Ông Tập Cận Bình đã tìm ra cách để hủy hoại kinh tế của Trung Quốc nhanh hơn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đưa các chi bộ [Đảng Cộng sản Trung Quốc] vào quản lý và giám sát tại các công ty nước ngoài, công ty tư nhân sẽ cản trở sự phát triển của khu vực vốn đã tạo ra phép màu tăng trưởng cho Trung Quốc trong nhiều thập kỷ.

Đôi khi, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình dường như quyết tâm cắt đứt Trung Quốc khỏi sự can dự của phương Tây và những công nghệ đã góp phần tạo nên phép màu cho nền kinh tế này.

Danh sách những trở ngại [chính sách] đối với nguồn phát triển quan trọng này còn dài. Sự bổ sung mới nhất là quyết định của Bắc Kinh yêu cầu các công ty nước ngoài ở Trung Quốc tổ chức các chi bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong cơ cấu quản lý của họ. Các công ty nước ngoài cũng phải trao cho các chi bộ đó quyền ra quyết định kinh doanh. Bằng cách thêm gánh nặng đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, Bắc Kinh dường như đã kiên định quyết định áp đặt thêm một trở ngại đối với triển vọng kinh tế của đất nước.

Danh sách các rào cản phát triển không ngừng tăng lên. Đứng đầu danh sách là sự khăng khăng ngày càng tăng của Bắc Kinh đối với một định hướng kinh tế tập trung hơn về tổng thể, một hành động không thể không kìm hãm sự năng động của nền kinh tế. Danh sách này cũng bao gồm việc Bắc Kinh miễn cưỡng thực hiện các bước để giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng vào xuất khẩu.

Bắc Kinh cũng đã thực hiện các bước từ chối sự trợ giúp của các nguồn tài chính phương Tây đối với các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt là khi Trung Quốc đang phải đối mặt với một khoản nợ khổng lồ đè nặng lên an ninh tài chính của quốc gia.

Nhưng chưa hết, ĐCSTQ đứng đầu là ông Tập Cận Bình, còn muốn đi xa hơn, đưa thêm yêu cầu thành lập các chi bộ đảng trong doanh nghiệp nước ngoài đồng thời các chi bộ này có quyền can thiệp vào các quyết định kinh doanh trong doanh nghiệp. Đây thực sự là một đòn đánh tàn khốc vào dòng tiền đầu tư ngoại, vốn là cứu cánh cho nền kinh tế của Bắc Kinh trong nhiều thập kỷ qua.

Chính sách bổ sung và quy định nhiệm vụ của chi bộ đảng đã được Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc ban hành. Theo đó, các quỹ nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc, sẽ phải thành lập các chi bộ đảng như vậy. Các nhà quản lý quỹ ở nước ngoài, ngoài phô diễn tài năng về quản lý danh mục và chiến lược đầu tư, còn phải học hỏi thêm về hệ thống đảng bộ của ĐCSTQ, phải thích nghi và phù hợp với hệ thống này khi làm việc tại đây.

Trung Quốc đã và luôn nỗ lực thiết kế chi bộ đảng ở mọi doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài ở Bắc Kinh trong nhiều năm trở lại đây. Bởi vậy, sự xuất hiện của chính sách này là tất yếu và không thể gỡ bỏ; đây là chiến lược kiên định của ĐCSTQ.

Mặc dù được ban hành thông qua cơ quan quản lý chứng khoán của Trung Quốc, chính sách này thực chất chỉ là thực thi tuyên bố từ Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản hồi 09/2020. Trong một bài văn xuôi điển hình của chế độ Bắc Kinh với tựa đề: "Ý kiến ​​về việc Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Kinh tế Tư nhân trong Kỷ nguyên Mới".

Như đã nói, nỗ lực này dường như nhằm mục đích gia tăng giám sát và ảnh hưởng của ĐCSTQ trong các quyết định kinh doanh của khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng rằng nỗ lực này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc ra quyết định ở các công ty nước ngoài. Nhưng với công ty trong nước, ngay cả các doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước, theo chính sách này, mọi quyết định kinh doanh của doanh nghiệp đó thì hội đồng quản trị của họ cần phải “xin ý kiến ​​của nhóm lãnh đạo đảng của công ty” trước khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào.

Các công ty Mỹ và các công ty nước ngoài khác ở Trung Quốc từ lâu đã chống chọi với sự can thiệp (và giám sát) từ các đối tác Trung Quốc. Các khiếu nại hàng đầu của họ liên quan đến việc Bắc Kinh khăng khăng rằng bất kỳ công ty nước ngoài nào hoạt động tại Trung Quốc đều có đối tác Trung Quốc, mọi doanh nghiệp FDI buộc phải chuyển giao cho đối tác Trung Quốc tất cả công nghệ và bí mật kinh doanh.

Những quy định như vậy và những lời phàn nàn của các công ty Mỹ đã buộc Quốc hội Mỹ phải xem xét các đạo luật để hạn chế việc cưỡng bức [doanh nghiệp Mỹ] chuyển giao công nghệ cho Trung Quốc.

Cho đến nay, các nhà quản lý quỹ của Mỹ vào Trung Quốc vẫn chưa đưa ra bình luận nào, nhưng khó có thể tưởng tượng rằng một số nhà quản lý sẽ vui vẻ tham khảo ý kiến ​​của một chi bộ đảng về các quyết định kinh doanh. Nhiều người có thể quyết định rằng sự tiếp xúc của Trung Quốc dù sao cũng đáng để bận tâm. Ngay cả khi đó, các nhà quản lý sẽ lo lắng rằng nếu tuân thủ quy định như vậy sẽ làm trái với luật pháp ở Hoa Kỳ. Quản lý quỹ theo sự chỉ đạo của các chi bộ cộng sản nội bộ có thể khiến các cổ đông Mỹ kiện Hội đồng quản trị vì vi phạm nghĩa vụ ủy thác.

Chỉ riêng chính sách yêu cầu cần có chi bộ đảng trong doanh nghiệp có lẽ không đủ để cản trở doanh nghiệp nước ngoài, thậm chí là quỹ đầu tư, đang tìm cách kiếm tiền trên thị trường Trung Quốc. Các nhà quản lý quỹ có thể tìm cách lách các nghĩa vụ ủy thác. Nhưng danh sách các quy định đè nặng lên doanh nghiệp tư nhân của Bắc Kinh ngày một kéo dài ra, nhiều doanh nghiệp nước ngoài buộc phải cân nhắc lợi ích của việc làm ăn tại Trung Quốc. Ngay cả "Khái niệm phát triển mới" (NDC) của ông Tập Cận Bình cũng công nhận giá trị gia tăng nhờ liên doanh với nước ngoài và khuyến khích chúng. Rõ ràng, Ban lãnh đạo của ĐCSTQ đang làm việc với nhiều mục đích khác nhau hoặc nhiều khả năng hơn là sử dụng cách tiếp cận của những người có niềm tin tuyệt đối vào ĐCSTQ bất kể nó ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế trong tương lai.

Bài viết chỉ phản ánh quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTDVN.

Đức Duy

Theo The Epoch Times

Ông Milton Ezrati là một biên tập viên cộng tác với The National Interest, một chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Vốn Con người tại Đại học Buffalo (SUNY), và là nhà kinh tế trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live” (“Ba Mươi Ngày Mai: Ba Thập Niên Tiếp Theo của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học, và Cách Chúng Ta Sẽ Sống”).



BÀI CHỌN LỌC

Ông Tập Cận Bình đã tìm ra cách để hủy hoại kinh tế của Trung Quốc nhanh hơn