Phải làm gì nếu vết loét trong miệng xuất hiện kéo dài và lặp lại thường xuyên?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phải làm gì khi vết loét miệng xảy ra thường xuyên, kéo dài và lặp lại?

Loét miệng là gì?

Loét miệng, còn được gọi là loét áp-tơ tái phát vì cơn đau rõ ràng và thường tái phát theo chu kỳ. Nó có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau của khoang miệng, bao gồm lưỡi, môi, má và vòm miệng.

Phân loại loét miệng

Có ba loại loét áp-tơ tái phát khác nhau, bao gồm loét nhẹ, loét nặng và loét dạng Herpetiform.

1. Loét nhẹ

Đây là loại loét miệng thông thường. Triệu chứng bên ngoài thường chỉ loét tương đối, hình tròn hoặc bầu dục. Nhìn chung, vết loét sẽ lành trong 7-10 ngày và không để lại dấu vết sau khi lành.

2. Loét nặng

Vết loét lớn và sâu, nhìn khá giống "miệng núi lửa". Chúng có thể tồn tại trong một thời gian dài, lên đến 1-2 tháng hoặc hơn, gây đau dữ dội và có thể để lại dấu vết. Loét nặng có thể để lại sẹo khi lành.

3. Loét dạng Herpetiform

Vết loét thường nhỏ và nhiều. Triệu chứng bên ngoài chỉ là các vết loét tương đối nhỏ và thường lành trong 1-2 tuần. Chúng có thể kèm theo đau đầu, sốt nhẹ và sưng hạch bạch huyết, đồng thời không để lại dấu vết sau khi lành.

Đây là loại vết loét có số lượng nhiều, cảm giác đau rõ rệt, dễ gây phản ứng toàn thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt.

Nguyên nhân của loét miệng

Căn nguyên của loét miệng vẫn chưa được biết đến rõ ràng, nhưng nó thường là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp lại. Các yếu tố sau đây, đơn lẻ hoặc kết hợp, có thể dẫn đến tình trạng loét miệng:

  • Yếu tố di truyền: Loét áp-tơ tái phát thường có tính chất di truyền trong gia đình.
  • Yếu tố tinh thần, tâm lý: Tinh thần căng thẳng, làm việc quá sức, thức khuya… có thể dẫn đến giảm khả năng miễn dịch.
  • Sự thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ: Progesterone tăng lên trước kỳ kinh và lượng estrogen giảm xuống dễ dẫn đến loét miệng.
  • Thiếu vitamin và các nguyên tố vi lượng: Thiếu sắt, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác, thiếu vitamin B và axit folic…
  • Nguyên nhân khác: Bao gồm nhiễm trùng do vi khuẩn và virus, chấn thương tại chỗ, kích ứng thức ăn cay...

Phòng ngừa và điều trị loét miệng

1. Giảm đau do viêm loét

Sử dụng một số loại thuốc chuyên dụng có thể đem lại tác dụng giảm viêm, giảm đau, thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương.

Khi các triệu chứng còn nhẹ, bạn có thể mua thuốc tại nhà thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Nhưng khi có triệu chứng nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được kê đơn thuốc cụ thể.

2. Giảm bớt vết loét

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm cho bệnh loét áp-tơ tái phát, điều quan trọng chính là xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt tốt để giảm đau do các vết loét gây ra.

Chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng, bỏ thuốc lá, rượu bia, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, luyện tập thể dục thể thao, ăn uống nhạt, ăn nhiều rau quả, hạn chế đồ cay, không nhịn tiểu tiện hay đại tiện.

Đối với phụ nữ, bạn cần chú ý nghỉ ngơi trước và sau kỳ kinh nguyệt, đồng thời cố gắng giữ tâm trạng vui vẻ, tích cực.

Cẩn thận với ung thư do loét miệng

Trung tâm Y tế Nha khoa Sán Đầu (Quảng Đông, Trung Quốc) lưu ý rằng mặc dù các vết loét áp-tơ tái phát định kỳ, nhưng chúng thường tự giới hạn và hầu hết sẽ tự lành trong vòng 7-10 ngày.

Tuy nhiên, nếu vết loét lâu ngày không lành, đặc biệt vùng lân cận của vết loét còn sót lại một số triệu chứng hoặc dấu hiệu lạ, thì bạn cần hết sức lưu ý và đi khám kịp thời.

Hoàng Tuấn
Theo Aboluowang



BÀI CHỌN LỌC

Phải làm gì nếu vết loét trong miệng xuất hiện kéo dài và lặp lại thường xuyên?