Ông Hồ Cẩm Đào sẽ bị 'xử lý' vì 'chia rẽ Đảng và can thiệp vào Đại hội'?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự kiện cựu lãnh đạo ĐCSTQ Hồ Cẩm Đào bị buộc phải rời khỏi Đại hội đảng lần thứ 20 trước truyền thông trong và ngoài nước đã vĩnh viễn trở thành một câu chuyện lịch sử. Nhưng vì sao ông Tập phải đi tới bước ấy? Ông Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ là đối thủ chính trị mà ông Tập phải bận tâm...

Ông Hồ Cẩm Đào, cựu tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã bị buộc phải rời đi tại cuộc họp bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), và cơn bão vẫn chưa nguôi. Vào ngày 3/11, một bản ghi cuộc trò chuyện của ông Thịnh Thế Lương, một cựu quan chức của Tân Hoa Xã, đã được lan truyền trên Internet nói rằng ông Hồ Cẩm Đào về cơ bản đã được coi là chia rẽ đảng, phá hoại ‘hai thiết lập’ được [ông Tập] duy trì và can thiệp vào Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Khả năng ông Hồ có thể sẽ bị nghiêm túc xử lý.

Theo thông tin lan truyền trên các mạng xã hội ở nước ngoài, vụ việc của ông Hồ Cẩm Đào đã được bàn tán rộng rãi và các cuộc bàn luận vẫn không ngừng diễn ra tại bàn ăn khi những người quen tụ tập.

Gần đây, một bản ghi cuộc trò chuyện được cho là của Thịnh Thế Lương đã được lan truyền trên Twitter. Ông Thịnh Thế Lương là nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thế giới của Tân Hoa Xã và là cựu phó giám đốc chi nhánh hãng truyền thông nhà nước này ở Moscow.

Trong bản ghi này, ông Thịnh cho rằng ông Hồ Cẩm Đào về cơ bản đã bị ông Tập nhận định là chia rẽ đảng, phá hoại hai thiết lập được duy trì, quấy nhiễu Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ. Ông ta sẽ bị xử lý một cách nghiêm túc, quá trình xử lý sẽ diễn ra bí mật, một số người sẽ bị kiểm soát, giam giữ.

Ông Thịnh Thế Lương nói rằng ông Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành một vụ án lớn khác sau khi thành lập ĐCSTQ, và ông Hồ Cẩm Đào sẽ trở thành Triệu Tử Dương thứ hai.

Về tin đồn số phận ông Hồ Cẩm Đào đang bị định liệu, nhà bình luận Chương Thiên Lượng nhận xét trên kênh We-Media cho rằng đây là tin giả vì 3 lý do: một là ĐCSTQ đã thông báo rằng ông Hồ Cẩm Đào bị đưa ra khỏi Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vì lý do sức khỏe, do đó, không thể nói rằng ông Hồ Cẩm Đào phải đi ra vì lý do chính trị; thứ hai, mặc dù ông Tập Cận Bình muốn thực hiện các cuộc thanh trừng chính trị, mục tiêu của ông ta phải là những kẻ thù chính trị. Kẻ nắm vững nòng súng, cán dao và túi tiền thì mới có thể có một mối đe dọa đáng kể đối với ông Tập Cận Bình; thứ ba, nếu ông Tập Cận Bình muốn xử lý, trước tiên ông ấy phải xử lý ông Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Nhóm này [Hồ Cẩm Đào] không có đảo chính nhưng nhóm của ông Giang thì có, mà hơn nữa đã dùng dao và súng thật. Ngoài ra, tin đồn về ông Lý Thương dưới thời ông Tập Cận Bình trước Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ là do ông Giang Trạch Dân khởi xướng.

Nhưng cũng có người lên tiếng bất bình về việc của ông Hồ Cẩm Đào. Diêm Hoài, một cựu quan chức 77 tuổi của Ban Tổ chức Trung ương ĐCSTQ, gần đây đã gửi một bức thư cho Tập Cận Bình với tư cách là cựu sinh viên Đại học Thanh Hoa, yêu cầu phải công bố tình hình hiện tại của "tiền bối" Hồ Cẩm Đào càng sớm càng tốt. Diêm Hoài đã chỉ ra trong bức thư rằng việc rời khỏi sự kiện của "tiền bối Hồ" khiến "người ta khó hiểu". Các nhà chức trách nên "khẩn trương tiết lộ sự thật và dập tắt tình trạng hỗn loạn ngay lập tức". Người này cũng chỉ ra rằng nếu "sự cố để lại" không được làm rõ, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ĐCSTQ.

Ông Lý Hằng Thanh, một học giả tại Viện Kinh tế và Chiến lược Hoa Kỳ, từng nói với VOA rằng "Hồ Cẩm Đào không phải là Hồ Diệu Bang" và rằng tay của ông Hồ Cẩm Đào đã “vấy máu" trong thời gian cầm quyền và trong sự nghiệp chính trị của mình, chẳng hạn như đàn áp của những người biểu tình ở Tây Tạng. Mọi người chỉ bày tỏ đồng tình với ông Hồ Cẩm Đào dựa trên bản chất con người, và nó sẽ không gây ra những làn sóng lớn.

Một học giả Trung Quốc giấu tên nói với VOA rằng việc mời ông Hồ Cẩm Đào ra khỏi sự kiện là một "Rashomon" mới. Tuy nhiên, xét từ đoạn video được phát cho đến nay, ông Hồ Cẩm Đào muốn xem danh sách các ứng cử viên được bầu và có lẽ danh sách này sẽ không như mong đợi của ông Hồ, vì vậy ông Lật Chiến Thư, người ở bên cạnh ông Hồ đã ngăn ông ta lại vì lo rằng ông Hồ Cẩm Đào sẽ bày tỏ sự không hài lòng ngay sau khi đọc danh sách. Học giả nói: "Cho dù bạn giải thích vấn đề này như thế nào, một điều có thể kết luận rằng hoàn toàn không có khả năng ông Hồ (Cẩm Đào) bị thuyết phục phải rời đi vì bệnh tật. Đây là một sự kiện cực kỳ bất thường". Ông cũng suy đoán rằng tư cách thành viên Bộ Chính trị mới của ông Hồ Xuân Hoa "phải tạm thời bị loại bỏ", và lý do ông bị loại bỏ có thể liên quan đến sự ra đi của ông Hồ Cẩm Đào.

Tại sao ông Hồ Cẩm Đào bị mời ra trong lễ bế mạc vẫn còn là một ẩn số. Kể từ khi lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ diễn ra một cách công khai cho các nhà báo nước ngoài, thế giới mới được chứng kiến cảnh tượng hiếm có này. Sau khi phân tích từng cảnh một khi ông Hồ Cẩm Đào ra đi, tờ Wall Street Journal kết luận rằng cảnh quay này là kết quả của chỉ thị của ông Tập Cận Bình.

Ông Kim Chung, cựu tổng biên tập của Tạp chí Khai Phóng Hồng Kông, đã viết rằng vụ việc ông Hồ Cẩm Đào tại lễ bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ chẳng khác nào lễ đăng quang của một vị hoàng đế mới, thậm chí còn dám đưa cựu tổng bí thư, người đã già yếu ra khỏi lễ đường và có những hành động vô cảm trước vô số phương tiện truyền thông Trung Quốc và nước ngoài. Ông cho rằng xét về mức độ nghiêm trọng của các vụ bê bối đấu tranh nội bộ và nổi dậy của ĐCSTQ, vụ việc ông Hồ Cẩm Đào chỉ có thể được sánh với vụ việc Lâm Bưu. Và hơn nữa, điều này có ý nghĩa chỉ báo lịch sử.

Ông Kim Chung cho rằng, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 nhấn mạnh cốt lõi của ông Tập Cận Bình từ đầu đến cuối và ngang nhiên vi phạm hiến pháp đảng “cấm mọi hình thức sùng bái nhân cách”… tất yếu sẽ tạo ra các chống đối của phe đối lập trong và ngoài đảng, biểu tình tại cầu Tứ Thông ở Bắc Kinh đòi phế truất ông Tập Cận Bình, người được mệnh danh là “Người đàn ông xe tăng” trong thời đại mới.

Dưới sự thống trị áp lực cao kiểu thùng sắt, có lẽ nỗi sợ hãi lớn nhất của vua Tập chính là sự thách thức có thể xảy đến từ các trưởng lão (như tiền lệ của Bành Đức Hoài và Lâm Bưu) nên liều lĩnh giết gà để cảnh cáo khỉ. Khi vạch trần sự xấu xa bên trong cái xã hội ưu tú được bao bọc rực rỡ này, dự đoán rằng năm mươi năm sau Mao chắc chắn sẽ kết thúc trong thất bại giống như phong trào Tây hóa của nhà Thanh.

Thuỷ Tiên

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Ông Hồ Cẩm Đào sẽ bị 'xử lý' vì 'chia rẽ Đảng và can thiệp vào Đại hội'?