Nội hàm văn hóa Thần truyền ở thành cổ Bắc Kinh (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đền cầu năm mới là kiến trúc chủ thể của đàn tế Trời, còn được gọi là đền Kỳ Cốc (cầu được mùa, nhiều ngũ cốc), là nơi các hoàng đế nhà Minh, Thanh cầu cúng đầu vào đầu xuân hàng năm. Ngôi đền được cấu trúc bằng gạch-gỗ với chiều cao 38 mét và đường kính 32 mét, ba tầng chồng xếp, tầng trên cùng thu nhỏ thành hình cái ô. Kiến trúc độc đáo, không có dầm lớn, xà gồ và đinh sắt.

Xem lại: Phần 1

Trong kiến tạo "Tam âm thạch" (Ba hòn đá chứa ba âm thanh), các khái niệm tam tài cổ đại Thiên, Địa, Nhân được ẩn tàng trong đó. Ba viên đá được sắp xếp theo thứ tự là "Thiên thạch", "Địa thạch" và "Nhân thạch". Sự kỳ diệu của âm thanh còn hơn cả "Thiên tâm thạch" và "Hồi âm bích" xuất hiện trên hành lang của “Hoàng khung vũ”. Đứng trên phiến đá đầu tiên của hành lang mà vỗ tay, có thể nghe thấy một tiếng vang vọng lại; đứng trên phiến đá thứ hai, có thể nghe thấy hai tiếng vang; đứng trên phiến đá thứ ba, có thể nghe thấy ba tiếng vang – Vậy "máy ghi âm" vô hình ấy ẩn giấu ở đâu?

Đứng trên "Nhân thạch" nói một lời nhỏ, thì được khuếch đại lên một cách đáng kinh ngạc. Người xưa dùng câu "Nhân gian tư ngữ, Thiên văn như lôi" (Nhân gian thì thầm, Trời nghe như sấm) để hình dung rằng lời nói trong cõi người dù nhỏ đến đâu, thì Trời cao cũng nghe thấy được.

Tam xích đầu thượng hữu Thần linh” (Trên đầu ba thước có Thần linh). Ở trong cõi vô hình, Đạo Trời đo lường việc thiện ác ở thế gian, đồng thời cũng mang thông điệp khuyên thế gian phải trọng đức hành thiện, ẩn tàng kiến tạo trong “Tam âm thạch”. Người xây dựng truyền đạt ý chí của Thượng Thiên thông qua sự sắp xếp tổ hợp của đá, và sự tìm kiếm câu trả lời đã kéo dài hàng trăm năm, cho đến tận hôm nay, nơi công nghệ dường như rất tiên tiến, vẫn chưa phá giải được .

Điều thú vị là khi quá trình phá giải ngày càng sâu, những bí ẩn mới lộ ra nhiều tầng lớp. Năm 1993, công viên Thiên Đàn hợp tác với Đại học Hắc Long Giang để tiến hành thử nghiệm và nghiên cứu có hệ thống về âm thanh học của Thiên Đàn. Trong quá trình thử nghiệm này, một "viên đá đối thoại" khác đã được phát hiện - âm thanh của góc đông bắc của sườn đông (hoặc góc tây bắc của sườn tây) cũng có thể được truyền rõ ràng đến hành lang trung tâm ở Hoàng Khung Vũ từ nam lên bắc tới phiến đá thứ ba.

Tiếng hai người nói chuyện trong hòn đá như không có ai ở xung quanh, và giọng nói ồn ào của người ta có thể át đi cuộc trò chuyện của họ, nhưng thanh âm cuộc trò chuyện trái lại được kéo lại gần hơn, dường như có thể với tới được. Đền cầu năm mới là kiến trúc chủ thể của đàn tế Trời, còn được gọi là đền Kỳ Cốc (cầu được mùa, nhiều ngũ cốc), là nơi các hoàng đế nhà Minh, Thanh cầu cúng đầu vào đầu xuân hàng năm.

Đó là một tòa đại điện đỉnh bọc vàng nguyên chất, ngói xanh trụ hồng, ba tầng tròn chồng nhau sơn màu rực rỡ. Đền Kỳ Cốc có cấu trúc trên điện dưới phòng. Chính điện cao 6 mét gồm ba tầng, xung quanh có lan can điêu khắc bằng đá trắng, bệ thờ hình tròn làm bằng bạch ngọc, tạo lên hình thế đội Trời đạp Đất, trông thật hùng vĩ.

Đền Kỳ Cốc là một công trình kiến ​​trúc bằng gạch và gỗ với chiều cao 38 mét và đường kính 32 mét, ba tầng thu nhỏ dần, tầng trên cùng hình cái ô. Kiến trúc độc đáo, không có xà dài, xà gồ và đinh sắt, hai mươi tám cột gỗ Chò được bố trí xung quanh và nâng đỡ sức nặng của mái sảnh. Đền Kỳ Cốc được thiết kế theo ý tưởng “Kính Thiên lễ Thần”( Tôn kính Thiên Thượng, lễ bái Thần linh). Điện tế hình tròn tượng trưng cho Trời, ngói màu xanh, tượng trưng Trời xanh. Số lượng cột trụ cũng được kiến lập theo Thiên tượng. Bốn "Long tỉnh trụ"(cột giếng Rồng) ở vòng trong tượng trưng cho bốn mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông; mười hai "Kim trụ"(trụ vàng) ở vòng tròn chính giữa tượng trưng cho mười hai tháng trong năm, mười hai trụ gánh bên ngoài tượng trưng mười hai thời thần.

Tổng cộng 24 cột trong ngoài tượng trưng 24 tiết khí của năm. Cả ba tầng có 28 trụ tượng trưng 28 vì tinh tú. Cùng với 8 trụ đồng ở đầu cột, tổng cộng có 36 trụ, tượng trưng cho 36 Thiên Cang. Chính giữa sảnh tầng là một viên đá hoa cương tròn có hoa văn rồng, phượng tự nhiên, trên vòm trần có rồng cuốn cùng bốn bên rồng phượng sắc màu rực rỡ hòa với đồ hình ngọc tỷ.

Cột Lôi Công dưới bảo đỉnh tượng trưng cho Hoàng Đế "Nhất thống thiên hạ". Vòm trần điện Kỳ Cốc do hai tầng hoa văn tổ thành, ở giữa là phù điêu rồng phượng bọc vàng, kết cấu tinh xảo, làm chỉnh thể của điện đường trở lên đường hoàng lộng lẫy.

Đàn tế hình tròn đặt ở giữa, ba tầng cao 6 mét, khí thế nguy nga. Bao quanh đàn là một lớp tường thấp, góc đông nam có lò đốt củi, hầm chôn đồ tế, lò đốt và dụng cụ phục vụ. Phía bắc đàn tế có sảnh Hoàng Càn, mở năm cửa lớn, ban đầu đặt bài vị thần của tổ tiên, sau này bài vị được chuyển đến Thái miếu. Bên cạnh bàn thờ còn có các công trình phụ trợ để cúng giao thừa,Thần tài, Thần bếp, đình tế lễ, hành lang.

Trên hành lang phía nam quảng trường có đặt 7 viên đá-Thất tinh thạch, là đá trấn yểm được đặt vào thời Gia Tĩnh. Hoàng đế đến đây mỗi năm hai lần để cúng tế, và mỗi lần phải trai giới ba ngày trước khi dâng lễ, một ngày trước khi tế lễ phải đến ở Trai cung gần đấy. Khi dâng lễ tế Thiên, có một bộ nghi thức nghiêm ngặt để cầu mong “Hạo hạo thương khung, tứ ngã niên phong” (Trời cao rộng lớn, ban cho chúng con được mùa).

Ngoài Thiên Đàn, các công trình đền thờ ở hai bên trục trung tâm bao gồm đàn Tiên Nông, hai bên Hoàng cung là đàn Xã Tắc và Thái miếu, phân biệt cúng tế Tiên Nông Thái Tuế, Thổ Địa ngũ cốc và tiên đế tổ tiên . Bố cục “Tả tổ hữu xã” (trái thờ tổ tiên, phải thờ Thần linh) là căn cứ theo “Chu lễ - khảo công ký” mà đặt ở hai đầu bên trái và bên phải phía nam của trục trung tâm.

Cho đến nay, cố đô Bắc Kinh đã hình thành nên một bố cục đền chùa nghiêm cẩn. Từ trăm ngàn đời nay, các vị hoàng đế cao quý luôn duy trì một lòng kính sợ đối với Thiên Thượng, việc hành lễ ba vái chín khấu đầu với Trời, Đất, Thần linh không chỉ là nghi thức mà còn thể hiện sự thành kính vô cùng, Thượng Thiên ban cấp không cần báo đáp, cho nhân loại ánh sáng, không khí, sông ngòi biển cả cùng lương thực, nên nhân loại đối với Thượng Thiên cũng cần kính trọng đối đãi như đối với cha mẹ, phải lòng thành kính dưỡng, như vậy mới được Thượng Thiên ban ân bảo hộ, các bậc đế vương đều lấy lòng thành kính mà cảm ân Trời Đất, văn hóa ấy được truyền thừa và dung nhập vào trong từng huyết mạch của con dân mảnh đất Thần Châu.

Vào năm Khang Hy thứ mười tám (1679 Công Nguyên), vào ngày 28 tháng 7, một trận động đất mạnh xảy ra ở Bắc Kinh, mà Khang Hy cho rằng "mọi việc chính sự đều không thuận với lòng trời, nên mới chiêu mời tai họa này". Vào ngày Tết Trung thu, trong cung đình không có không khí lễ hội. Khang Hy sai các quan đến làm lễ tế ở Thiên Đàn. Trận động đất vẫn đang tiếp diễn, một tháng sau, vẫn không có dấu hiệu suy giảm. Vào ngày 15 tháng 9, Khang Hy hoàng đế bắt đầu trai giới, và đích thân đến Thiên Đàn để dâng lễ cúng tế. Ba ngày sau, ông đến đàn tế từ sáng sớm để cầu đảo và xin Thiên Thượng khoan dung tha thứ.

康熙十八年(公元1679年)七月二十八日,北京發生強烈地震,康熙將此歸結為「一切政事不協天心,故招此災變。」圖為清末時期,北京的天壇祈年殿。(公有領域)
Vào năm Khang Hy thứ mười tám (1679 Công Nguyên), vào ngày 28 tháng 7, một trận động đất mạnh xảy ra ở Bắc Kinh, mà Khang Hy cho rằng "mọi việc chính sự đều không thuận với lòng trời, nên mới chiêu mời tai họa này". Tranh vẽ cuối thời nhà Thanh, đền Kỳ Cốc Bắc Kinh (Miền công cộng)

Với trận động đất này, Hoàng đế Khang Hy đã viết “Tội kỷ chiếu” (Chiếu tự trách tội), viết rằng: “Trẫm từ khi lên ngôi, chăm chăm mong mỏi, sao cho trên hợp ý Trời, dưới an dân chúng…bỗng nhiên động đất, là do Trẫm không đủ đức, trị chính chưa thỏa đáng, quan lại không tận chức, dẫn đến âm dương bất hòa, giáng tai họa làm răn”.

Ngoài việc sai phái quan lại nhiều lần cáo tế Thiên Đàn, đồng thời còn thân hành dẫn theo vương hầu, văn võ bá quan tới Thiên Đàn cầu đảo. Khang Hy còn lệnh Bộ Hộ, Bộ Công phát chẩn cứu dân, với những hộ nhà cửa hư hại không có tiền sửa chữa, mỗi hộ phát cho bốn lạng bạc, các hộ khác mỗi hộ hai lạng. Những hộ có người chết trong địa chấn mà không thể khâm liệm, mỗi hộ nhận hai lạng. Đối với dân vùng bị thiên tai thì giảm miễn sưu thuế, ban phát lương thực cứu đói. Cuối cùng, ngoài trợ giúp từ triều đình, các địa phương khác cũng tương trợ.

Trước khi bị động đất, ngay từ năm Khang Hy thứ 17 (1678 CN) ngày 18 tháng 6, do việc nhân sự không thuận ý Trời, nên Trời Đất có biến ứng, ông lên Thiên Đàn cầu mưa, đồng thời cung kính trai giới.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Nội hàm văn hóa Thần truyền ở thành cổ Bắc Kinh (Phần 2)