ba điện phía trước), ‘tam triều ngũ môn’(ba sảnh năm cửa), khu thuộc âm có ‘Lục cung lục tẩm’(sáu cung sáu phòng ngủ). Bộ phận phòng ngủ phía sau thuộc âm, bố trí hoàn toàn bên trong Tử Vi Viên. Trung ương là ba cung Càn Thanh, Khôn Ninh, Giao Thái, hai bên trái phải là 6 cung, tổng cộng 15 cung tương ứng với 15 vì tinh tú. Từ cửa cung Càn Thanh đến bậc thềm là đôi rồng với sáu trụ tượng trưng sáu ngôi sao cung Tử Vi.

Trước cổng Ngọ Môn là Ngũ Thành lầu, cũng gọi là lầu Ngũ Phụng, là ‘trong dương có âm’. Đình trong cung Càn Thanh là cung tẩm của Hoàng đế, đối diện là cung Khôn Ninh của Hoàng hậu, là trong âm có dương. Điện Thái Hòa và cung Càn Thanh đều thuộc dương, nhưng có chỗ khác biệt về địa lý. Điện Thái Hòa là ba tầng đá bạch ngọc dựng lên đài cao, phía trước là quảng trường, trong là minh đường rộng lớn. Nhưng cung Càn Thanh thì đình viện và đài các cách biệt, nửa trước là các lan can để ngồi bằng đá trắng, nửa sau dùng gạch xanh làm nền, hình thành sự hòa hợp ‘Âm Dương hợp đức’.

Thành Bắc Kinh có mặt bằng hình chữ ‘Đột-’ngoài thành là dương, có 7 cổng thành, là con số thiếu dương. Trong thành là âm, thiết kế 9 cửa thành là số lão dương, nội lão ngoại thiếu (trong già ngoài trẻ), hình thành nội chủ ngoại tòng (trong là chủ thể, bên ngoài thuận theo). Theo Bát quái dịch lý, lão dương, lão âm có thể hình thành quẻ biến, nhưng thiếu dương, thiếu âm lại bất biến, trong dùng số 9 là ‘trong âm có dương’.

Tường phía nam nội thành thuộc Càn dương, cổng thành có 3 chiếc, tượng là Thiên. Cửa bắc đặt hai cổng, thuộc Khôn âm, tượng là Địa. Trung tâm Hoàng thành đặt 5 cửa, tượng là Nhân, Thiên-Địa-Nhân tam tài đầy đủ.

Toàn bộ đô thành là hình ảnh thu nhỏ của Vũ Trụ. Hình thái, số lượng phối hợp hình thành lên trận đồ Bát Quái rộng lớn. Kiến trúc phong thủy của cố cung dọc theo trục tuyến: Vĩnh Định môn, Tiễn lầu, Chính Dương môn, Đoan môn, Ngọ môn, cầu Kim Thủy, Thái Hòa môn, Thái Hòa điện, Trung Hòa điện, Bảo Hòa điện, Càn Thanh môn, Càn Thanh cung, Giao Thái điện, Khôn Ninh cung, Thiên Nhất môn, Ngân An điện, Thừa Quang môn, Thuận Trinh môn, Thần Vũ môn, Cảnh Sơn môn, Vạn Xuân đình, Thọ Hoàng môn, Thọ Hoàng điện, cầu Địa An môn, Cổ lâu, Chung lâu. Kiến trúc trục tuyến dài 15 dặm, là con số thể hiện phương vị trong Lạc Thư.

Đổng Trọng Thư trong “Xuân Thu phồn lộ” ghi chép về ngũ hành: “Trái Thanh long (mộc), phải Bạch hổ (kim), trước Chu Tước (hỏa), sau Huyền Vũ (thủy), trung ương hậu thổ”.

Trong “Chu thư - Hồng phạm” càng nói cụ thể hơn về tính chất ngũ hành và thứ tự sắp xếp: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ. Để thuận theo tính ngũ hành tương sinh, sắp xếp lại theo trình tự sau: Ngũ hành: Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy; Ngũ phương: Đông-Nam-Trung-Tây-Bắc; Ngũ Sắc: Xanh-Đỏ-Vàng-Trắng-Đen; Tứ Tượng: Thanh Long-Chu Tước-Bạch Hổ-Huyền Vũ.

Quan hệ đối ứng giữa chúng như sau: Thủy- Bắc- màu đen- Huyền Vũ.

Kim-Tây-màu trắng-Bạch Hổ.

Thổ-Trung ương-màu vàng-đế vương.

Mộc-Đông-màu xanh(lam, lục)-Thanh Long.

Hỏa-Nam-màu đỏ-Chu Tước.

Trong học thuyết Ngũ Hành, có tương sinh, tương khắc hoặc tương hỗ chế ước. Tương sinh, như: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy; Tương khắc, như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc. Tương sinh –Tương khắc cùng tồn tại tương hỗ, duy trì cân bằng tổng thể của sự vật, cấu thành nên ’Sinh-Khắc’ của học thuyết Ngũ Hành.

Ứng dụng của :Ngũ hành, ngũ phương, ngũ sắc, tứ tượng” trong Tử Cấm Thành, thể hiện ở những phương diện sau: Tượng trưng trung ương là Thổ-Trung-màu vàng-đế vương, chủ ‘Hoàng quyền’ trong ngũ hành, Thổ là trung ương trong ngũ phương, là màu vàng trong ngũ sắc, là tượng Đế Vương.

Trong quy luật tương sinh của ngũ hành thì Thổ sinh Kim, trong tương khắc thì Thổ khắc Thủy. Thổ trong ngũ hành là gốc của vạn vật. Là ‘Duy ngã độc tôn’, cao nhất trong thiên hạ, nên các để vương cổ đại xưa nay đều đều chọn đặt ở ‘Trung’. Trung Quốc tức là trung tâm chi quốc (Quốc gia trung tâm của thế giới). Khi kiến trúc đại đô nhà Nguyên, để làm nổi bật vị trí “Trung” của Tử Cấm Thành, nên đặt trục tuyến giữa của Hoàng cung và thành thị trùng nhau.

Trục giữa thành thị, phía nam bắt đầu từ Vĩnh Định môn (nguyên là Chính Dương môn, Vĩnh Định môn là phần nối dài sau này), đến Chung Cổ lầu phía bắc thì dừng, dài 15 dặm. Tử Cấm Thành phân ra ngoại triều và nội đình. Ngoại triều lấy 3 điện lớn là Thái Hòa, Trung Hòa, Bảo Hòa làm trung tâm, hai bên cánh là điện Văn Hoa và Vũ Anh.

Điện Thái hòa là nơi chủ yếu để Hoàng đế cử hành đại lễ, chiêu kiến quần thần, thể hiện quyền lực. Điện Trung Hòa đặt phía sau điện Thái Hòa, là nơi cho Hoàng đế đọc duyệt văn tế trước khi cử hành tế tự, cũng là nơi nghỉ ngơi tạm thời của Hoàng đế khi thiết triều và nhận đồ lễ của đại thần nội các. Bảo Hòa điện đặt sau Trung Hòa điện, là nơi Hoàng đế lập Hoàng hậu, Thái tử hoặc đại thần dâng biểu, Hoàng đế nhận lễ mừng, mời tiệc.

Ba điện lớn kiến trúc ngoài triều tượng trưng cho hoàng quyền, đặt ở trung tâm nhất “Trung”, tọa lạc trên khu đất rộng hình chữ Thổ (土), ba tầng đặt trên nền đá bạch ngọc, lan can đá trắng bao quanh, quần thể kiến trúc Tử Cấm Thành tạo lên hình thế lộng lẫy hùng vĩ.

Quảng trường trước cổng Càn Thanh từng là nơi Khang Hy nghe chính sự. Bắt đầu từ cổng Càn Thanh, đến phía bắc là nội đình. Lấy cung đình giữa trục tuyến làm trung tâm, có ba nội cung: Càn Thanh cung, Giao Thái điện, Khôn Ninh cung, là nơi sinh hoạt của Hoàng đế và Hoàng hậu.

Hai bên đông tây cung Càn Thanh đặt đông lục cung và tây lục cung. Cung Càn Thanh là chính điện của nội đình, là nơi nghỉ ngơi của Hoàng đế và cũng là nơi xử lý chính sự thường ngày.

Điện Giao Thái đặt sau cung Càn Thanh, hình dáng giống như điện Trung Hòa, là nơi Hoàng hậu sinh nhật nhận lễ mừng, hoặc các lễ nghi khác, nghi thức tế tự ông tổ nghề tằm do đích thân Hoàng hậu cử hành tại đây.

Cung Khôn Ninh đặt sau Giao Thái điện, nguyên là nơi ngủ của Hoàng hậu, sau cải thành tế Thần (gian phía Tây) và là nơi kết hôn cùng Hoàng đế (gian phía đông).

位於北京城市中軸線上的紫禁城,其屋頂大面積使用黃色的琉璃瓦,就是在昭示天下其「中心」的地位。(Shutterstock)
Tử Cấm Thành nằm ở trung tâm trục tuyến của thành Bắc Kinh, toàn bộ mái lợp ngói lưu ly vàng sáng, biểu thị địa vị trung tâm của thiên hạ (Shutterstock)

Theo quy luật ngũ hành tương sinh, "hỏa sinh thổ". Hỏa là đỏ, đỏ là hồng. Cho nên tất cả tường, và, của, cột của Tử Cấm Thành đều sơn dầu màu hồng, kết hợp với màu vàng mái ngói, có ngụ ý: Hỏa sinh Thổ, giang sơn bền vững.

(Hết)

Thái Bình
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Nội hàm văn hóa Thần truyền trong thành cổ Bắc Kinh (Phần 3)